fbpx

Warren Buffett mua siêu cổ phiếu H&R Block dựa trên những yếu tố nào?

Sau khi được Warren Buffett mua, cổ phiếu H&R Block đã tăng trưởng gấp hai lần từ năm 2000 đến năm 2007, và ba lần từ năm 2000 tới nay. Ông tiếp cận những cổ phiếu này theo cách nào? Điều gì khiến cho vụ đầu tư này trở nên có giá trị đến vậy?

Trong cuốn sách “Phương pháp đầu tư mới của Warren Buffett”, hai tác giả Mary Buffett và David Clark có đề cập đến cách thức Warren Buffett tiếp cận cổ phiếu H&R Block (HRB). Cụ thể, năm 2000 Buffett đã mua 7.697.500 cổ phiếu HRB – tương đương 8,43% vốn điều lệ công ty này.

H&R Block là một công ty tư vấn thuế thành lập từ năm 1955, hoạt động với 12.000 văn phòng trên các vùng lãnh thổ Bắc Mỹ, Úc và Ấn Độ. Cổ phiếu HRB lên sàn năm 1978 và giữ thị giá ở mức thấp trong suốt thập niên 90, trước thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng cổ phiếu dotcom 2000.

Ông đã tiếp cận cổ phiếu HRB dựa trên 10 yếu tố nền tảng sau:

1. Đảm bảo công ty có một sản phẩm với thương hiệu uy tín và một lợi thế cạnh tranh dài hạn.

2. Tìm hiểu rõ cách thức công ty vận hành, và cách mà công ty đưa giá trị sản phẩm đến cho khách hàng thông qua tư vấn về thuế.

3. Các chỉ số tài chính của công ty phải an toàn. Với H&R Block, nợ dài hạn của công ty là 872 triệu USD và có thể được trả hết chỉ trong 5 năm – nhờ mức thu nhập bình quân 251 triệu USD kể từ năm 2000.

4. Lợi nhuận của công ty tăng trưởng mạnh mẽ. Từ năm 1989 đến năm 1999, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 8,2%. Chỉ có năm 1995 là có sự chững lại, do H&R Block quyết định bán đi một công ty con.

5. Công ty thực hiện chính sách mua lại cổ phiếu của chính mình – nhằm tăng giá trị cho chính công ty. Trong vòng 10 năm qua, công ty đã mua lại hơn 9 triệu cổ phiếu.

6. Ban quản trị đã đầu tư phần thu nhập giữ lại để tăng tỷ lệ lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS). Năm 1989, thu nhập trên mỗi cổ phiếu là 1,16 USD, trong khi năm 1999 là 2,56 USD. Trong mười năm, thu nhập bình quân trên mỗi cổ phiếu tăng trưởng 17,9%/năm.

7. Tỉ số lợi nhuận/vốn chủ sở hữu cao hơn bình quân thị trường. Trong suốt 10 năm thập niên 90, tỉ số này đạt 22% – trong khi mức bình quân của các công ty Mỹ là 12% trong 30 năm trước đó.

8. Công ty có tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trên vốn đầu tư cao, khoảng 20%. Đây là một con số cho phép công ty trả hết nợ dài hạn trong thời gian sớm.

9. Trong những năm lạm phát thập niên 90, khi lạm phát tăng lên thì giá các hàng hóa dịch vụ mà H&R Block cũng tăng lên, cho thấy công ty có lợi thế cạnh tranh dài hạn và có thể chuyển phần giá tăng lên cho khách hàng.

10. Công ty không cần sử dụng lượng lớn lợi nhuận để xây dựng nhà xưởng hay mua sắm máy móc đắt đỏ, H&R Block chỉ cần sử dụng văn phòng và chi phí bảo trì thấp.

Đồ thị cổ phiếu H&R Block

Sau khi nghiên cứu, Buffett cảm thấy mình đã hiểu rõ bản chất hoạt động hoạt động cũng như những lợi thế cạnh tranh dài hạn của công ty. Ông quyết định đợi đến khi giá cổ phiếu HRB xuống đủ thấp để mua vào. Cuối cùng, ông mua với giá 29USD/cp vào năm 2000.

Đến tháng 6/2001, giá cổ phiếu HRB đã tăng gấp đôi lên 60USD/cp. Dưới đây là đồ thị biến động giá cổ phiếu HRB sau điều chỉnh (cổ phiếu này trải qua hai lần chia tách tỷ lệ 2:1 vào các năm 2001 và 2005).

Nguồn: GuruFocus

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề