fbpx

Quỹ đầu tư Renaissance: Nơi tập trung những thiên tài toán học có tỷ suất sinh lời mỗi năm đến Warren Buffett cũng phải chào thua

Với thành phần là những nhà toán học và khoa học, cách làm việc của các nhân viên trong Renaissance được dự đoán là cũng khá đặc biệt. Nói chính xác hơn, họ hiếm khi có sự ganh đua quyền lực hay xung đột về lợi ích mà chủ yếu có sự thảo luận, bảo vệ cho quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

đầu tư

Tại phố Wall, quỹ đầu tư Renaissance Technologies’ Medallion Fund là một trong những quỹ có lợi nhuận cũng như bí ẩn nhất. Quỹ này đã có tỷ suất lợi nhuận bình quân thường niên ít nhất là 27,3% kể từ năm 2000.

Điều đặc biệt của quỹ đầu tư này là hầu như toàn bộ khoảng 300 nhân viên đều là những nhà toán học hay khoa học, trong đó có đến 90 người có bằng tiến sĩ.

Một điều nữa khiến nhiều nhà đầu tư tò mò về quỹ Renaissance là họ hiếm khi tiết lộ thông tin với báo giới và những nhân viên được lệnh cấm thảo luận về hệ thống làm việc tối mật trong công ty.

Tuy nhiên, hãng tin Bloomberg đã may mắn phỏng vấn được những người làm việc trong quỹ và tìm ra một số điểm nổi bật, ví dụ như bảng mã gốc làm nên phương trình đầu tư đem lại hàng tỷ USD lợi nhuận cho Renaissnace là vô cùng lớn với rất nhiều thuật toán khác nhau được tổng hợp trong một hệ thống giao dịch. Renaissance có những đội ngũ làm việc khác nhau chịu trách nhiệm những phần riêng biệt cho hệ thống này.

Thêm nữa, hệ thống giao dịch của Renaissance là khá linh hoạt và hiệu quả. Việc quỹ đầu tư này có thể thu được nhiều lợi nhuận trong nhiều năm qua là do hệ thống giao dịch luôn được xem xét kỹ lưỡng cũng như được nâng cấp thường xuyên.

Bất chấp việc thu phí cao, quỹ đầu tư này vẫn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư bởi tỷ suất lợi nhuận mà công ty đem lại. Hãng đã nâng mức phí lên 5% tổng giá trị tài sản và 44% tổng lợi nhuận vào năm 1993.

Ông Jim Simons
Ông Jim Simons

Ngoài ra, có một điều thú vị là thuật toán của Renaissance đã từng bao gồm cả dự báo thời tiết. Các nhà phân tích của quỹ đã từng thử tìm mối tương quan giữa thời tiết và chứng khoán và thấy chúng chỉ đúng khoảng hơn 50% số lần xem xét.

Cỗ máy kiếm tiền bí ẩn

Theo số liệu của Bloomberg, quỹ Renaissance đã kiếm được 55 tỷ USD lợi nhuận trong vòng 28 năm qua, tức là cao hơn 10 tỷ USD lợi nhuận so với các quỹ đầu tư của những tỷ phú nổi tiếng như George Soros hay Ray Dalio.

Ngoài ra, quỹ này làm được thành công như vậy trong thời gian ngắn hơn cũng như số tài sản quản lý ít hơn so với các quỹ đầu tư nổi tiếng khác. Thậm chí, hầu như quỹ Renaissance chưa bao giờ mất tiền và tỷ suất thua lỗ theo chu kỳ 5 năm của hãng lớn nhất chỉ là 0,5%.

Quỹ cũng xây dựng một khu đô thị riêng cho các nhân viên cùng người thân vào ở mang tên Renaissance Riviera nhằm đảm bảo tính bảo mật cho hoạt động của quỹ. Hàng ngày, trụ sở của Renaissance chỉ mở cửa cho 300 nhân viên cùng một số cá nhân có mối liên hệ mật thiết.

Quỹ Renaissance được sáng lập vào năm 1982 bởi Jim Simons, một thiên tài từng đoạt nhiều giải thưởng lớn về toán học và là cựu giải mã viên trong quân đội hồi Chiến tranh lạnh.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, Renaissance đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư phố Wall. Hãng còn điều hành 3 quỹ đầu tư khác ngoài Medallion nhưng không có tỷ suất lợi nhuận cao bằng.

Ngoài nhà sáng lập Simons đã nghỉ hưu vào năm 2009 để làm từ thiện, công chúng hầu như không biết nhiều về nhóm đầu tư gồm toàn các nhà toán học và khoa học này. Tuy nhiên, mọi người đều biết rằng tổng tài sản của những nhân viên này thậm chí còn nhiều hơn GDP của vài nước và tầm ảnh hưởng chính trị của họ cũng đang ngày một rộng lớn hơn.

Đồng Giám đốc điều hành Robert Mercer của Renaissance là người ủng hộ tích cực cho ứng cử viên Ted Cruz và Donald Trump khi họ tham gia tranh cử. Ông cũng là người đóng góp nhiều thứ 3 cho Đảng Cộng hòa trong vòng bầu cử năm nay với 22,9 triệu USD. Trong khi đó, ông Simons và Cựu trưởng bộ phận nghiên cứu của Renaissance, ông Henry Laufer là những người ủng hộ lớn cho Đảng Dân chủ với 30 triệu USD quyên góp.

Với thành phần là những nhà toán học và khoa học, cách làm việc của các nhân viên trong Renaissance được dự đoán là cũng khá đặc biệt. Nói chính xác hơn, họ hiếm khi có sự ganh đua quyền lực hay xung đột về lợi ích mà chủ yếu có sự thảo luận, bảo vệ cho quan điểm của mình về một vấn đề nào đó.

Theo ông Peter Brown, đồng điều hành Renaissance, người đồng nghiệp Robert Mercer của mình hiếm khi nói chuyện và do cả 2 đều có bằng tiến sĩ cũng như là những người đứng đầu trong lĩnh vực của mình nên việc điều hành khá suôn sẻ.

Đối với mọi người, tỷ suất lợi nhuận thường niên trước phí là 80% khiến Renaissance trở nên vô cùng thu hút. Nhiều đối thủ của quỹ đã cố gắng phân tích thành công của công ty và cho rằng nền tảng công nghệ phân tích kỹ thuật của quỹ đóng vai trò chủ chốt. Thêm vào đó, các nhân viên là những nhà toán học của Renaissance có thể thu thập được số liệu tốt hơn cũng như nhận diện các tín hiệu thị trường và thiết lập mô hình dự đoán đa dang hơn so với các quỹ khác.

Đặc biệt, khả năng tính toán chi phí lợi ích cũng như ảnh hưởng của dòng chảy giao dịch đến giá cổ phiếu của các chuyên gia toán học này vượt trội so với nhiều công ty khác.

Kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008, ngày càng nhiều nhà đầu tư tin vào phân tích kỹ thuật hơn. Từ đầu năm 2016 đến nay, các nhà đầu tư đã chi 21 tỷ USD cho các quỹ đầu tư chủ yếu dùng công nghệ phân tích kỹ thuật trong khi lại rút 60 tỷ USD khỏi các quỹ dùng các biện pháp phân tích khác.

Tuy nhiên, khi nền tảng công nghệ trong phân tích tài chính đang ngày một phá triển khiến chi phí rẻ đi còn các đối thủ ngày càng “khôn” hơn, liệu Medallion có còn giữ vừng được vị thế của mỉnh?

Con đường khởi nghiệp của một nhà toán học

Jim Simons là một thiên tài toán học và từng là giáo sư của trường đại học công nghệ MIT cũng như Havard. Ông từng đoạt giải Oswald Veblen cho hình học và là nhà phát minh thuyết Chern-Simons.

Đặc biệt, việc từng phục vụ trong quân đội với vai trò nhân viên giải mã đã giúp ông Simons có nhiều ý tưởng để thành lập nên Renaissance.

Trên thực tế, các thuật toán mà những quỹ đầu tư sử dụng có nhiệm vụ phân tích và phát hiện những dấu hiệu của thị trường về xu thế mới, không riêng gì trên thị trường chứng khoán mà cả thị trường dầu mỏ hay hàng hóa.

Vấn đề là việc xây dựng những mô hình cho các thuật toán này rất phức tạp bởi thị trường biến động không chỉ dựa trên những yếu tố kinh tế cơ bản mà còn chịu tác động của tâm lý nhà đầu tư.

Jim Simons là một thiên tài toán học và từng là giáo sư của trường đại học công nghệ MIT cũng như Havard.
Jim Simons là một thiên tài toán học và từng là giáo sư của trường đại học công nghệ MIT cũng như Havard.

Sau khi bị mất việc giải mã trong quân đội do viết một bức thư phản đối cuộc chiến Việt Nam đến tờ New York Times, ông quay trở về làm giáo sư cho đại học Stony Brook trong khoảng 10 năm. Tuy vậy những kiến thức từ khi làm giải mã đã tạo nên những ý tưởng về quản lý tài chính dùng công nghệ toán học phân tích và đến năm 1977, vị thiên tài toán học này quyết định dấn thân vào thị trường tài chính.

Sau này, ông Simons và các đồng sự đã đóng góp hơn 2 triệu USD cho ngôi trường Stony Brook, nơi khởi nguyên của những ý tưởng về Renaissance.

Ban đầu, ông Simons tham gia thị trường hàng hóa và dựa trên những nguyên tắc cơ bản cung cầu để đầu tư. Tuy nhiên mô hình này chưa thực sự hiệu quả và thậm chí khiến ông Simons chịu nhiều thất bại để rút ra bài học xương máu. Sau đó, vị chuyên gia toán này quyết định sử dụng mô hình giải mã và các thuật toán để xây dựng hệ thống phân tích cho mình. Ông tìm đến những đồng nghiệp cũ từng làm trong cục giải mã của quân đội trước đây cũng như các giáo sư toán của trường Stony Brook để hợp tác.

Mới đầu, kết quả không thực sự rõ ràng khi quỹ chỉ có tỷ suất lợi nhuận 8,8% vào năm 1988 sau khi trừ phí và thậm chí âm 4,1% vào năm sau đó. Tuy nhiên, khi Simons tập trung phân tích nhiều hơn vào các giao dịch ngắn hạn thì kết quả bắt đầu tốt hơn.

“Tôi thực sự cho rằng mô hình này còn có thể cho ra kết quả tốt hơn”, giáo sư Elwyn Berlekamp của trường đại học California, người từng làm trong Renaisance và nghỉ hưu năm 1991 nói.

Tỷ suất lợi nhuận của Renaissance

Tỷ suất lợi nhuận của Renaissance
Tỷ suất lợi nhuận của Renaissance

Trong thập niên 90, lợi nhuận quá tốt và ổn định của quỹ Renaissance đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào đây. Đến năm 1993, quỹ ngừng nhận các dòng vốn từ nhà đầu tư bên ngoài đồng thời nâng mức phí từ 5% tổng tài sản, 20% lợi nhuận lên 5% và 44%. Đây có thể nói là mức phí rất cao cho một quỹ đầu tư.

Kể từ đây, ông Simons tiếp tục tuyển dụng thêm nhiều tài năng nữa để hoàn thiện mô hình phân tích của mình. Hầu hết những ứng cử viên được lựa chọn khi đó đều có kiến thức chuyên môn về tài chính cũng như đã được đào tạo trong mảng toán học và khoa học.

Kể từ đây, hàng loạt những chuyên gia về xác suất thống kê, giải mã… của các trường đại học và công ty công nghệ lớn như IBM được tuyển về làm việc cho Renaissance.

Tuy vậy, có một điều thú vị là hầu hết các chuyên gia tại Renaissance không phải là những người giỏi lập trình ngay từ đầu.

Năm 2013, nhà quản lý Brown đã từng nhận định rằng những chuyên gia toán học của quỹ là những người học lập trình thủ công bằng cách riêng của họ để tạo ra những mô hình phân tích đặc biệt. Đây là một điều hiếm thấy trong nhưng quỹ đầu tư sử dụng công nghệ phân tích trên thị trường tài chính.

Ông Brown cũng cho biết môi trường làm việc tại Renaissance khá tuyệt với với nhiều chuyên gia toán học bởi môi trường tài chính khốc liệt hơn rất nhiều so với học thuật.

“Công việc này rất khốc liệt. Hoặc là mô hình của bạn làm tốt hơn người khác và kiếm được lợi nhuận hoặc là bạn phá sản. Áp lực như vậy khiến mọi người thực sự có động lực cũng như tập trung làm việc”, ông Brown nói.

Bên cạnh đó, Renaissance cũng đầu tư mạnh cho các khâu thu thập dữ liệu, sắp xếp và dọn dẹp các thông số nhằm giúp các chuyên gia truy cập cũng như sử dụng dễ dàng hơn.

Có một ví dụ khá thú vị về việc áp dụng dự báo thời tiết cho thị trường tài chính tại Renaissance. Ông Brown từng một lần có phát hiện thú vị về mối tương quan giữa những ngày nắng với tình hình thị trường chứng khoán khi nghiên cứu về số liệu thời tiết. Ví dụ như thị trường chứng khoán Pháp thường trầm lắng khi trời nhiều mây ở Paris và ngược lại.

Kết quả là một thuật toán đã được phát triển và đánh giá, nhưng do kết quả chỉ đúng chưa đến 50% số lần kiểm chứng nên đã bị loại bỏ.

Theo ông Simons, mọi ý tưởng và dấu hiệu trên thị trường cần được xem xét nếu họ nhận ra có vấn đề. Những nhân viên của quỹ sẽ thảo luận xem có đáng tiếp tục phân tích những dấu hiệu này hay không, nếu có thì trong bao lâu và với nguồn lực ra sao. Ông Simons cho rằng các dấu hiệu trên thị trường tài chính sẽ chỉ hiện lên trong một thời gian nhất định và lại chìm xuống, nhưng chúng không mất đi và sẽ ở lại đó cho lần xuất hiện tiếp theo. Vì vậy, các mô hình phân tích cần linh hoạt và thường xuyên cập nhật để đặt trọng tâm vào các dấu hiệu nổi bật nhất.

Mặc dù vậy, một yếu tố quan trọng nữa khiến Renaissance vẫn tồn tại được cho đến tận ngày nay và làm nên được đặc trưng của quỹ này là sự đoàn kết như một gia đình, một giá trị vô hình rất khó bắt chiếc.

Khi công sở là nhà

Nhà sáng lập Simons là một thiên tài toán học với những ý tưởng tuyệt vời đã làm nên Renaissance. Tuy nhiên, những người quen biết ông cho rằng chính phong cách quản lý nhân sự cũng như truyền cảm hứng của ông mới là yếu tố chủ chốt tạo dựng nên quỹ này.

“Quỹ của chúng tôi là một môi trường làm việc mở. Chúng tôi đảm bảo rằng mọi người biết những người khác làm gì nhanh nhất có thể và đó là động lực để thúc đẩy họ cạnh tranh hơn”, ông Simons phát biểu vào năm 2010.

Có thể nói, những người từng tiếp xúc với các nhân viên của Renaissance đều nhận định họ là những người có tư tưởng khá khác biệt so với các nhà đầu tư tài chính. Những người này thường quan tâm đến học thuật cũng như luôn muốn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm hơn là tranh cãi đề giành lấy lợi ích nào đó. Với tính cách như vậy, chính môi trường thân thiện như gia đình của Renaissance đã giúp các chuyên gia toán học phát huy được hết khả năng của họ.

Bên cạnh đó, vấn đề thu nhập cũng được Renaissance giải quyết ổn thỏa khi các nhân viên nhận lương tùy theo mức đóng góp của họ vào công trình. Thêm vào đó, họ có thể được thưởng bằng cổ phiếu hoặc được phép đầu tư trở lại vào quỹ như một nhà đầu tư cá nhân, tất nhiên là vẫn phải trả phí theo thông lệ.

Tỷ suất lợi nhuận thường niên của Renaissance

Tỷ suất lợi nhuận thường niên của Renaissance
Tỷ suất lợi nhuận thường niên của Renaissance

Nhà sáng lập Simons cho biết ông không thích mở rộng quỹ ra quá lớn bởi quá nhiều tiền sẽ giết chết lợi nhuận. Số tài sản hiện nay của Medallion chỉ vào khoảng 9-10 tỷ USD và lợi nhuận được phân bổ mỗi 6 tháng.

Theo số liệu của Bloomberg, hiện Simons có khoảng 15,5 tỷ USD nhờ xây dựng thành công Renaissance.

Tuy nhiên, ông Simons đang ngày càng lo lắng cho văn hóa làm việc của Renaissance khi quá nhiều tiền đang dần phá hủy cuộc sống của mọi người. Đúng là việc lợi nhuận cao giúp cải thiện đời sống của nhân viên nhưng những chiếc xe sang, biệt thự, kỳ nghỉ mát sang trọng… có thể hủy hoại văn hóa làm việc như một gia đình của quỹ này.

Ví dụ tiêu biểu là vào năm 2003 khi một chuyên gia toán học gốc Nga của quỹ, ông Alexander Belopolsky quyết định chuyển việc sang làm cho quỹ Millennium với mức lương cao hơn cũng như được ưu đãi hơn. Renaissnace đã kiện cả ông Belopolsky và Millennium ra tòa.

Một ví dụ khác là trường hợp chuyên gia gốc Nga Alexey Kononenko có bằng tiến sĩ vào năm 1997 được chỉ định là người chịu trách nhiệm cho bộ phận phân tích chứng khoán. Quyết định này đã khiến nhiều người bất mãn và phán nàn với ông Simons do thời gian làm việc tại Renaissance của ông Kononenko ít hơn nhiều nhân viên khác. Đây rõ ràng là một biểu hiện của sự rạn nứt trong quỹ.

Khi được hỏi tại sao Renaissance có thể có tỷ suất lợi nhuận cao trong thời gian dài như vậy, hầu như các chuyên gia đều nhận định rằng đó là do họ có thể đi trước thị trường 1 bước. Nói cách khác, hệ thống dự đoán của Renaissance hoạt động cực kỳ hiệu quả để giúp quỹ đưa ra những quyết định đầu tư sinh lời.

Hiện nhiều nhà đầu tư đang thắc mắc phép mầu Renaissance sẽ kéo dài bao lâu bởi không có gì là mãi mãi. Tuy vậy, có lẽ quỹ đầu tư này vẫn sẽ còn tồn tại trong nhiều năm tới bởi tính trong nửa đầu năm nay, khi nhiều quỹ đầu tư phá sản thì Renaissance vẫn cho tỷ suất lợi nhuận 20%.

Nguồn: Theo Thời Đại

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường Edward Thorp (NĐT định lượng vĩ đại của phố Wall)

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề