fbpx

Khối lượng giao dịch – nhóm chỉ báo quan trọng nhất đối với phân tích kỹ thuật

Chỉ báo khối lượng giao dịch là nhóm chỉ báo quan trọng nhất đối với phân tích kỹ thuật. Bạn chỉ có thể hiểu đúng trọng tâm của phương trình cung – cầu khi đưa thêm một biến số độc lập khác đó là khối lượng giao dịch vào quá trình phân tích. Nền tảng cơ bản của tất cả các chỉ báo khối lượng chính là khái niệm khối lượng đi trước giá. Ví dụ, trong một khoảng thời gian, các nhà đầu tư thông minh đang tích lũy cổ phiếu để dự đoán một đợt tăng giá, hoặc trong giai đoạn một đợt tăng giá mạnh, dòng tiền thông minh bắt đầu thoát ra trước khi đỉnh giá được tạo lập.

Các chỉ báo khối lượng thường gặp vấn đề trong việc đặt tên, chúng hiếm khi được gọi bằng cùng một tên trong những phương pháp giao dịch khác nhau.

Vì vậy để tránh nhầm lẫn các chỉ số với tác giả đã tạo ra chúng, dưới đây là phần liệt kê các chỉ báo khối lượng giao dịch trong Bảng 18.1. Công thức và cấu tạo của các chỉ báo được khuyến nghị trong Bảng 18.3. Bằng cách này, bạn có thể so sánh các công thức tính trong bảng với các công thức tính của chỉ báo trên phần mềm phân tích mà bạn đang sử dụng, để xác định liệu chúng có cùng cách tính nhưng được đặt những cái tên khác nhau hay không.

Các chỉ báo khối lượng có thể được phân loại theo cách tính toán

Để hiểu cách triển khai bất kỳ chỉ báo nào một cách tốt nhất, bạn cần phải có kiến thức về bản chất của các chỉ báo. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn biết cả phương pháp tính toán và các động lực thúc đẩy đằng sau các chỉ số. Trong Bảng 18.2, có bốn loại chỉ báo khối lượng cơ bản, dựa trên các phương pháp tính toán khác nhau được sử dụng để tính toán các chỉ số.

Danh mục các chỉ báo khối lượng bao gồm: chỉ báo Khối lượng cân bằng (On Balance Volume – OBV) và chỉ báo Xu hướng lượng giá (Volume-Price Trend – V-PT), các chỉ báo này được đặc trưng bởi các tính toán dựa trên sự thay đổi giá theo từng thời kỳ.

Chỉ số OBV sẽ xem xét giá đóng cửa đang tăng hay giảm, trong khi chỉ số V-PT sẽ xem xét tỷ lệ phần trăm của sự thay đổi giá. Danh mục thứ hai, bao gồm chỉ số Khối lượng tích cực (Positive Volume Indices – PVI) và chỉ số Khối lượng tiêu cực (Negative Volume Indices – NVI), đây là danh mục gồm những chỉ số đối lập với danh mục đầu tiên. Ở đây, sự thay đổi về khối lượng được sử dụng nhằm phân tích hành động giá để tạo thành các chỉ báo, chứ không phải là sự thay đổi về giá được sử dụng để phân tích diễn biến về khối lượng.

Ví dụ: NVI chỉ thay đổi khi khối lượng giảm so với các giai đoạn trước. Danh mục thứ ba dựa vào việc kiểm tra dữ liệu nội bộ của từng thời kỳ để định hướng các chỉ số, bao gồm: chỉ báo cường độ trong ngày (Intraday Intensity) dựa trên vị trí giá đóng cửa trong phạm vi biến động giá của ngày hôm đó, và đường tích lũy/phân phối (Accumulation Distribution) dựa trên mối quan hệ của mức giá cao và thấp với phạm vi biến động giá trong ngày. Các chỉ số này không có liên quan gì đến lịch sử giá của các giai đoạn trước.

Danh mục thứ tư sử dụng khối lượng để đưa ra tín hiệu thể hiện diễn biến khối lượng giao dịch hiện tại. Bao gồm chỉ số dòng tiền (Money Flow Index), một phiên bản chỉ số sức mạnh tương đối của Welles Wilder và chỉ báo MACD theo trọng số (VW) – một phiên bản cải tiến của chỉ số MACD được tạo ra bởi Gerald Appel. Ở đây, công thức tính toán của từng chỉ số sẽ được thay đổi tùy thuộc vào từng thời kỳ, tạo ra các phép tính khối lượng có trọng số mang nhiều ý nghĩa mạnh mẽ (xem Bảng 18.3).

Trích sách Bollinger on Bollinger Bands

Bollinger on Bollinger Bands

THÂU TÓM ĐIỂM VÀO LỆNH TỐI ƯU – TỪ CHỈ BÁO BOLLINGER BANDS 

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề