fbpx

[TÂM SỰ ĐẦU TƯ #168] – Vay ngoài lãi suất cao để đầu tư, kinh doanh nhưng thua lỗ thì phải làm sao?

Vay lãi suất cao để kinh doanh, một người bạn đã gửi tâm sự vào hòm thư Tâm sự đầu tư của Happy Live để hỏi xin giải pháp cho vấn đề này.

Bạn có thể đặt câu hỏi dành cho Tâm sự đầu tư tại đây 

“Tôi 30 tuổi, tốt nghiệp đại học năm 2019 sau đó đi làm sale cho công ty thuốc thú y. Lương tháng của tôi tận 15 triệu đồng mỗi tháng, chỉ có điều ham chơi đua đòi, làm được đồng nào tiêu đồng ấy, đôi khi vượt quá lại bị âm tiền, phải vay thêm để có chi phí đi làm. Làm gần một năm, tôi được thăng chức quản lý vùng. Lên chức đồng nghĩa với lương cao hơn nhưng cũng nhiều áp lực, vì thế cuối năm 2021 tôi xin nghỉ việc, cũng năm đó tôi cưới vợ vì vợ có bầu.

Tôi bị u não phải mổ, thật may mắn là u lành. Bệnh khỏi nhưng cũng để lại di chứng, mỗi khi trở trời hay áp lực căng thẳng là tôi hay lên cơn động kinh. Tôi nghỉ ngơi gần hai năm, khi đó trong tay chỉ có 5 triệu đồng, liều kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi. Kinh doanh phất lên, tôi vay thêm 200 triệu đồng ở ngân hàng để đầu tư kinh doanh. Trước đó tôi có mối quan hệ sẵn khi làm sale nên được nhiều khách hàng ủng hộ. Tôi đổ hàng sỉ cho tất cả đại lý.
 
Chuyện xảy ra, hàng con giống (gà, ngan, vịt, cút) không đủ cung cấp cho mối sỉ. Tôi tìm thấy mối trên mạng rẻ hơn một xíu, cộng tác thêm một nhà cung cấp. Tôi thấy làm ăn được nên không tìm hiểu kỹ nguồn hàng, bị nhà cung cấp thứ hai lừa nguồn giống không chuẩn. Tôi phải bỏ ra 200 triệu đồng để bù lại cho các mối sỉ để giữ chữ tín. Lúc đó không có tiền nên 200 triệu đồng đó tôi vay ngoài, lãi suất cao. Dịch bệnh xảy ra, kinh doanh khó khăn, tôi lại “sập”, nghỉ kinh doanh giữa chừng, tiếp tục làm sale cho công ty thuốc khác để trả nợ. Số tiền lãi nhiều hàng tháng tôi không trả được thêm tí gốc nào.
 
Chán quá, tôi lại đi vay chỗ này đập chỗ kia, đến giờ đã nợ đến 500 triệu đồng. Hoàn cảnh nhà tôi không dư dả gì, muốn thoát nghèo nên tôi mới lao vào làm, giờ tôi kiệt sức quá. Anh em trong cộng đồng đầu tư tài chính cho tôi lời khuyên, để tôi sáng suốt hơn khi đưa ra quyết định ạ. Tôi cảm ơn ạ”.
 
*Chúng ta không thể biết trước được những chặng đường kế tiếp sẽ xảy ra biến cố gì, nhưng điều mà chúng ta có thể chắc chắn được chính là không để sai lầm nhiều lần cùng 1 lỗi.
 
Happy Live rất đồng cảm với những gì bạn đã trải qua, hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ đều có những ngã rẽ đầy tiếc nuối, thế nhưng hãy cố gắng vì chính chúng ta mới là người quyết định thành công vẻ vang hay thất bại thảm hại ở cuối con đường.
 
Ở trường hợp nợ sinh thêm nợ, cách tốt nhất là bạn hãy dừng lại mọi việc vay mượn thêm nợ và cố gắng làm việc gấp đôi, gấp ba người khác để hoàn trả hết số nợ đang vướng mắc. Điều này là tối quan trọng nếu như bạn muốn phát triển sự nghiệp làm giàu của bản thân. Chính bạn cũng hãy rút cho mình những bài học kinh nghiệm thật đắt ở những khoản nợ, bởi vay nóng lãi sẽ rất cao, và cũng có thể lãi doanh nghiệp không thể bù nổi tiền lãi vay nóng.
 
Hãy giữ một cái đầu lạnh, đọc thật nhiều bài học kinh nghiệm từ người đi trước, đọc thêm nhiều sách làm giàu và đầu tư để gia tăng kiến thức của bản thân. Kiến thức chính là nguồn vốn quý giá nhất không bao giờ cạn kiệt, hãy làm giàu kho tàng kiến thức của chính mình.
 
Điều quan trọng tiếp theo chính là học cách quản trị vốn, quản trị tâm lý và quản trị rủi ro thật tốt. Muốn làm chủ được những khía cạnh này, bạn buộc phải đọc thêm nhiều bài viết, nghe thêm nhiều video và đọc thêm nhiều sách xoay quanh chúng. Dành thời gian của mình cho những bài học và kiến thức là điều bạn luôn đặt sự ưu tiên hàng đầu. 
 
Cuối cùng, Happy Live hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn khác đi về định hướng đầu tư sai lệch trong quá khứ, và chuẩn bị một kế hoạch thay đổi cuộc đời thật nghiêm túc và tỉnh táo nhất.
 
Chúc bạn thành công.
Happy Live Team

Các viết cùng chủ đề