fbpx

Google nhận thấy kỹ năng STEM không phải yếu tố quan trọng nhất để thành công

Google nhận thấy kỹ năng chuyên môn STEM không phải yếu tố quan trọng nhất để thành công

Một chuyên mục tuyệt vời trên tờ Washington Post về nghiên cứu được hoàn thành bởi Google về những kỹ năng nào quan trọng nhất đến thành công của nhân viên của họ. Bất ngờ lớn là đó không hề là kỹ năng STEM (Science, Technology , Engineering, Maths). Bài báo viết rằng:

“Sergey Brin và Larry Page, cả hai nhà khoa học máy tính lỗi lạc này, đã đặt nền tảng cho công ty của họ dựa trên niềm tin là chỉ có những nhà công nghệ mới hiểu được công nghệ. Google nguyên thủy đã đặt các thuật toán tuyển dụng để ưu tiên những sinh viên ngành khoa học máy tính với điểm số cao từ những trường đại học hàng đầu về khoa học.

Trong năm 2013, Google quyết định kiểm tra giả thuyết tuyển dụng của họ bằng cách xem xét từng mẫu dữ liệu nhỏ nhất liên quan đến quá trình tuyển dụng, sa thải, và thăng tiến được tích lũy từ lúc công ty ra đời vào năm 1998. Dự án Oxygen đã làm kinh ngạc tất cả mọi người với kết luận rằng, trong số 8 phẩm chất quan trọng nhất ở những nhân viên ưu tú của Google, chuyên môn STEM chỉ xếp hàng chót. Bảy đặc điểm đứng đầu cho sự thành công ở Google toàn bộ là kỹ năng mềm như: trở thành một tham vấn giỏi; lắng nghe và giao tiếp giỏi; có sự thấu hiểu với người khác (bao gồm những người có những giá trị và quan điểm khác với mình); có sự đồng cảm và hỗ trợ dành cho đồng nghiệp; là người có khả năng phản tư sắc bén và người giỏi giải quyết vấn đề; và có khả năng tạo ra các kết nối liên thông giữa những ý tưởng phức tạp.

Những đặc điểm này nghe có vẻ giống một ai đó với chuyên môn về Anh ngữ hoặc sân khấu hơn là một nhà lập trình. Liệu rằng những nhân viên hàng đầu ở Google có được thành công bất kể họ được đào tạo về chuyên môn hay không? Sau khi đưa những nhà nhân học và nhà dân tộc học xem xét kỹ hơn những dữ liệu này, công ty đã mở rộng những thông lệ tuyển dụng của họ để bao gồm thêm nhóm ngành về nhân văn, nghệ sĩ, và kể cả MBAs, những người mà trước đó Brin và Page còn tỏ vẻ coi thường.”

Điều này, dĩ nhiên, là nhất quán với những kết quả từ chương trình “Hợp tác cho sự học ở thế kỷ 21” được dẫn dắt bởi các nhà tuyển dụng, những người đã mô tả những kỹ năng nền tảng cho sự thành công của người đi làm bao gồm 4Cs: Cộng tác (Collaboration), Giao tiếp (Communiation), Tư duy phản biện (Critical Thinking), và Năng lực sáng tạo (Creativity). Và cuốn sách “Becoming Brilliant” còn cộng thêm vào 4 nội dung này 2 chữ C nữa là Sự tự tin (Confidence) và Biết hài lòng (Content) cho 6Cs.

Điều này cũng phù hợp với một công trình về giá trị của tấm bằng giáo dục khai phóng mà phóng viên George Anders đưa ra trong cuốn sách “You Can Do Anything” và trong một bài viết trên tạp chí Forces với tựa đề “Tấm bằng vô dụng của ngành giáo dục khai phóng đã trở thành tấm vé HOT nhất để xâm nhập lĩnh vực công nghệ.”

Đã là quá vãng rồi khi những nhà hoạch định chính sách Michigan và những doanh nhân hàng đầu ngừng kể cho con cháu chúng ta rằng nếu chúng không có tấm bằng STEM, thì tốt hơn là đừng có đi học đại học làm gì. (Đó là không kể nhiều em còn đang học những môn chẳng có chút STEM nào trong bằng đại học 4 năm của chúng.) Thay vì bắt đầu nói với chúng chính xác rằng những kỹ năng nền tảng, như Google đã nhận ra, không hề giới hạn những kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn, mà hơn thế là những kỹ năng phổ quát liên quan đến khả năng làm việc với người khác, suy nghĩ phản tư, và trở thành người học suốt đời. Loại kỹ năng này được tạo dựng tốt nhất qua giáo dục khai phóng phổ quát.

Bài viết trên tờ Washington Post còn viết thêm:

“Không nên để bất kỳ sinh viên nào bị ngăn cản học ngành học mà chúng yêu thích chỉ vì những ý tưởng sai lầm về những điều mà chúng cần để thành công. Những kỹ năng học tập phổ quát là chìa khóa cho sự nghiệp dài hạn, đầy thỏa mãn, và giàu năng suất. Điều giúp cho chúng có thể phát triển trong thế giới luôn biến động này không hề là khoa học về tên lửa. Đó chỉ có thể là khoa học xã hội, và đúng vậy, kể cả nhân văn và nghệ thuật cũng đóng góp vào sự hình thành nên chính bạn không chỉ sẵn sàng ở vai trò lực lượng lao động, mà còn ở vai trò của người định hình nên thế giới này.”

Nhatkyhoctap, michiganfuture

Các viết cùng chủ đề