Bức thư bố gửi con gái: Ghi nhớ 9 điều này, con sẽ mạnh mẽ trên con đường đi đến sự giàu có
Là một người cha hiểu rõ về thế giới tài chính, J.L Collins hy vọng rằng những lời khuyên về tiền bạc và đầu tư của mình sẽ giúp cô con gái bé bỏng sống vững vàng và thành công trên “con đường đi đến sự giàu có”.
J.L Collins sở hữu một blog chuyên đăng bài trên cộng đồng hưu trí. Các bài viết trên blog đa phần là những bức thư ông viết cho đứa con gái tuổi teen của mình. Những bức thư này liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau – chủ yếu là về tiền bạc và đầu tư – mặc dù tuổi đó con bé vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để lắng nghe.
Thời điểm đứa con gái của ông vừa tốt nghiệp đại học, ông hoàn thành và cho ra mắt cuốn sách The Simple Path to Wealth – Con đường đi đến sự giàu có để dành tặng cho cô ấy. Collins chia sẻ rằng: “Đây là con đường tài chính đầu đời mà tôi đã gợi ý cho con bé. Nhưng bạn không nhất thiết phải tốt nghiệp đại học hoặc đang ở độ tuổi đôi mươi thì mới có thể thực hiện được kế hoạch này. Nếu bạn lớn tuổi hơn và muốn hướng tới sự giàu có, hãy nghĩ về nó như một bản kế hoạch 10 năm.”
Dưới đây là 9 bài học về tiền bạc và đầu tư “cốt lõi” được đúc kết từ những lá thư của người cha hiểu rõ về thế giới tài chính dành cho cô con gái. Hãy cùng Happy Live khám phá tâm tình của người cha nhân dịp ngày của cha sắp đến nhé!
Bức thư gửi con gái của J.L Collins
1. Tránh xa những người thiếu trách nhiệm tài chính, đây không phải là đối tượng thích hợp để con tiến tới hôn nhân.
2. Tránh xa những cố vấn đầu tư. Hãy có trách nhiệm với tiền của mình, không ai quản lý nó giỏi hơn chính mình đâu.
3. Tránh xa nợ nần. Trả lãi không phải là trải nghiệm tốt mà con nên thử.
4. Hình thành thói quen tiết kiệm từ khoản tiền mình kiếm được, nếu không con sẽ bị đồng tiền làm chủ.
5. Phần trăm thu nhập mà con tiết kiệm và đầu tư càng lớn, con càng sớm có F-you money.
6. Gửi tiền vào quỹ VTSAX (Vanguard Total Stock Market Index Fund)
7. Hiểu được bản chất của thị trường chứng khoán, nó mang tính chu kỳ. Đôi khi thị trường và giá cổ phiếu sẽ sụt giảm nghiêm trọng. Nhiều người xung quanh sẽ hoảng sợ và hối thúc con bán ra. Hãy lờ họ đi. Hãy giữ một trạng thái tỉnh táo để đánh giá tình hình, đôi khi nó là thời điểm tốt để mua thêm vào.
8. Khi có thể sống được bằng 4% số tiền đầu tư mỗi năm, con đã độc lập về tài chính.
9. Tiền có thể mua được nhiều thứ, nhưng không gì quý hơn sự tự do của chính con.
Với lối tiếp cận thông qua những bức thư gửi đến con gái, tác giả J. L. Collins đã giúp độc giả có góc nhìn gần gũi hơn về đầu tư và tiết kiệm. Qua đó, những nguyên tắc về tiền bạc được đưa ra một cách dễ hiểu với các cách áp dụng đơn giản. Chính vì vậy, đây là một trong những cuốn sách được đánh giá rất cao về quản lý tài chính cá nhân. Hãy cùng Happy Live điểm lại và phân tích sâu hơn từng bài học một.
1. Tránh xa những người thiếu trách nhiệm tài chính
Không có gì phá hủy sự giàu có của bạn nhanh hơn cách để cho người khác tiếp cận nó. Những người vô trách nhiệm về tài chính, họ thường phung phí tiền của chính mình và sẽ vui vẻ phung phí tiền của người khác. Mất cảnh giác, bạn sẽ để những đối tượng này thử mọi thủ đoạn bẩn thỉu có thể “đụng vào tiền của bạn”. Hãy bỏ qua đối tượng này và tìm kiếm những người bạn đồng hành có thể “tiếp sức” cho bạn. Điều này không chỉ áp dụng cho tiền bạc mà còn cho các khía cạnh khác trong cuộc sống, đặc biệt là hôn nhân.
2. Tránh xa những cố vấn đầu tư
Quản lý tiền của người khác là một ngành kinh doanh rất lớn và đối với người “bán dịch vụ” này thì đây là một công việc sinh lời. Các cố vấn thường có chi phí rất đắt đỏ. Hãy thử google “Bernie Madoff”. Nếu bạn muốn tìm chuyên gia để có những lời khuyên tài chính hữu ích, hãy cố gắng tìm một cách thật thận trọng và đừng bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát của bản thân trước cố vấn đầu tư của mình. Đó là tiền của bạn và sẽ không ai chăm sóc nó tốt hơn bạn. Những cố vấn “thiếu đạo đức” sẽ cố gắng biến số tiền của bạn thành của họ, việc của bạn là đừng để nó xảy ra.
3. Tránh xa nợ nần
Đừng bao giờ đi mượn tiền. Cũng đừng bao giờ mang theo số dư thẻ tín dụng, nó sẽ là lý do khiến người khác muốn vay mượn tiền bạn. Tin đi, bạn sẽ không muốn lâm vào cảnh nợ nần hoặc đi đòi nợ người khác đâu.
4. Hình thành thói quen tiết kiệm
Tiết kiệm được 50% số tiền kiếm đươc là tốt. Nếu không mắc nợ, điều này hoàn toàn có thể đạt được.
Bạn đang nghĩ rằng điều này là quá cực đoan? Hãy cùng điểm qua: Thứ giá trị nhất mà bạn có thể mua bằng tiền không phải là ô tô, quần áo, kỳ nghỉ hay nhà cửa. Đó là tự do tài chính của bạn. Vì vậy, hãy trả tiền cho mình trước. Hầu hết mọi người chi tiêu từng xu họ kiếm được và vay mượn để chi tiêu nhiều hơn. Đây mới là điều đáng quan ngại. Hành động này được coi là biến mình thành nô lệ của đồng tiền và nô lệ cho chủ nợ. Bạn không được nuôi dạy để trở thành nô lệ.
5. Phần trăm thu nhập mà con tiết kiệm và đầu tư càng lớn, con càng sớm có F-you money
F-you money là khái niệm “có đủ tiền để không phải đưa ra một số quyết định nhất định vì tiền”. Tức là giá trị đồng tiền với mỗi người mỗi khác. Chúng ta định nghĩa giàu nghèo bằng số tiền chúng ta kiếm được. Nhưng có người kiếm cả triệu đô mỗi năm cuối cùng lại phá sản. Có người chỉ làm công ăn lương mỗi tháng vài triệu đồng nhưng vẫn thể nghỉ hưu an nhàn.