XÁC ĐỊNH QUY MÔ VỊ THẾ CHO NHÀ GIAO DỊCH – POSITION SIZING
Xác định quy mô vị thế liên quan đến việc tính toán độ lớn của một vị thế mà bạn thực hiện trên mỗi giao dịch.
Một số cơ hội rõ ràng đến mức bạn có thể muốn nắm giữ một vị thế lớn hoặc, như một số người hay gọi đó là “lên thuyền”. Những thương vụ ngon ăn này như bày sẵn ra trước mặt bạn, giống kiểu “mời gọi”. Đúng là bạn sẽ gặp một số cơ hội giao dịch đủ hấp dẫn để chơi “lớn”. Còn trong các thương vụ khác, bạn chỉ nên vào thử một ít trước đã và có thể tăng thêm vị thế sau đó. Học cách xác định khi nào nên giao dịch với quy mô lớn nhất là một kỹ năng mà các nhà giao dịch mới vào nghề phải có. Định cỡ vị thế kém dẫn đến kết quả không đồng đều.
Những người mới vào nghề cho rằng họ phải giao dịch với quy mô lớn để thu được lợi nhuận cao. Thực tế là, với các cổ phiếu mục tiêu có loại trung bình đang được giao dịch sôi nổi, bạn có thể kiếm khá nhiều tiền với quy mô vốn khiêm tốn. Bạn có thể kiếm được tương đối khi giao dịch các cổ phiếu này với quy mô vốn nhỏ. Ngược lại, bạn cũng có thể mất rất nhiều khi giao dịch với chúng với nếu đổ tiền quá mức vào một giao dịch.
Xem xét sức mua của mình rồi hẵng tính đến số lượng cổ phiếu nên mua
Các nhà giao dịch mới thường hỏi tôi phải vào một lệnh với quy mô vốn bao nhiêu, đây không phải là một câu hỏi hay, câu hỏi chính xác nên là liệu bạn có thể xử lý được quy mô vốn bạn đang vào một giao dịch hay không, mà chưa xem xét đến sức mua của bạn là bao nhiêu. Các tổ chức và công ty giao dịch độc quyền có túi tiền lớn hơn gấp nhiều lần so với các nhà giao dịch cá nhân như chúng ta bởi vì họ có thể thương lượng với một trung gian thanh toán (clearing irm) để có được sức mua trong ngày. Trong khi các nhà giao dịch cá nhân như chúng ta chỉ có thể nhận được tỷ lệ vay margin 4:1, thì một công ty giao dịch có bề dày thành tích có thể có được sức mua trong ngày gần như không giới hạn. Những trung tâm thanh toán này muốn cung cấp bao nhiêu sức mua cho bất kỳ nhà giao dịch nào trong tổ chức của họ cũng được, nhưng họ không làm như vậy. Họ có các quy tắc kiểm soát rủi ro nghiêm ngặt và mỗi nhà giao dịch chỉ có một sức mua hạn chế để khởi đầu. Họ từ từ tăng sức mua của các nhà giao dịch khi những người này tiến bộ hơn. Các nhà giao dịch giàu kinh nghiệm sẽ có được sức mua lớn hơn và lợi nhuận của họ sẽ bù đắp các khoản thua lỗ của những người ít kinh nghiệm hơn, làm giảm thiểu rủi ro tổng thể của họ xuống mức thấp nhất.
Mặc dù tôi vẫn vào một vị thế với quy mô lớn nếu tỷ lệ lãi/ lỗ có lợi cho tôi, tôi biết mình vẫn cần phải có khả năng xử lý rủi ro. Khi tôi sử dụng một lượng vốn lớn và bị thua đau, tôi vẫn có thể phục hồi được. Một trận thua tồi tệ ngay lúc mở cửa không làm tôi bị tê liệt. Tôi có thể đánh giá lại tình hình và tiếp tục giao dịch.
Xác định quy mô vị thế về cơ bản phụ thuộc vào loại cổ phiếu bạn đang giao dịch
Cổ phiếu loat trung bình có phạm vi biến động giá nhỏ hơn và do đó dễ quản lý rủi ro hơn. Ngược lại, đối với các cổ phiếu loat thấp có thể tăng 10 – 20% trong vài giây, tôi không bao giờ đặt một vị thế lớn, mặc dù giá của chúng thường thấp (từ 1 đô la đến 10 đô la) và tôi đủ khả năng vào một vị thế rất lớn.
Tôi khuyến khích các nhà giao dịch chỉ bắt đầu với 100 cổ phiếu. Một trăm cổ phiếu có rủi ro thấp, tất nhiên, lợi nhuận cũng thấp nhưng bạn cũng phải bắt đầu từ đâu đó. Khi bạn tự tin hơn trong việc quản lý cảm xúc của mình, bạn có thể tăng quy mô cổ phiếu dần dần. Phát triển các kỹ năng giao dịch, xây dựng tài khoản và từ từ tăng quy mô – đó là những việc bạn cần làm.
Cách quản lý quy mô giao dịch của người đã có kinh nghiệm
Các nhà giao dịch có kinh nghiệm không bao giờ chỉ vào lệnh tại một điểm, có nghĩa là họ mua ở nhiều thời điểm và mức giá khác nhau (gọi là scaling). Quy mô vào lệnh ban đầu của họ có thể tương đối nhỏ, nhưng họ sẽ gia tăng vị thế khi cổ phiếu đi theo đúng những gì mà họ đã dự đoán. Họ có thể bắt đầu với 100 cổ phiếu và sau đó tăng dần vị thế của mình qua nhiều bước. Ví dụ: đối với giao dịch 1.000 cổ phiếu, họ vào lệnh 500/500 hoặc 100/200/700 cổ phiếu. Nếu được thực hiện đúng, đây là một phương pháp giao dịch và quản lý rủi ro tuyệt vời. Tuy nhiên, việc quản lý vị thế trong hệ thống này là cực kỳ khó và tất nhiên là cần một công ty môi giới có phí hoa hồng thấp. Nhiều nhà giao dịch chưa có kinh nghiệm cũng cố gắng làm điều này nhưng thường họ lại giao dịch quá mức và sẽ mất tiền vào phí hoa hồng, trượt giá (slippage) và vào việc bình quân giá xuống trong các giao dịch thua lỗ.
Tôi hiếm khi tiếp tục rót tiền (scale down) vào một giao dịch đang thua lỗ. Nếu muốn tham gia một vị thế qua nhiều bước thì tôi sẽ cố gắng mở rộng quy mô dần dần (scale up), tôi sẽ gia tăng vị thế khi đang chiến thắng. Hãy nhớ rằng, scaling là một con dao hai lưỡi và người mới vào nghề có thể sử dụng phương pháp này như một cách để bình quân giá xuống các vị thế đang bị thua lỗ của họ, làm như vậy chẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ.
Trích Kỹ thuật giao dịch nâng cao để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán
Có thể bạn quan tâm