fbpx

3 BÍ MẬT GIÚP BẠN TÍCH LŨY TÀI CHÍNH GIỮA BÃO LẠM PHÁT 

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa/dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Ví dụ, lạm phát tại Việt Nam đang là 4% thì số tiền bạn kiếm được cần cao hơn con số lạm phát này. Tuy vậy, bạn có thể quan sát ở cuộc sống thường nhật: trước đây 1 tô phở có giá 40K, bây giờ giá tô phở đã tăng lên 45K nghĩa là giá của một tô phở đã tăng hơn 10%. Câu hỏi được đặt ra Sống thế nào giữa bão lạm phát đang tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại?

Happy Live Team gợi ý đến bạn 3 đề xuất tích lũy tài chính: 

Bước đầu tiên: Thiết lập lại tư duy về tiền 

Việc hiểu được giá cả hàng hóa tăng lên cao và thu nhập chưa tăng kịp với giá hàng hóa, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn và kỷ luật hơn trong quản lý tài chính, bằng không bạn sẽ rơi vào tình cảnh túng thiếu, nợ nần,… Happy Live Team chia sẻ đến bạn cách phân bổ thu nhập hàng tháng trong bối cảnh lạm phát tăng cao:

  1. Quỹ sinh hoạt chung (50%): Đây là quỹ dành cho hoạt động ăn uống, trả tiền thuê nhà (trả góp,… ), xăng xe, đám tiệc,… Nếu bạn là người thường xuyên ăn uống bên ngoài bạn có thể chuyển sang mua thực phẩm tại siêu thị/chợ để nấu ăn, giảm chi phí ăn uống và tối ưu lại số tiền dành cho quỹ này. 
  • Quỹ giáo dục (20%): Trong thời bão giá vì lạm phát, nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì chi phí đầu vào quá cao, việc cắt giảm nhân sự là điều không tránh khỏi do đó, bạn cần nâng cấp bản thân hơn nữa cả về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm,… Nếu bạn là người đang kinh doanh, hãy cân nhắc học thêm kiến thức về quản trị – lãnh đạo,… để có thể tận dụng tối đa nguồn lực hiện có và cùng đội ngũ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Còn nếu bạn là nhà đầu tư, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức bài bản để khi cơ hội đến, bạn có thể nắm bắt được. 
  • Quỹ tiết kiệm (30%): Đây là quỹ sẽ giúp tiền của bạn có thể sinh trưởng thông qua các hoạt động gửi tiết kiệm, kinh doanh, đầu tư,… Nếu bạn tiêu hết số tiền bạn có và nghĩ rằng sẽ tiết kiệm còn lại thì 90% số người có tư duy như vậy thường không có đồng tiết kiệm nào. 

Bạn có thể xem lại Video chi tiết về chủ đề này tại đây: 

Bước thứ hai: Tiết kiệm, tiết kiệm và tiết kiệm 

Trước khi kiếm được 1 tỷ đồng đầu tiên, chắc chắn bạn cần tích lũy từng đồng tiền nhỏ đầu tiên. Tiền bạc thu hút tiền bạc, do đó, khi bạn bắt đầu tiết kiệm, số tiền tích lũy sẽ càng nhiều và dần dần bạn sẽ thấy mình có được một số tiền tiết kiệm khổng lồ đó.  

Hãy bắt đầu với tư duy TIẾT KIỆM TRƯỚC – CHI TIÊU SAU, bạn sẽ thấy sự thay đổi về số tiền bạn dành dụm được sau một khoảng thời gian. 

Bước cuối cùng: Nâng cao năng suất lao động 

Số tiền bạn kiếm được = Giá trị x Thời gian x Quy mô. 

Multitasking concept illustrated Free Vector

Giá trị của bạn sẽ tăng khi bạn có thể xử lý được những vấn đề/công việc khó hơn, cần chuyên môn cao hơn, làm việc nhanh hơn, thấu đáo hơn. Chủ doanh nghiệp sẽ thấy bạn là người đóng góp nhiều và sẽ tưởng thưởng cho bạn một khoản tương xứng. Người làm kinh doanh có thể thu về nhiều lợi nhuận nếu biết cách tăng giá trị/trải nghiệm trên mỗi sản phẩm/dịch vụ mang đến khách hàng. 

Ai cũng có 24 giờ mỗi ngày. Hãy tận dụng thời gian này để có thể vừa làm việc, vừa rèn luyện sức khỏe và đầu tư vào bản thân bởi những cuốn sách, khóa học bổ trợ sẽ giúp giá trị của bạn được tăng lên nhanh chóng.

Quy mô có nghĩa là giá trị của bạn có thể hữu ích đến với bao nhiêu người. Ví dụ: Người làm kinh doanh có thể mang đến nhiều giá trị hơn đến khách hàng sẽ có thể bán được nhiều hàng hơn. 

Sống giữa bão lạm phát cần một sự cam kết mạnh mẽ về quản lý tài chính cá nhân. Happy Live Team tin rằng nếu bạn cài đặt những tư duy đúng và hành động có kỷ luật về tiền bạc, bạn sẽ từng bước thoát khỏi nợ nần (nếu có) và tiến đến con đường tích lũy tài sản và tự do tài chính. 

Hẹn gặp lại bạn trên đỉnh thành công, giàu có và thịnh vượng! 

? Bạn có thể tìm đọc thêm về gợi ý Kiếm – giữ – nhân – tiêu mà Happy Live dành cho bạn, tại đây:

Các viết cùng chủ đề