fbpx

Lạc quan tếu: Cơ chế khuếch đại: quy trình xảy ra tự nhiên của mô hình Ponzi (Phần 1)

Lạc quan tếu – Ảnh hưởng của các yếu tố này được khuếch đại như thế nào bởi các cơ chế liên quan đến niềm tin, kỳ vọng của nhà đầu tư đối với hiệu suất thị trường trong tương lai và các ảnh hưởng liên quan đến nhu cầu của nhà đầu tư.

lac-quan-teu-co-che-khuech-dai-quy-trinh-xay-ra-tu-nhien-cua-mo-hinh-ponzi-happy-live-1

Để cung cấp bối cảnh và nền tảng, trước tiên chúng ta sẽ kiểm tra bằng chứng về niềm tin và kỳ vọng của nhà đầu tư. Các cơ chế khuếch đại hoạt động thông qua phương thức gần như vòng phản hồi (feedback loop). Các cơ chế cũng sẽ như được mô tả như một quy trình vận hành tự nhiên của mô hình Ponzi, khi niềm tin và kỳ vọng dâng lên vì giá tăng trong quá khứ, các nhà đầu tư đẩy giá đầu cơ thêm nữa, do đó lôi kéo nhiều nhà đầu tư làm điều tương tự, để rồi chu kỳ lặp đi lặp lại, dẫn đến phản ứng khuếch đại các yếu tố xúc tác ban đầu. Cơ chế phản hồi được đề xuất rộng rãi trong các buổi đàm luận và là một trong những lý thuyết tài chính lâu đời nhất. Nhưng nó thường không được mô tả chỉ là một giả thuyết chưa được chứng minh.

Trong thực tế, có một số bằng chứng ủng hộ cơ chế phản hồi này, như chúng ta thấy :

Lý thuyết phản hồi của bong bóng

Trong lý thuyết vòng phản hồi, việc tăng giá ban đầu dẫn đến nhu cầu của nhà đầu tư tăng lên, phản hồi lại làm cho giá bị đẩy cao hơn do ảnh hưởng của lần tăng giá đầu. Vòng tăng giá thứ hai này phản hồi lại tạo ra vòng tăng giá đầu.Vòng tăng giá thứ hai này phản hồi lại tạo nên vòng tăng giá thứ ba, và sau đó là vòng thứ tư,…Do đó tác động ban đầu của các yếu tố xúc tác được khuếch đại, dẫn đến tăng giá lớn hơn nhiều so với kết quả tự các yếu tố xúc tác ấy có thể đem lại.

Các vòng phản hồi như vậy có thể là một yếu tố không chỉ trong lịch sử thị trường giá lên và giá xuống đối với thị trường chứng khoán tổng thể mà còn xuất hiện trong những thăng trầm của thị trường nhà đất và các khoản đầu tư cá nhân với một số khác biệt về chi tiết.

Phản hồi là một thuật ngữ quen thuộc đối với các kỹ sư, những người nhận thức được nhiều tình huống xảy ra và tác động của phản hồi. Một ví dụ quen thuộc về phản hồi xảy ra khi người ta đươc micrô (thiết bị nhận âm thanh và gửi âm thanh được mã hóa điện tử) đến gần loa (thiết bị chuyển âm thanh được mã hóa điện tử thành âm thanh thực tế). Kết quả có thể là một tiếng rít kỳ lạ thay đổi theo thời gian.

Tiếng rít xảy ra do âm thanh truyền lại từ micrô sang loa rồi sang micrô và ngược về loa, cứ thế kéo dài một chuỗi dài các vòng lặp. Các biến thể của tiếng rít là hệ quả tự nhiên của các hệ thống phản hồi, vốn tự thân có đã có động lực phức tạp. Phản hồi này hoạt động giống như phản hồi tạo ra bong bóng thị trường chứng khoán, mặc dù tất nhiên phản hồi loa – Micrô xảy ra trong một phần nghìn giây sẽ nhanh hơn nhiều so với trong thị trường chứng khoán khi diễn tiến tính bằng ngày, tháng và năm.

Đã hiểu rõ hơn về phản hồi, người ta có thể thực hiện một thí nghiêm. Nếu một người mang micrô trước một chiếc loa và giữ im lặng, sẽ không hề có tiếng rít nào. Nếu không có âm thanh khởi, sẽ không có gì để phản hồi. Nhưng nếu người ấy vỗ tay một cái, tiếng rít sẽ bắt đầu và tự diễn biến.

Tiếng rít có thể tăng dần lên, giảm dần, rồi tắt ngúm. Rõ ràng, tất cả âm thanh này là kết quả của cái vỗ tay, và âm thanh thực tế có thể đã kéo dài trong một thời gian đáng kể sau khi cái vỗ tay đã kết thúc từ lâu. Suy cho cùng thì sự lên xuống của âm thanh được gây ra bởi yếu tố xúc tác, cái vỗ tay, nhưng thời gian diễn ra sự lên xuống của âm thanh này là do cơ chế phản hồi chứ không phải âm thanh gốc.

Khi chúng ta quan sát các biến thể của kết quả phản hồi từ loa trong điều kiện phòng bình thường, với nhiều tiếng ồn nhỏ khác nhau làm mất tình trạng cân bằng,  chúng ta có thể sẽ bối rối không biết đâu là nguồn phát của chúng. Các âm thanh xúc tác không xảy ra cùng lúc với biến thể phản hồi, và do đó vai trò nguyên nhân của chúng rất dễ bị bỏ lỡ. Thị trường đầu cơ cũng tương tự như vậy, nhưng ở thị trường này, phản hồi có thể kéo dài suốt nhiều năm. Những xáo trộn đã khởi phát phản hồi có thể rất xa về mặt thời gian mà dường như khó có thể là nguyên nhân của biến động giá.

Lý thuyết về phản hồi, được biết đến rộng rãi, nhưng hầu hết mọi người không sử dụng thuật ngữ vòng lặp phản hồi để mô tả nó. Cụm từ này là một thuật ngữ của nhà khoa học về một khái niệm phổ biến hay có thể được gọi là một vòng luẩn quẩn, một lời tiên tri hoàn thành, một hiệu ứng đoàn tàu (khuynh hướng ta tiếp nhận một dạng hành vi, phong cách hay thái độ nào đó đơn giản chỉ bởi vì mọi người khác điều đang làm như vậy).

Mặt dù thuật ngữ bong bóng đầu cơ có nhiều hơn một nghĩa trong diễn ngôn chung, có vẻ nó thường được dùng với hàm ý chỉ những phản hồi như vậy. Trong phiên bản phổ biến nhất của lý thuyết phản hồi, phiên bản dựa trên kỳ vọng thích nghi (kỳ vọng về những gì sẽ xảy ra trong tương lai dựa trên những gì đã xảy ra trong quá khứ), phản hồi diễn ra vì giá tăng trong quá khứ tạo ra kỳ vọng giá còn tăng tiếp. Trong phiên bản khác của lý thuyết phản hồi, phản hồi diễn ra vì niềm tin của nhà đầu tư gia tăng khi phản ứng với giá tăng trong quá khứ. Thông thường những phản hồi như vậy được cho là phản ứng không quá nhiều đối với việc tăng đột ngột bằng mô hình tăng giá bền vững.

Các phản hồi cũng có thể xảy ra vì lý do cảm xúc mà không liên quan đến kỳ vọng hoặc sự tự tin. Hiệu ứng “chơi bằng tiền của nhà cái” ( con bạc sau khi đã thu hồi vốn, tiếp tục chơi bằng phần tiền thắng với một tâm trạng rất thoải mái vì chẳng sợ mất gì), như đã thảo luận trước đây, có thể dẫn đến một loại phản hồi: khung suy nghĩ này có thể làm giảm xu hướng bán của nhà đầu tư sau khi giá tăng, do đó khuếch đại tác động của các yếu tố xúc tác đến giá. Hành vi giá trong quá khứ có thể có một loạt các yếu tố xúc tác đến giá. Hành vi giá trong quá khứ có thể là một loạt các tác động cảm xúc, tùy thuộc vào bối cảnh của chúng. 

Tóm lại có một số loại phản ứng khác nhau. Phản ứng giá – giá là cơ bản nhất: việc tăng giá, thông qua sự nhiệt tình của nhà đầu tư, phản hồi trực tiếp vào việc tăng giá hơn nữa. Phản hồi giá -GDP- giá là một hình thức khác: khi giá trị của thị trường chứng khoán hoặc thị trường nhà đất tăng lên, sự giàu có và lạc quan khuyến khích chi tiết: tiêu dùng là đầu tư vào những thứ như nhà ở, nhà máy và thiết bị mới.

Phản ứng đối với các giá trị đầu tư cao hơn được gọi là “hiệu ứng tài sản” (chỉ sự điều chỉnh tiêu dùng của cá nhân khi thấy giá trị tài sản đã được chứng minh là hoạt động cả ở thị tường chứng khoán và thị trường nhà đất. Khi những chi tiêu cao hơn này có tác động đến GDP, biểu hiện của thành công kinh tế khuyến khích mọi người đẩy giá thị trường lên cao hơn. GDP cao hơn được công chúng giải thích như bằng chứng của một nền kinh tế khỏe mạnh hơn là bong bóng. Phản hồi giá – thu nhập doanh nghiệp – giá lại là một dạng khác nữa. Khi giá thị trường chứng khoán tăng, mọi người chi tiêu nhiều hơn và điều này làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp, được hiểu là tin tốt cơ bản về công ty, khuyến khích mọi người đạt kỳ vọng cao hơn đối với thị trường chứng khoán và đo đó đẩy giá tăng cao hơn nữa.

Ẩn dưới phản hồi này là một sự hiểu lầm công khai rộng rãi về tầm quan trọng của suy nghĩ đầu cơ trong nền kinh tế của chúng ta. Mọi người đã quen với việc nghĩ rằng có một tình trạng “sức khỏe” cơ bản của nền kinh tế và rằng khi thị trường chứng khoán tăng, hoặc GDP tăng, hoặc lợi nhuận của công ty tăng, điều đó có nghĩa là nền kinh tế trở nên khỏe mạnh hơn, không hơn không kém. Dường như mọi người thường nghĩ rằng nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi một yếu tố gây hại ngoại sinh, giống như động đất hoặc tác động của thiên thạch, hoặc những đột phá ngoại sinh, như những tiến bộ đột ngột trong công nghệ, theo đó sự chuyển động của thị trường chứng khoán, GDP hoặc lợi nhuận, chỉ là phản ánh của những cú sốc như vậy. Nhưng mọi người dường như không nhận thức được mức độ thường xuyên mà tâm lý của chính họ, như một phần của một mô hình phản hồi phức tạp, đang thúc đẩy nền kinh tế.

Bất kể lý thuyết phản hồi nào được áp dụng, bong bóng đầu cơ không thể phát triển mãi mãi. Nhu cầu của nhà đầu tư về tài sản đầu cơ không thể tăng trưởng mãi mãi và khi nó ngừng tăng, giá sẽ ngừng tăng. Theo phiên bản phổ biến của lý thuyết phản hồi kỳ vọng, tại thời điểm đó, chúng ta kỳ vọng thị trường sẽ giảm, bong bóng sẽ vỡ, vì các nhà đầu tư không còn nghĩ rằng giá tiếp tục và do đó không còn thấy lý do chính đáng để nắm giữ chứng khoán. Tuy nhiên, các phiên bản khác của ý thuyết phản hồi không cho thấy sự nổ đột ngột của bong bóng, vì chúng không được xác nhận dựa trên nền tảng giá tăng liên tục.

Thật vậy, ngay cả các phiên bản phổ biến nhất của lý thuyết phản hồi, thực sự không có lý đó gì để nghĩ rằng nên có những vụ nổ bong bóng đột ngột xảy ra. Thay vào đó, phải có động tĩnh gì đó trong nhu cầu của nhà đầu tư, một số phản ứng khó lường trước những thay đổi giá trong quá khứ, một sự thiếu đồng bộ nào đó giữa các nhà đầu tư hơn nữa, cám dỗ tham gia hoặc thoát khỏi thị trường mà những thay đổi giá trong quá khứ tạo ra không chỉ được xác nhận bởi mỗi thay đổi gần nhất về giá. 

Điều hợp lý là các nhà đầu tư sẽ nhìn lại thay đổi trong nhiều ngày, tuần hoặc tháng để quyết định xem họ có thấy hiệu suất thị trường gần đây lôi cuốn hay không. Do đó , lý thuyết phản hồi đơn giản phù hợp với những mẫu hình giá cho thấy  nhiều gián đoạn và rung lắc nhẹ.

Với bất kỳ lý thuyết phản hồi nào, chúng ta cũng có thể kỳ vọng rằng bong bóng tiêu cực sẽ xảy ra, trong đó phản hồi xảy ra theo hướng giảm vì giá ban đầu giảm làm nản lòng một số nhà đầu tư, khiến giá giảm hơn nữa và cứ như thế. giá tiếp tục giảm cho đến khi dường như không thể giảm hơn được nữa, tại thời điểm đó, không có lý do gì để mọi người muốn tránh xa khỏi cổ phiếu và bong bóng tiêu cực lất đầy trở lại, dù đó là bong bóng tính cực đi nữa, bong bóng có lẽ sẽ không bùng nổ đột ngột.

Động lực vòng phản hồi có thể tạo ra hành vi phức tạp và thậm chí rõ ràng là ngẫu nhiên. Cái gọi là trình tạo số ngẫu nhiên trong một số loại phần mềm máy tính thực sự chỉ là cái vòng phản hồi phi tuyến tính đơn giản, và thậm chí một số vòng phản hồi khá đơn giản đã được chứng minh là mang lại hành vi trong phức tạp đến mức gợi ý rằng đó là ngẫu nhiên. Nếu chúng ta cho rằng có nhiều loại vòng phản hồi vận hành trong nền kinh tế và nhiều loại yếu tố xúc tác, thì chúng ta có thể kết luận rằng sự ngẫu nhiên rõ ràng của thị trường chứng, xu hướng tạo ra những chuyển đột ngột mà không có lý do rõ ràng, rốt cuộc có thể không thể giải thích được. Ngành toán học nghiên cứu các vòng phản hồi phi tuyến tính, được là lý thuyết hỗn loạn (nỗ lực để thấy và hiểu những trật tự đằng sau những hệ thống phức tạp mà mới nhìn qua tưởng chừng như rất hỗn loạn), có thể được áp dụng để hiểu được sự phức tạp của hành vi thị trường chứng khoán.

Happy Live team biên soạn/Lạc quan tếu

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề