Cạm bẫy phổ biến khiến nhà giao dịch dễ rơi vào cảnh “phá tiền”
Một khi tham gia thị trường, nhà giao dịch sẽ phải đối mặt với những cạm bẫy sẽ có thể khiến bản thân “phá tiền” lúc nào không hay. Một trong những cạm bẫy đó thường hay đội lốt dưới cái tên “Chiến lược trung bình giá xuống”.
Trung bình giá xuống là cạm bẫy mà phần lớn nhà giao dịch sẽ phải đối mặt trong những ngày đầu làm quen với thị trường
Cạm bẫy trung bình giá xuống là gì?
Hãy tưởng tượng bạn mua 1.000 cổ phiếu của một công ty ở giá 10 đô la (trên mức hỗ trợ quan trọng trong ngày) và bạn có dự định bán chúng ở mức tiếp theo vào khoảng 12 đô la. Nhưng thay vào đó, cổ phiếu phá vỡ mức hỗ trợ và giảm xuống còn 8 đô la. Bạn đã lỗ giao dịch này do đó bạn nên bị dừng lại. Vì ý tưởng giao dịch ban đầu của bạn là mua LONG khi vượt qua mức hỗ trợ, nhưng bây giờ nó đã bị phá vỡ, bạn không còn lý do gì để ở lại giao dịch đó.
Vậy mà bạn lại mua 1.000 cổ phiếu khác với giá 8 đô la, bây giờ bạn có 2.000 cổ phiếu với chi phí trung bình là 9 đô la. Dường như chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá sẽ quay lại mục tiêu 12 đô la, nhưng có khả năng giá sẽ tăng trở lại mức 9 đô la. Ở 9 đô la, bạn có thể bán tất cả 2.000 cổ phiếu của mình tại điểm hòa vốn và thoát khỏi giao dịch này mà không bị thua lỗ. Thậm chí khả quan hơn là giá của chúng lên tới 9,5 đô la, bạn có thể bán 2.000 cổ phiếu của mình với lợi nhuận 1.000 đô la.
Hãy cân nhắc thực kỹ trước khi thực hiện việc trung bình giá xuống
Đây hầu hết là tâm lý phổ biến của nhà giao dịch trong trường hợp này nhưng trong thực tế, hành động này sẽ khiến khoản giao dịch của bạn tăng thêm rủi ro khó hoàn vốn và mất thêm tiền – Có nhiều nhà giao dịch đã phải chấp nhận thua lỗ gấp đôi hoặc gấp ba số lỗ ban đầu chỉ vì thực hiện trung bình giá xuống.
Đặc biệt đối với người mới bắt đầu, trung bình giá xuống cho một giao dịch thua lỗ là công thức để xóa sạch một tài khoản.
Tôi đã thử. 85% thời gian bạn sẽ có lãi khi bạn trung bình giá xuống. Nhưng chỉ cần 15% thời gian bạn sai, bạn sẽ làm cháy tài khoản của mình. Khoản lỗ trong 15% giao dịch này sẽ vượt xa mức lợi nhuận của bạn từ 85% giao dịch có lợi nhuận. Hãy quên nó đi. Đó là sự lãng phí năng lượng tinh thần của bạn. Hãy nhớ rằng, chỉ cần một giao dịch xấu là đủ để làm cháy tài khoản và vĩnh biệt công việc giao dịch trong ngày mãi mãi.
Bài học về cạm bẫy của trung bình giá xuống
Trong năm 2015, tôi đã kiếm được tiền từ xu hướng tăng giá trong cổ phiếu của các công ty công nghệ sinh học. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2015, các công ty công nghệ sinh học bắt đầu bị bán tháo mạnh. Khi một cái gì đó bị bán tháo, bạn thực sự không biết thị trường giảm mạnh như thế nào cho đến khi bạn nhìn biểu đồ. Và thật đáng buồn, bạn không thể xem biểu đồ cho đến khi đã quá muộn, chứ không phải sau khi việc bán tháo kết thúc.
Tôi nghĩ việc bán tháo phải có một giai đoạn kéo ngược như thường. Trong thời gian đó, cổ phiếu của công ty D bắt đầu bị bán tháo và giá của nó giảm từ 148 đô la xuống dưới 60 đô la. Tôi đã mua 100 cổ phiếu ở giá 120 đô la với hy vọng nó sẽ quay trở lại mức 148 đô la. Nhưng không. Nó giảm còn dưới 100 đô la. Tôi đã mua thêm 100 cổ phiếu.
Giá trung bình của tôi bây giờ là 110 đô la. Rồi nó giảm hơn nữa còn 80 đô la. Tôi lại mua thêm 200 cổ phiếu. Giá trung bình của tôi là 90 đô la. Rồi nó đã giảm sâu hơn nữa còn 60 đô la. Tôi đã mua thêm 400 cổ phiếu nữa (lúc này tôi đã gần sạch tiền). Giá trung bình của tôi trở thành 70 đô la và tôi đã nắm giữ 800 cổ phiếu mã D. Nó giảm xuống còn 58 đô la.
Tôi chỉ mua LONG, và mắc sai lầm tột độ. Tôi nhận được margin call từ nhà môi giới của mình. Vì tôi không còn đồng nào, người môi giới đóng băng tài khoản và bán vị thế của tôi. Tôi trải qua đợt mất mát tàn khốc nhất trong sự nghiệp giao dịch của mình…
Happy Live Team tổng hợp từ sách “ Kỹ Thuật Giao Dịch Để Kiếm Tiền Hằng Ngày Trên Thị Trường Chứng Khoán” – Andrew Aziz
Có thể bạn quan tâm