Sự tự mãn của một sinh viên ra trường danh giá và cái kết
Khi xã hội đang đo đếm sự thành công qua những tấm bằng thì đâu đó, những sinh viên danh giá lại phải nhận cho mình bài học trải nghiệm thực tế không mấy ngọt ngào như trên lý thuyết.
Tâm lý tự mãn và cái kết
Chúng ta đều cố gắng để vượt qua nhau trong các khía cạnh của cuộc sống để có thể theo đuổi thứ được gọi là thành công viên mãn. Trong học tập thì để chứng minh bạn đang đi đúng hướng và dễ dàng thành công hơn người khác, một tấm bằng tốt nghiệp hạng ưu từ một trường đại học danh tiếng là đủ.
Nhưng thực tế, những tấm bằng đó có thực sự giúp con đường sự nghiệp của bạn mượt mà hơn hay sẽ đẩy bạn vào con đường tăm tối và bế tắc.
Những tấm bằng sáng bóng và đầy chất lượng sẽ có thể dễ dàng che mờ lý trí và khiến các sinh viên mới ra trường bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo và đưa ra sai lầm ảnh hưởng đến tương lai của mình.
Ví dụ minh họa
Guy Spier là cậu sinh viên mới ra trường với 2 tấm bằng từ 2 trường đại học đẳng cấp nhất thế giới ( Oxford và Harvard ). Ông cũng nhận xét bản thân lúc ấy khá ngạo mạn và bốc đồng, nếu thông thường khi dấn thân vào con đường, những người như Guy Spier sẽ hướng đến những công ty nổi tiếng và có bề dày uy tín.
Guy Spier như một cách để chứng tỏ bản thân, ông lại chọn “đầu quân” cho một công ty lúc bấy giờ tai tiếng trên thị trường chứng khoán – công ty D.H.Blair.
Thực tại đã cho ông một cái tát điếng người khi thực sự phong cách làm ăn của D. H. Blair thực ra không khác gì lừa đảo đo là: kiếm thứ gì đó nổi trội trong số những cơ hội bị người khác chối bỏ, rồi rao bán cho những nhà đầu tư nhẹ dạ, thừa hy vọng và thiếu kiến thức.
Và vai trò của ông đơn là tô vẽ cho phần ít sơ sài nhất của các thương vụ này sao cho điểm yếu được xem nhẹ hay bỏ qua trong khi những phần hào nhoáng, lọt tai được nhấn mạnh khiến các nhà đầu tư F0 nhẹ dạ không ngại đốt tiền vào những công ty như vậy và sau đó thì… không có sau đó nữa.
Có thể nói trong khoảng thời gian làm việc tại D.H.Blair, thứ làm Guy Spier nên cắn rứt nhất có thể nói là đạo đức: “Khi nhìn lại, đến bây giờ tôi mới nhận ra khi ấy mình đang chênh vênh trên mép bờ vực đạo đức. Nếu còn bị kéo thêm một chút nào nữa vào trong văn hóa của công ty này, dù muốn dù không, tôi có thể đã ra khỏi mép vực và rơi vào vùng tối tăm mất rồi … tôi thấy mình mù quáng đến nguy hiểm trước động cơ và tính phi đạo đức của các đồng nghiệp. Đây là bằng chứng vững chắc cho thấy những người dù giỏi giang, học hành đến nơi đến chốn cũng có thể trở nên mụ mị đến thế nào…”.
Hậu quả của việc chọn sai môi trường làm việc
Trong kinh doanh, đặc biệt là giới đầu tư, danh tiếng là tất cả và sau 18 tháng làm việc tại D.H.Blair – một công ty môi giới bán lẻ bị kết án thao túng giá cổ phiếu vì tư lợi và sử dụng các chiến thuật bán hàng bất hợp pháp thì tấm bằng danh giá của Guy Spier cũng không thể cứu ông ra khỏi vũng bùn tăm tối.
Nhưng qua đó, ông cũng đã rút cho mình kinh nghiệm và lời khuyên cho những sinh viên đang và mới ra tốt nghiệp: “Chúng ta phải cẩn trọng tối đa để chọn đúng môi trường, để làm việc, và chọn đúng người để kết giao. Lý tưởng nhất là chúng ta nên gắn bó với người giỏi hơn mình để trở nên giống họ.”
Và ngay cả khi bạn có lỡ phạm sai lầm thì hãy luôn tự hỏi bản thân rằng “Vì sao có những người có thể biến thương đau thành sức mạnh chứ không gục ngã trong thương đau?” – Chúng ta không thể thay đổi quá khứ nhưng chúng ta có thể thay đổi tương lai.
Guy Spier đã gục ngã nhưng đây không phải là dấu chấm hết mà chỉ là điểm khởi đầu để ông bắt đầu hành trình lột xác của mình.
Có thể nói quyển sách “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” có khả năng truyền cảm hứng không chỉ về kiến thức và tư duy mà là nguồn năng lượng tích cực dẫn lối cho những nhà đầu tư đang hoang mang và sợ hãi.
Nguồn: Trích từ quyển sách “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị” – Guy Spier
Có thể bạn quan tâm:
Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị – Guy Spier
Hành trình lột xác từ tay “mafia” cò mồi tại Phố Wall
trở thành nhà đầu tư giá trị chân chính