fbpx

Rất khó để làm giàu nếu cứ tiết kiệm mà không đầu tư: Chuyên gia nêu ba sai lầm người trẻ nên tránh

Theo Douglas Boneparth, CFP và người sáng lập Bone Fide Wealth: “Đầu tư là chìa khóa để gia tăng tài sản, rất khó để đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn nếu cứ “tiết kiệm mãi mà không đầu tư”.

Tiết kiệm và đầu tư

Ba sai lầm người trẻ nên tránh

Nhiều người trẻ hiện nay không tham gia vào việc đầu tư. Theo một cuộc khảo sát gần đây của CNBC và Generation Lab với 1.093 người Mỹ trong độ tuổi 18 đến 34, 24% người tham gia chọn giữ tiền trong tài khoản thanh toán và 42% không tiết kiệm hay đầu tư gì cả.

Một trong những lý do giải thích cho việc 42% người tham gia không tiết kiệm hay đầu tư là do họ còn rất trẻ. Nhiều người trong số họ thuộc thế hệ Gen Z—sinh từ năm 1997 đến 2012—vẫn đang trong quá trình học tập hoặc mới tốt nghiệp. Điều này có nghĩa là sẽ mất vài năm trước khi những người trẻ nhất trong nhóm gia nhập lực lượng lao động và bắt đầu tiết kiệm. 

Về phần 24% người trẻ thích giữ tiền, việc không đầu tư có thể xuất phát từ nỗi lo về “các tổn thất tài chính”, theo Kamila Elliott, kế toán tài chính và đồng sáng lập kiêm CEO của Collective Wealth Partners. Khi giá cả các nhu yếu phẩm như nhà ở và thực phẩm tăng cao, mọi người lo sợ rằng đầu tư có thể làm mất khả năng sử dụng tiền trong hiện tại.

Nếu bạn đang lo ngại về điều này, Kamila Elliott gợi ý có thể dành ra một quỹ tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp trong vòng 6 tháng. Khi đã hoàn thành điều đó, bạn nên nghĩ đến việc đầu tư.

“Tham gia vào thị trường là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu tài chính và đầu tư của bạn”, Elliott nhấn mạnh. “Đó là điều chúng tôi thường nói với người trẻ: Hãy biết nhìn xa trông rộng”.

Dưới đây là ba sai lầm mà các chuyên gia khuyên người trẻ nên tránh.

Không tiết kiệm cũng không đầu tư

“Khi bạn đã có một quỹ tiền mặt ổn định, hãy xem xét việc đầu tư”, theo Douglas Boneparth, CFP và người sáng lập Bone Fide Wealth. Ông cho biết rằng rất khó để đạt được những mục tiêu tài chính dài hạn nếu cứ “tiết kiệm mãi mà không đầu tư”.

Thực tế, Boneparth gọi đầu tư là “chìa khóa để gia tăng tài sản”. Ví dụ, nếu bạn đầu tư 1.000 đô la hôm nay với tỷ suất lợi nhuận hàng năm là 7% và gửi thêm 100 đô la mỗi tháng, tổng số tiền của bạn sẽ lên tới hơn 19.000 đô la sau 10 năm, và hơn 130.000 đô la sau 30 năm.

Chỉ đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp

Trong số 1.093 người trẻ được khảo sát, 24% cho biết họ thích đầu tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp, thay vì trái phiếu, quỹ đầu tư hay tiền điện tử.

“Có thể hiểu rằng các nhà đầu tư trẻ thường ưu tiên các cổ phiếu này, đặc biệt là với thành công nổi bật của “Bảy huyền thoại”—Apple, Alphabet, Amazon, Meta, Microsoft, Nvidia và Tesla—trong những năm qua”, theo Elliott.

Tuy nhiên, đầu tư vào một số lượng cổ phiếu giới hạn có thể rất rủi ro, vì danh mục đầu tư của bạn sẽ phụ thuộc vào hiệu suất của những công ty đó. Ngay cả khi bạn chọn một trong “bảy huyền thoại”, không có gì đảm bảo rằng nó sẽ tiếp tục hoạt động tốt.

Elliott và Boneparth khuyên bạn nên đa dạng hóa danh mục đầu tư bằng cách thêm trái phiếu hoặc quỹ đầu tư. Ví dụ, một quỹ ETF theo dõi S&P 500 là cách tiết kiệm để tiếp cận hàng trăm công ty lớn, bao gồm cả Apple và Alphabet. 

Bằng cách đa dạng hóa, bạn sẽ lo lắng ít hơn về hiệu suất của các cổ phiếu và có thể “kiên định và kỷ luật hơn”, Boneparth cho biết.

Tâm lý “FOMO”

Tâm lý này có thể khiến bạn đưa ra những thay đổi vội vàng cho danh mục đầu tư dựa trên biến động của thị trường. “Đừng để thị trường chi phối quyết định của bạn; hãy thay đổi khi mục tiêu tài chính của bạn thay đổi”, theo Elliott.

Thay vì liên tục theo dõi các khoản đầu tư của mình, hãy để chúng nghỉ ngơi. “Đầu tư rồi quên đi”, Elliott khuyên.

“Tôi nghĩ rằng việc thường xuyên nhìn vào sự biến động khiến mọi người lo lắng”, cô nói. “Mọi người không thích thấy tiền của mình lên xuống. Nếu bạn ngừng liên tục theo dõi, điều đó sẽ giúp giảm bớt ham muốn thay đổi.”

“Bạn có quyền kiểm soát mục tiêu tài chính của mình”, Boneparth nhấn mạnh. Với sự kiên trì và kỷ luật, bất kể công cụ đầu tư nào bạn chọn cũng có thể mang lại kết quả tốt lâu dài.

“Đừng nghĩ về hiện tại,” Elliott nói. “Hãy nghĩ về 30 năm sau, khi bạn nhìn vào lợi nhuận thu được”.

Linh San (Theo CNBC)

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững

Mua 101 Lời Khuyên Tài Chính Cá Nhân Từ Thái Phạm tại HappyLive

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề