Tiến sĩ Joe Dispenza: Chấn thương tâm lý có thể khiến cuộc sống con người biến đổi như thế nào?
Thông qua bài viết này tiến sĩ Joe Dispenza đã giúp độc giả và học viên của mình nhận diện được đâu là những thói quen gây hại cho cuộc sống, nguyên nhân sâu xa làm nên hiện trạng này và hướng dẫn cho bạn cách thức để thay đổi cục diện vấn đề.
Tiến sĩ Joe Dispenza – một bác sĩ nghiên cứu về thần kinh cột sống và não bộ, tác giả của những cuốn sách bán chạy tại Happy Live như Nhà giả dược, Thay đổi thói quen – Đánh thức chính mình, Trở nên phi thường.
* Bài viết được dịch lại từ blog của Tiến sĩ Joe Dispenza, về việc phân tích những người phụ nữ Campuchia bị “mù tâm lý” sau khi chứng kiến cuộc thảm sát Khmer Đỏ, đó là những sự kiện gây tổn thương tâm lý khiến não họ phải tự bật chế độ không muốn nhìn thấy gì ở quãng đời còn lại. Nhưng nếu đổi lại là những người bị chấn thương tâm lý ở những hình thức và cấp độ khác, thì đâu là giải pháp để họ gỡ bỏ những nút thắt trong tâm trí? Mời bạn cùng theo dõi bài viết của tiến sĩ Joe Dispenza để có thêm góc nhìn và giải pháp cho những chấn thương tâm lý của bản thân (nếu có) và những người xung quanh.
Ký ức là một loại bản ghi. Chúng cung cấp cho chúng ta tất cả các loại thông tin về trải nghiệm trong quá khứ. Một trải nghiệm tích cực có thể tạo ra cảm giác hạnh phúc hoặc mãn nguyện trong khi trải nghiệm tiêu cực có thể gây ra sự tức giận hoặc tuyệt vọng. Thông tin này cũng ảnh hưởng đến những phản ứng trong tương lai của bạn.
Hãy nghĩ về một cái gì đó làm cho bạn hạnh phúc. Có lẽ bạn có một kỷ niệm sống động về một kỳ nghỉ gia đình. Hình ảnh, âm thanh và mùi vị đã biến mất từ lâu nhưng chỉ cần nghĩ về chúng, đã tạo ra một thực tại mới trong tâm trí và cơ thể bạn. Có thể bạn đã mỉm cười hoặc bật cười khi nghĩ về chuyến đi đó.
Theo khoa học thì bộ não của bạn bắt đầu kích hoạt các mạch thần kinh, đã được tạo ra vào thời điểm xảy ra sự kiện và vào thời điểm bạn nhớ lại trải nghiệm đó, khiến việc trải nghiệm và ký ức đó được kết nối với nhau và mang đến cảm giác vui sướng cho cơ thể. Nhưng nếu đặt khái niệm này ở trường hợp ngược lại thì cũng đúng.
Tương tự, một trải nghiệm tiêu cực kích hoạt một loạt các phản ứng về cảm xúc, hóa học và thể chất có thể tác động rất thực đến cuộc sống của bạn. Để bạn dễ hình dung về khái niệm này, chúng tôi sẽ cung cấp một ví dụ thực tế:
Năm 1975, Khmer Đỏ lên nắm quyền ở Campuchia. Trong bốn năm tiếp theo, nhóm do Pol Pot lãnh đạo đã giám sát cái chết của hơn 1,5 triệu người Campuchia. Hàng trăm ngàn người đã chạy sang Hoa Kỳ với một số đáng kể tị nạn ở Long Beach, California. Thiệt hại do Khmer Đỏ gây ra đã kéo dài ngay cả sau khi nhóm này đã bị lật đổ. Những người sống sót buộc phải sống với ký ức ám ảnh về những gì đã xảy ra với chính họ và những người thân yêu của họ, những chấn thương tâm lý này đã biểu hiện theo những cách không ngờ tới.
Vào giữa những năm 1980, Tiến sĩ Gretchen van Boemel, khi đó đang làm việc cho Viện Mắt Doheny ở Los Angeles, bắt đầu khám cho một số lượng lớn các bệnh nhân có vấn đề về thị lực bất thường. Các bệnh nhân này đều là phụ nữ trong độ tuổi từ 40-60 và đều là người Campuchia.
Nhiều xét nghiệm và quét khác nhau đã được thực hiện trên những người phụ nữ. Kết quả cho thấy thị lực gần như hoàn hảo, mặc dù hầu hết được chứng minh là mù lòa thông qua kết quả đọc biểu đồ mắt.
Vấn đề “gốc” của bệnh lý này nằm ở đâu? Theo tiến sĩ Joe Dispenza:
Phân tích sâu hơn cho thấy 90% những phụ nữ này đã mất người thân trong gia đình và 70% chứng kiến cảnh người thân trong gia đình bị giết hại dã man. Ngoài ra, nhiều phụ nữ còn bị hãm hiếp, đánh đập hoặc bỏ đói. Trong các cuộc phỏng vấn với những phụ nữ này, nhiều người cho biết họ đã dành cả ngày ở nhà để hồi tưởng lại trải nghiệm ác mộng của mình.
Tại sao những người phụ nữ này không thể chữa lành và tạo ra một cuộc sống mới cho chính họ?
Hành động nhớ đi nhớ lại cùng một sự kiện của những người phụ nữ này đã kích hoạt và nối các mạch giống nhau theo những cách giống nhau, điều này đã làm thay đổi mạch thần kinh não của họ. Họ cũng tái tạo những cảm xúc hóa học giống nhau khi nhớ về sự kiện đó, theo thời gian, điều này bắt đầu thay đổi bộ não và cơ thể của họ. Sự kiện và sự dằn vặt liên tục của những ký ức đó đã tạo ra những thay đổi vật lý trong sinh học của họ, không phải trong mắt họ, mà rất có thể là trong não của họ.
Đây là một trường hợp cực đoan nhưng thật thú vị vì nó cho thấy sức mạnh của những trải nghiệm trong quá khứ của chúng ta. Những người phụ nữ này không còn muốn nhìn thấy sự tàn bạo nên tâm trí và cơ thể của họ phản ứng bằng cách làm suy giảm thị lực của họ. Thật bi thảm vì điều duy nhất họ nhìn thấy rõ ràng là bạo lực trong quá khứ chỉ củng cố thực tế hiện tại của họ.
Tôi muốn bạn suy nghĩ về cuộc sống của riêng bạn trong một phút. Có trải nghiệm nào trong quá khứ gây ra phản ứng tương tự hoặc tương tự không? Và nếu bạn hy vọng tìm ra một phương pháp hướng dẫn bạn thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành tích cực – cũng như giúp bạn thay đổi tương lai mới, thì hãy thử trải nghiệm siêu phẩm Nhà Giả Dược:
Dr. Joe Dispenza
Happy Live dịch
Có thể bạn quan tâm: Nhà giả dược