fbpx

Bí mật giản đơn của thành công

Có điều gì khác biệt giữa Yahoo! và Google? Giữa Blogger và Twitter? Tại sao một bên dần biến mất và một bên tiếp quản thế giới? Tài năng? Tầm nhìn? Tiền bạc? Sự may mắn?

Tất cả những nguyên do trên và nhiều hơn thế nữa. Nhưng có lẽ yếu tố lớn lao nhất lại dễ bị bỏ qua nhất.

Sự đơn giản.

điều gì tạo nên khác biệt

Khi Mike Krieger và Kevin Systrom bắt đầu mày mò tạo một ứng dụng mới vào năm 2009, bước đầu tiên của họ là phân tích thất bại của một ứng dụng trước đó — ứng dụng chia sẻ vị trí có tên là Burbn (Burbn là tiền thân của Instagram – chú thích của người dịch). Họ đã mổ xẻ từng chi tiết kỹ thuật, phân tích không chỉ những sai lầm mà cả những bước đi đúng đắn. Trong quá trình tìm tòi này, họ phát hiện ra một “hạt giống” trị giá hàng tỷ đô la: chia sẻ ảnh.

(*) Bài viết được trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ, xem thêm thông tin sách tại đây:

Tny Habits

Mặc dù rất ít người tương tác phần check-in địa điểm của Burbn (ứng dụng chia sẻ vị trí trong thời gian thực với bạn bè của bạn), nhưng họ vẫn yêu thích phần chia sẻ hình ảnh của ứng dụng. Vì vậy, cặp đối tác quyết định sẽ tạo ra một ứng dụng cho phép mọi người tận dụng camera của iPhone một cách thuận tiện nhất. Chia sẻ ảnh là hành vi vàng dành cho Systrom và Krieger – khách hàng tiềm năng của họ mong muốn làm điều đó.

Chia sẻ hình ảnh với người khác rất thú vị, và mọi người đều thích những phản hồi tích cực. Một hành vi vàng quan trọng khác của bộ đôi này là cho phép mọi người dùng thêm tính năng bộ lọc để làm cho hình ảnh như đồ ăn, cảnh hoàng hôn và những chú chó con của họ trông đẹp hơn nhiều. Điều này sẽ khiến người dùng cảm thấy hài lòng về những bức ảnh họ đang chia sẻ, và khuyến khích họ chia sẻ ảnh thường xuyên hơn. Lưu ý rằng Krieger và Systrom đã dồn trọng tâm vào nhân tố Động lực qua một hành vi mà mọi người đã muốn làm.

điều gì tạo nên khác biệt

Theo Mô hình hành vi, họ đã quyết định đúng đắn. Chỉ điều đó thôi cũng đã mang lại cho họ một số thành công nhất định. Bước tiếp theo của họ là đưa ứng dụng này vào phát triển tại “thánh địa” Thung lũng Silicon – họ đã biến các hành vi vàng trở nên dễ dàng thực hiện hơn.

Krieger mới hoàn thành một lớp học của tôi tại Stanford. Anh ấy biết hành vi của con người hoạt động như thế nào và tầm quan trọng của việc làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng để mọi người thực hiện các hành vi này thường xuyên hơn. Đây là một yếu tố mà Burbn đã thất bại. Burbn có rất nhiều tính năng mà mọi người không cần đến hoặc không thể lần ra cách sử dụng. Nhận thức thực tiễn này đã củng cố mong muốn của Krieger và Systrom là làm cho ứng dụng chia sẻ ảnh mới trở nên đơn giản. Và đây là điều họ đã làm.

Khi Instagram ra mắt vào năm 2010, chỉ cần ba cú nhấp chuột để đăng một bức ảnh. Theo mô tả ban đầu trong cửa hàng các ứng dụng, Instagram “dễ như ăn bánh”, điều này đáng lưu ý khi so sánh mức cạnh tranh lúc ban đầu của họ. Krieger và Systrom không phải là những người đầu tiên nhận ra rằng mọi người yêu thích ảnh và mong muốn chia sẻ chúng. Các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ khi họ ra mắt là Flickr, Facebook và Hipstamatic. Cả ba đều mang đến cho người dùng những trải nghiệm đầy đủ tính năng tuyệt vời, Facebook và Flickr có lợi thế về dòng vốn và cơ sở hạ tầng. Mặt khác, Instagram là một ứng dụng miễn phí được xây dựng bởi hai anh chàng ngồi trong quán cà phê. 

điều gì tạo nên khác biệt

Tất cả những gì khách hàng có thể làm là chụp ảnh, dùng bộ lọc và chia sẻ với mọi người. Sự đơn giản đó không phải (và vẫn không) là điều hiển nhiên. Mặc dù tất cả các đối thủ cạnh tranh của Instagram đều có các tính năng mà mọi người muốn, nhưng không ai trong số họ giải mã được hành vi chia sẻ ảnh. Chưa đầy 18 tháng sau khi ra mắt ứng dụng, Facebook đã mua Instagram với giá 1 tỷ đô la (Vào thời điểm đó, mạng xã hội khổng lồ này đã bị chế giễu công khai vì trả quá cao trong thương vụ này. Ngày nay, giá trị ước tính của Instagram là hơn 100 tỷ đô la).

Vậy tại sao cách tiếp cận đơn giản của Instagram lại thành công đến vậy? Tại sao mọi nhà phát triển ứng dụng không làm như vậy? Nó có vẻ khá rõ ràng. Đúng không?

Không chính xác.

Hầu hết mọi người sống và làm việc theo cách “được ăn cả, ngã về không” – họ phải đạt được thành quả lớn hoặc thất bại. Họ nghĩ rằng để loại bỏ một thói quen xấu, giảm căng thẳng hoặc kiếm được một núi tiền, họ phải làm điều gì đó triệt để. Chấm dứt ngay lập tức. Bán nhà và chuyển đến bãi biển. Đặt cược tất cả vào một ván bài. Tất cả trứng vào một giỏ. Những người thực hiện các biện pháp khắc nghiệt này khi thành công sẽ được vinh danh. Nếu bạn đã từng xem chương trình đặc biệt về một vận động viên Olympic tập luyện 12 giờ một ngày từ khi cô ấy lên ba, hoặc một doanh nhân thành đạt đã bán mọi thứ và chuyển đến Ý để tìm hạnh phúc thực sự, bạn sẽ hiểu tôi đang nói về điều gì. Không có gì sai khi thực hiện hành động táo bạo. Cuộc sống và hạnh phúc đôi khi đòi hỏi sự táo bạo đó.điều gì tạo nên khác biệt

Nhưng hãy nhớ rằng những thay đổi to lớn mà bạn nghe được chỉ là ngoại lệ, không phải là công thức dành cho số đông. Câu chuyện kịch tính đến từ những pha hành động táo bạo, chứ không đến từ những bước tiến chậm rãi giúp dẫn đến thành công bền vững. Đó là lý do tại sao tôi không có nhóm quay phim theo sát mình khi tôi thực hiện hai lần chống đẩy sau khi đi tiểu (Được rồi, có lẽ đó không phải là lý do duy nhất). Quan điểm của tôi là những hành động táo bạo lớn đối với sự cân bằng không hiệu quả như nhiều người trong chúng ta tin tưởng.

Tuy điều nhỏ bé có thể không cuốn hút, nhưng điều nhỏ bé này dẫn đến thành công và bền vững. Khi nhắc đến hầu hết những thay đổi trong cuộc sống mà mọi người muốn thực hiện, những bước đi táo bạo to lớn thực sự không hiệu quả bằng những bước tiến nhỏ. Áp dụng nguyên lý “được ăn cả, ngã về không” với mọi việc bạn làm sẽ dễ dàng dẫn đến cảm giác tiêu cực tự phê bình và thất vọng. Chúng ta nên biết rằng con khỉ động lực rất thích khiến chúng ta thực hiện những bước đi lớn, sau đó sẽ quay lưng lại chúng ta khi mọi việc trở nên khó khăn. Và làm những việc to lớn có thể rất đau đớn. Chúng ta thường đẩy bản thân vượt quá khả năng thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần của mình. Và mặc dù chúng ta có thể tiếp tục nỗ lực này trong một thời gian, nhưng con người không muốn làm những điều khiến họ đau đớn quá lâu. Như bạn biết đấy, đây không phải là công thức phù hợp để tạo thói quen thành công.

Bất chấp tất cả, “được ăn cả, ngã về không” là cách mà nhiều người tiếp cận với sự thay đổi. Kết quả là, hầu hết mọi người không biết cách suy nghĩ đến những điều nhỏ bé. Thiết kế những hành vi đơn giản không phải là một kỹ năng mà ai cũng có. Nếu mọi người chia nhỏ mọi thứ thành các bước, thì những bước đó thường quá lớn hoặc phức tạp. Kết quả là mọi người trở nên choáng ngợp và thấy mình không có cách nào để điều chỉnh lại hướng đi khi bị cuốn vào vòng xoáy của Động lực, khi những con sóng Động lực dâng cao khiến họ kiệt sức.

Trích từ sách Tiny Habits: Thói quen tí hon – Tiềm năng khổng lồ

Có thể bạn quan tâm: TINY HABITS: THÓI QUEN TÍ HON – TIỀM NĂNG KHỔNG LỒ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề