7 nguyên tắc cơ bản giúp Joel Greenblat đứng vững trên TTCK (phần 2)
Ở phần trước, NĐT Joel Greenblat đã chỉ ra 4 nguyên tắc cơ bản trong đầu tư bao gồm: tự mình nghiên cứu thị trường, sáng suốt trước những lời khuyên của các nhân viên tư vấn và chọn một vị trí phù hợp trong thị trường chứng khoán. Dưới đây là những nguyên tắc tiếp theo, Joel Greenblat muốn dành cho những ai đang “thẳng tiến” vào TTCK.
Xem lại Phần 1 >>tại đây
5. Joel Greenblat: Chỉ nên đầu tư một vài cổ phiếu
Nếu bạn không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ thì kiểu đầu tư như thế – với quy mô đa dạng hơn và hình thức khác nhau – sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu của bạn. Nói cách khác, đừng làm hỏng chiến lược đầu tư cổ phiếu hoàn hảo của mình bằng cách mua thêm nữa để rồi tất cả những gì thu được là một con số lợi nhuận tầm thường.
Thực tế, dù bạn mua bao nhiêu loại cổ phiếu chăng nữa, sẽ thật là liều lĩnh khi bạn đầu tư vào đó số tiền bạn cần trong hai, ba năm tới để chi trả những khoản thiết yếu (như tiền nhà, tiền ăn, tiền học..). Nên nhớ rằng, lợi nhuận thu được từ thị trường chứng khoán có thể có những biến động rất lớn ngay cả khi bạn đa dạng hóa danh mục đầu tư đến mức trên 9.000 cổ phiếu. Bạn đinh ninh rằng khi nào cần tiền, bạn chỉ cần bán chúng đi là xong, thế nhưng đó không phải là cách đầu tư hiệu quả.
Lý tưởng nhất là quyết định mua bán cổ phiếu của bạn nên dựa hoàn toàn trên những tính toán đầu tư. Sau khi cân nhắc, bạn có thể quyết định gửi số tiền đó vào ngân hàng, đầu tư vào những tài sản khác, hay thậm chí quyết định rằng đầu tư cổ phiếu chính là sự lựa chọn của bạn. Để lại một số tiền và không đầu tư tất cả số vốn mình có vào thị trường cổ phiếu cũng là một phương thức an toàn gần giống với phương thức đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chỉ cần bạn chịu khó nghiên cứu, có chiến lược sở hữu một số cổ phiếu chọn lọc sẽ có tác dụng lớn hơn nhiều so với đầu tư cùng lúc vào nhiều cổ phiếu hoặc vào nhiều các quỹ đầu tư danh tiếng.
6. Hãy nhìn xuống dưới, đừng nhìn lên trên
Trong lĩnh vực đầu tư, có một quy luật bất di bất dịch và rất được đồng tình là rủi ro và lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhau. Các nhà nghiên cứu đầu tư và các chuyên gia đều đồng ý rằng rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nói tóm lại, không có chuyện ta thu được nhiều (lợi nhuận lớn) mà không mất gì cả (rủi ro cao). Nguyên tắc này cơ bản đến độ nó là nền tảng quyết định chiến lược đầu tư của cả giới học giả lẫn giới đầu tư chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, nếu cuộc thảo luận kết thúc ở đó, bạn có thể tiến hành ngay công việc với mức độ rủi ro như bạn muốn và nhận được những gì bạn đáng được hưởng. Trong một thế giới hoàn hảo, mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận này có thể đúng. Nhưng rõ ràng, thứ bạn tìm kiếm là những cơ hội đầu tư, những cổ phiếu được định giá không đúng với giá trị thực của nó (chẳng hạn như những cổ phiếu hay các cơ hội đầu tư được các nhà nghiên cứu và những nhà đầu tư khác định giá quá sai lệch). Vì thế, bạn không nên áp dụng mối quan hệ bất di, bất dịch giữa rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mối quan hệ rủi ro – lợi nhuận không liên quan gì tới bạn. Thậm chí nó chính là khái niệm đầu tư quan trọng nhất. Vì thế, nên mới có chuyện lạ lùng là mỗi khi nghiên cứu về những rủi ro của một cổ phiếu bất kỳ, phần lớn các nhà nghiên cứu và đầu tư chuyên nghiệp đều dự đoán sai. Họ đoán sai vì cách họ tính tỷ lệ “rủi ro” trong phép tính rủi ro/lợi nhuận có quá nhiều sai lầm và quá lằng nhằng phức tạp.
Theo quan niệm chung, rủi ro được định nghĩa là rủi ro lợi nhuận thất thường. Trong giới chuyên môn, rủi ro được tính bằng chỉ số “beta” của một cổ phiếu – nghĩa là khả năng thay đổi giá của một cổ phiếu cụ thể nào đó so với toàn bộ thị trường. Trong thế giới hỗn loạn này, và thường nhầm giữa thay đổi lên và thay đổi xuống một cổ phiếu tăng giá mạnh sau một năm được coi là có độ rủi ro cao hơn so với một cổ phiếu giảm nhẹ trong cùng khoảng thời gian một năm.
Ngoài ra, việc lấy những biến động về giá trong quá khứ làm cơ sở đo độ rủi ro của một cổ phiếu có thể dẫn tới kết luận sai lầm về cổ phiếu đó. Trong cùng một quãng thời gian, một cổ phiếu sụt giá từ 30 xuống 10 được coi là rủi ro hơn một cổ phiếu sụt từ 12 xuống 10. Giờ đây, tuy cả hai cổ phiếu đều ở giá 10 đồng nhưng cổ phiếu nào sụt giá nhiều hơn (giảm giá nhiều nhất so với giá ban đầu) vẫn được coi là “rủi ro” hơn. Nhưng cũng có thể khả năng tiếp tục mất giá sẽ bị loại bỏ vì nó đã bị sụt giá nhiều lắm rồi. Sự thật là, ta không thể kết luận gì. Nhiều khi, ta chỉ dựa vào sự biến động giá của một cổ phiếu trong quá khứ.
Trên thực tế, mức biến động giá của cổ phiếu rõ ràng không thể là một dấu hiệu tốt cho biết tiềm năng lợi nhuận trong tương lai. Nó cũng không thể cho bạn biết một điều quan trọng hơn nhiều: Bạn sẽ mất bao nhiêu tiền?. Hãy cùng nhắc lại một lần nữa: Nó không thể cho bạn biết bạn sẽ mất bao nhiêu. Có phải khi nghĩ tới rủi ro, mọi người thường nghĩ đến nguy cơ thua lỗ không? So sánh nguy cơ thua lỗ trong một vụ đầu tư với tiềm năng lợi nhuận của nó là tất cả những gì bạn cần làm khi quyết định đầu tư.
Một vụ đầu tư với tỷ lệ rủi ro/lợi nhuận tốt, bạn phải hạn chế tối đa số lỗ bằng cách chọn những cổ phiếu có biên độ an toàn lớn. Do rất khó dự đoán mức độ rủi ro, cho nên chúng ta hãy đánh giá yếu tố lợi nhuận. Nếu bạn không bị lỗ thì mọi cơ hội đầu tư đều tốt.
Khái niệm cơ bản này nghe có vẻ đơn giản, nhưng sẽ rất khó khăn nếu phải quy chuẩn nó bằng một công thức toán học rắc rối. Song, rủi ro lại không nhiều…
7. Không chỉ có duy nhất một con đường dẫn tới thành công
Có rất nhiều cách kiếm lợi khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Và rất nhiều người muốn tìm cách đạt được điều này. Tuy nhiên, chỉ có rất ít người thành công. Họ là ai và họ đã làm như thế nào?
Benjamin Graham là người có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nhà đầu tư qua những ấn phẩm và bài giảng của mình. Khái niệm “biên độ an toàn” có lẽ là đóng góp to lớn nhất của ông đối với ngành đầu tư.
Để tính toán giá trị thực của một công ty, Graham thường dùng những thước đo rất khách quan như giá trị sổ sách của một cổ phiếu (tổng giá trị của công ty dựa trên báo cáo tài chính của nó) và tỷ lệ giá/lợi nhuận (nghĩa là giá của cổ phiếu so với lợi nhuận hàng năm của nó, hay còn gọi là chỉ số P/E). Lời khuyên mà ông đưa ra là bạn chỉ nên mua một cổ phiếu khi nó được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực.
Khi nghiên cứu thị trường, Graham nói, các bạn nên tưởng tượng rằng mình đang làm ăn với “Ngài Thị trường” và rằng, giá trị của một cố phiếu chỉ đơn thuần là cái giá phải trả nếu muốn sở hữu một số phần trăm nào đó của một công ty. Một ngày đẹp trời nào đó, Ngài Thị trường có thể dễ tính khác thường và niêm yết cổ phiếu của bạn với giá cao không tưởng. Nhưng rồi, đến một ngày khác, ngài bỗng trở nên sợ sệt và niêm yết một mức giá thấp vô lý. Chỉ khi thị trường đang ở những thái cực như thế, bạn mới nên tận dụng thời cơ và quan tâm xem nó có ý nghĩa gì. Còn nếu không, theo Graham, tốt nhất là bạn quên hãy thị trường đi và tập trung vào tình hình tài chính và hoạt động của công ty đó.
Tín đồ nhiệt huyết và trung thành nhất của Graham là Warren Buffett. Tuy là người tuyệt đối trung thành với đường lối đầu tư dựa trên biên độ an toàn và cách đánh giá tình hình theo “Ngài Thị trường”, Buffett vẫn có những đóng góp riêng vào phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư. Về cơ bản, Buffett khám phá ra rằng đầu tư vào những công ty kinh doanh tốt thực sự có thể mang lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với việc chỉ chọn những công ty có giá cổ phiếu rẻ hơn giá thị trường về mặt thống kê thuần túy. Có thể bạn thấy đây chẳng phải là một phát kiến mới mẻ gì để trống chiêng ầm ĩ, nhưng chính thay đổi nhỏ này đã khiến Buffett không chỉ là học trò xuất sắc nhất của Graham mà còn là nhà đầu tư thành công nhất thế giới.
Buffett luôn cố gắng tập trung vào những công ty có khả năng quản lý tốt như những công ty có một hệ thống cửa hàng nhượng quyền thành công, thương hiệu mạnh hay thị phần lớn. Ngoài ra, ông còn tập trung đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ, những ngành mang lại lợi nhuận cao và có sức cạnh tranh tốt. Với cách làm này, khi mua một số cổ phiếu với mức giá có vẻ rẻ hơn so với giá trị thực của một công ty, Buffett còn được lợi từ số giá trị tăng thêm về sau của nó. Phương pháp lựa chọn đầu tư dựa trên thống kê của Graham không có được lợi thế mới này. Thậm chí, theo Buffett, mua một công ty làm ăn kém hiệu quả rồi đến lúc, một rủi ro bất ngờ nào đó xảy ra, toàn bộ số lợi nhuận do mua rẻ lúc đầu cũng chẳng thể bù đắp được những thiệt hại sau đó.
Còn một cách đầu tư thành công nữa trên thị trường cổ phiếu. Tác giả của nó là một người được coi là nhà quản lý quỹ đầu tư vĩ đại nhất thế giới – Peter Lynch. Năm 1990, quỹ đầu tư Fidelity Magellan do ông quản lý đã đạt được con số lợi nhuận cao gấp 28 lần so với vốn ban đầu của nó trong năm 1977.Qua những cuốn sách, bài báo và những bàitrả lời phỏng vấn của mình, Lynch bày tỏ niềm tin rằng những cá nhân chơi chứng khoán có thể làm tốt hơn các chuyên gia khi đầu tư vào những công ty và những ngành nghề mà họ am hiểu. Những cơ hội đầu tư mới luôn có ở khắp nơi. Lynch tin rằng chỉ cần bỏ ra công sức thích đáng để tìm hiểu và nghiên cứu thì những kinh nghiệm và quan sát thị trường hàng ngày sẽ giúp các nhà đầu tư bình thường có thể sở hữu một danh mục đầu tư cổ phiếu có lãi.
Như vậy, có rất nhiều phương pháp đầu tư hiệu quả khác. Do đó, lúc này, xuất hiện một câu hỏi rất chính đáng là: Ý tưởng săn lùng những cổ phiếu đang thắng thế từ khắp hang cùng, ngõ hẻm của thị trường chứng khoán có gì không ổn so với những phương pháp chúng ta vừa bàn?
Tuy có vẻ hợp lý, nhưng câu hỏi này có thể khiến chúng ta bị nhầm lẫn. Lý do thật đơn giản: Bạn tìm kiếm những cổ phiếu ít ai để ý đầu tư không có nghĩa là bạn không thể hoặc không nên áp dụng một số bí quyết thắng lợi của những bậc lão làng như Graham, Buffett hay Lynch. Dĩ nhiên, một khi bạn đã bỏ công sức để tìm kiếm cho ra một hạng mục đầu tư ở nơi xa xôi, hẻo lánh, không ai ngó ngàng đến, thì tôi hy vọng những gì bạn phải phân tích và phán đoán không mơ hồ hơn việc tìm hiểu xem có cái đe nào vừa rơi lên đầu bạn không. Lạy thánh Ala! Tuy đó là một mục tiêu đáng phấn đấu và có thể thực hiện được, song cuộc sống đâu phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy.
Áp dụng một số bí quyết của các bậc tiền bối ít nhất cũng là một cách tốt khi bạn gặp phải những quyết định đầu tư quá khó khăn. Hơn nữa, vì chúng ta đã công nhận từ đầu rằng, hiểu rõ chỗ đứng của mình là một trong những bí quyết cốt yếu dẫn đến thành công, nên việc tuân theo những quy tắc cơ bản này cũng sẽ giúp bạn tập trung vào đúng hướng.”
Nguồn: sách Trở thành thiên tài chơi chứng khoán
Có thể bạn quan tâm:
Cách kiếm lợi nhuận 18.000% trên thị trường chứng khoán
(Bước tiến hóa tuyệt vời của hệ thống giao dịch CANSLIM)