fbpx

Ray Dalio: Đọc vị guồng máy vận hành của nền kinh tế vĩ mô (Phần 2)

Ray Dalio nói rằng, chính những kiến thức kinh tế rất cơ bản này giúp ông hiểu được sức khỏe của nền kinh tế và tránh được các cuộc khủng hoảng trong 30 năm qua.

Phần 1 đã cho chúng ta hiểu biết về tầm quan trọng của tín dụng trong nền kinh tế. Tín dụng thúc đẩy tăng trưởng nhưng cũng chính nó tạo ra các chu kỳ.

Phần 2 sẽ tiếp tục trình bày về cơ chế can thiệp của ngân hàng trung ương và đặc biệt là quá trình giảm nợ vay (deleverage).

22. Nhưng ngân hàng trung ương không muốn tình hình bị mất kiểm soát. 

Cơ quan này có thể nâng hay hạ lãi suất để nới lỏng hay thắt chặt nguồn tiền vay mượn.

23. Vì ngân hàng trung ương phải có trách nhiệm giám sát gánh nặng nợ nần (Credit burden) trong nền kinh tế.

24. Hãy nhớ lại nợ nần đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát như thế nào trong năm 2008. 

Điều kiện vay mượn quá dễ dãi (Easy money) và mọi người đều đi vay quá nhiều. Từ đây, chỉ có một khả năng duy nhất.

25. Đó là suy thoái và bất ổn xã hội.

26. Hệ thống buộc phải xoay ngược trở lại, bằng quá trình giảm nợ vay (Deleveraging). 

Đây là những gì diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính.

27. Bây giờ là lúc chúng ta muốn đưa việc vay mượn vào khuôn khổ có thể kiểm soát được, 

nhưng vấn đề là ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất xuống mức thấp nhất có thể.

28. Ngân hàng lo lắng không biết có thu hồi được nợ hay không, và sẽ hạn chế cho vay thêm.

29. Có 4 cách để thực hiện quá trình giảm nợ, 

gồm: cắt giảm chi tiêu (Cut spending), giảm nợ vay (Reduce debt), tái phân phối của cải (Redistribute wealth) và in tiền (Print money). Hầu hết mọi người thích chọn cách cuối cùng (in tiền) vì cảm thấy đây là cách tốt nhất trong ngắn hạn.

30. Một cách để giảm nợ là tái cấu trúc nợ vay (Debt restructuring). 

Về cơ bản, cách này sẽ giúp ngân hàng thu hồi được một phần nào đó thay vì trắng tay (khách hàng vỡ nợ – default).

31. Chính phủ và người dân có thể cắt giảm chi tiêu. 

Đây là chính sách khắc khổ (austerity) mà chúng ta thường nghe nói. Chính phủ có thể thực hiện chính sách tái phân phối thu nhập bằng cách tăng thuế đánh lên người giàu có, với hy vọng nền kinh tế sẽ tăng trưởng nhờ người dân đẩy mạnh chi tiêu. Nhưng điều này cũng khiến giới nhà giàu bực tức.

32. Ngân hàng trung ương cũng có thể mua vào các tài sản tài chính (Financial asset) và trái phiếu chính phủ (Government bond) – một hình thức tăng cung tiền. 

Điều này sẽ giúp làm dịu căng thẳng trong hệ thống tài chính.

33. Chính phủ Mỹ đang thực hiện điều này với chương trình “Nới lỏng định lượng” (Quantitative easing).

Chúng ta có thể thấy, phản ứng chính sách trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua khá giống với cuộc Đại suy thoái những năm 1930.

34. Vậy thì điều gì có thể giúp quá trình giảm nợ vay này diễn ra một cách êm đẹp?

35. Đó chính là phải cân bằng giữa các biện pháp 

giảm lạm phát (Deflationary measures) như chính sách khắc khổ, tái cấu trúc nợ, phân phối lại thu nhập, và biện pháp tạo ra lạm phát (Inflationary measures) như in thêm tiền, ngân hàng trung ương mua trái phiếu.

36. Chúng ta thì muốn thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn nợ, 

để đất nước trở lại “đáng tin cậy về tín dụng” (Creditworthy), và ngân hàng có thể cho vay, người dân có thể đi vay.

37. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến vấn đề thời gian. 

Quá trình giảm nợ vay có thể mất một thời gian rất dài, đôi khi phải mất hàng thập kỷ mà người ta gọi là Thập kỷ mất mát (Lost decade).

38. Quy tắc số 1: Đừng để nợ tăng nhanh hơn thu nhập. 

Nếu nợ tăng nhanh hơn thu nhập, thì gánh nặng nợ nần sẽ đè bẹp bạn.

39. Quy tắc số 2: Đừng để thu nhập tăng nhanh hơn năng suất.

Nếu thu nhập tăng nhanh hơn năng suất, bạn sẽ trở nên kém cạnh tranh.

40. Quy tắc số 3: Hãy làm tất cả mọi thứ để cải thiện năng suất. 

Về dài hạn, năng suất là yếu tố quan trọng nhất. Tín dụng có thể đến rồi đi, nhưng phải đảm bảo rằng năng suất luôn được cải thiện. Điều này đúng cho cả chính phủ lẫn từng cá nhân.

Nguồn: investar

Có thể bạn quan tâm:

Cách thức kinh doanh và đầu cơ cổ phiếu! – How to Trade in Stocks

Nghệ thuật định thời điểm thị trường, quản lý tiền và kiểm soát cảm xúc

của bậc thầy đầu đầu cơ Jesse Livermore

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề