Hệ thống Ichimoku: Chiến lược giao dịch hiệu quả đi theo xu hướng
Hệ thống Ichimoku sẽ áp dụng tốt nhất trong một giai đoạn giao dịch khi có xu hướng rõ ràng. Trong bối cảnh đi ngang không rõ ràng xu hướng của thị trường, thì hệ thống Ichimoku sẽ không phát huy được sức mạnh của mình. Điều này cũng giống như những nhà đầu tư khác như Jesse Livermore, Michael Covel, William O’Neil đều đi theo xu hướng của thị trường. Và sẽ không hành động gì trong bối cảnh thị trường đi ngang không rõ xu hướng.
Ichimoku Kinko Hyo là một trong những công cụ kinh điển vô cùng mạnh mẽ, được rất nhiều nhà giao dịch trên toàn thế giới tin dùng. Tuy nhiên, nó khá phức tạp, hôm nay Happy Live sẽ giúp các bạn đơn giản hóa mọi vấn đề của ichimoku và chia sẻ về cách sử dụng công cụ này như thế nào cho hiệu quả.
Nhiều anh chị em trên Facebook đang quan tâm đến ichimoku và cách sử dụng nó. Có lẽ vì sự phức tạp về hình thức của nó khiến các bạn hoang mang và không biết bắt đầu như thế nào. Do đó, teams sẽ chia sẻ một cách căn bản nhất về ichimoku. Bài viết này dành cho những nhà giao dịch chưa biết gì về ichimoku cũng như các giao dịch đang sử dụng công cụ khác đang muốn tìm hiểu thêm về ichimoku.
Cơ bản về Ichimoku
Ichimoku là một bộ các indicator được thiết kế để trở thành một hệ thống riêng biệt. Những indicators này có vai trò xác định kháng cự/hỗ trợ, xác định xu hướng và xác định luôn có điểm vào lệnh cho nhà giao dịch. Do tính đa dụng (nhiều công dụng) như vậy, nên ichimoku là một hệ thống riêng biệt và không cần phải kết hợp với bất kỳ một indicator hoặc phương pháp nào cả.
Ichimoku tên đầy đủ là ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là đồ thị cân bằng qua một cái nhìn, tức là mọi thứ được nhìn qua lăng kính ichimoku đều hài hòa, cân bằng, đầy đủ.
5 yếu tố cấu thành nên Ichimoku:
1. Đường Tenkan-sen (đường tín hiệu): đường màu xanh, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 9 kỳ.
2. Đường Kijun-sen (đường xu hướng): đường màu đỏ, được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 26 kỳ.
3. Senkou Span A: trung bình cộng của Tenkan-sen và Kijun-sen. Đường này được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
4. Senkou Span B: được tính bằng trung bình cộng của mức cao nhất và mức thấp nhất trong 52 kỳ. Đường này cũng được coi là đường dự báo tương lai vì nó đi trước giá 26 cây nến.
Senkou Span A và Senkou Span B hợp lại tạo thành đám mây Kumo, dẫn hướng cho giá trước 26 kỳ.
5. Chikou Span (màu xanh lá cây): đường trễ, nó là đường giá hiện tại được làm trễ đi 26 kỳ.
Cách sử dụng Ichimoku giao dịch như thế nào
Sau đây là chiến lược sử dụng cho ichimoku. Nhà giao dịch sẽ sử dụng đám mây Kumo (tạo bởi Senkou Span A và Senkou Span B) để xác định xu hướng hiện tại và quyết định xem sẽ Mua hay sẽ Bán. Giá nằm dưới đám mây Kumo thì chúng ta Bán và chỉ Bán, giá nằm trên đám mây thì chúng ta Mua và chỉ Mua.
Một khi xác định được hướng đi, nhà giao dịch chờ cho giá hồi về đường Kijun-sen (đường xu hướng) và bắt đầu cắt qua Tenkan-sen (đường tín hiệu) thì mới bắt đầu vào lệnh.
Cụ thể với chiến lược MUA khi:
1. Giá nằm phía trên mức thấp nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là hỗ trợ tốt cho giá.
2. Giá di chuyển xuống dưới đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback cho giá.
3. Giá hồi lại bằng cách cắt lên đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Cụ thể với chiến lược BÁN khi:
1. Giá nằm phía dưới mức cao nhất của đám mây Kumo. Đám mây sẽ là kháng cự tốt cho giá.
2. Giá di chuyển lên trên đường màu đỏ Kijun-sen (đường xu hướng) tạo trạng thái pullback tăng cho giá.
3. Giá hồi lại bằng cách cắt xuống đường màu xanh Tenkan-sen (đường tín hiệu)
Trên đây là những gì cơ bản nhất về khái niệm và cách sử dụng ichimoku như thế nào? Nếu anh em có nhiều quan tâm về công cụ này, có thể tìm hiểu sâu và chi tiết gốc rể ở trong cuốn sách Ichimoku Chart nhé.
Happy Live Team sưu tầm/ Biên Soạn