fbpx

Mối quan hệ giữa LÃI SUẤT và CHO VAY

Lãi suất nói tới ở đây là chi phí vay tiền. Hoặc, nói theo cách ngược lại lãi suất là sự đền bù cho dịch vụ và rủi ro cho vay tiền. Trong cả hai trường hợp, lãi suất giữ cho nền kinh tế chuyển động bằng cách khuyến khích mọi người vay, cho vay và chi tiêu.

Nhưng lãi suất luôn thay đổi và các loại cho vay khác nhau lại có mức lãi suất khác nhau. Nếu bạn là người cho vay, người vay hoặc cả hai, bạn phải hiểu lý do cho những thay đổi và khác biệt này.

Lãi suất giữa người cho vay và người vay

Người cho vay tiền có rủi ro lớn nhất là người vay có thể không trả lại khoản vay. Vì vậy, lãi suất cung cấp một khoản bồi thường nhất định cho rủi ro này. Đi đôi với rủi ro vỡ nợ là rủi ro lạm phát.

Giả sử khi bạn cho vay tiền ngay bây giờ và 2 năm sau trả, giá hàng hóa và dịch vụ có thể tăng lên khi bạn được trả lại 2 năm sau, do đó sức mua ban đầu của số tiền đó sẽ giảm. Do đó, lãi suất bảo vệ chống lại sự gia tăng trong tương lai của lạm phát.
Người vay phải trả lãi vì họ phải trả giá để có được khả năng chi tiêu ngay lập tức, thay vì phải đợi hàng năm để tiết kiệm đủ tiền tiêu. Ví dụ, một người hoặc gia đình có thể không thể mua được ngôi nhà vì không đủ tiền, khoản vay cho phép họ trở thành chủ sở hữu nhà ngay bây giờ thay vì trong tương lai.

Các doanh nghiệp cũng vay để kiếm lợi nhuận trong tương lai. Họ có thể vay tiền ngay bây giờ để mua thiết bị nhằm bắt đầu kiếm những hợp đồng ngay hôm nay. Các ngân hàng vay để tăng mạnh hoạt động của họ: cho vay hoặc đầu tư và trả lãi cho khách hàng…

Tiền lãi từ lãi suất do đó có thể được coi là khoản chi phí cho một bên và lại là thu nhập cho một bên khác. Nó có thể đại diện cho cơ hội bị mất hoặc chi phí cơ hội của việc giữ tiền của bạn dưới dạng tiền mặt dưới nệm mà không đem đi đầu tư hoặc cho vay. Và nếu bạn vay tiền, tiền lãi bạn phải trả có thể thấp hơn chi phí nếu bạn từ bỏ cơ hội đầu tư hoặc cơ hội kiếm tiền trong hiện tại.

Lãi suất được xác định như thế nào?

Cung và cầu

Mức lãi suất là một yếu tố của cung và cầu tín dụng: sự gia tăng cầu tiền hoặc cầu tín dụng sẽ làm tăng lãi suất. Ngược lại, việc tăng cung tín dụng sẽ làm giảm lãi suất. Việc cung cấp tín dụng tăng lên bởi sự gia tăng số tiền kiếm được. 

Ví dụ, khi bạn mở tài khoản ngân hàng, bạn thực sự đang cho ngân hàng vay tiền. Tùy thuộc vào loại tài khoản bạn mở (sổ tiết kiệm sẽ có lãi suất cao hơn tài khoản séc hoặc tài khoản thẻ mà bạn có khả năng truy cập vào bất kỳ lúc nào), ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó để kinh doanh và đầu tư.

Nói cách khác, ngân hàng có thể cho khách hàng vay các khoản tiền được các khách hàng khác gửi vào. Càng nhiều người gửi vào ngân hàng có thể cho vay càng nhiều, càng có nhiều tín dụng cho nền kinh tế. Và khi nguồn cung tín dụng tăng, giá vay (lãi suất) giảm.

Tín dụng sẽ bị giảm khi những người cho vay quyết định trì hoãn việc trả các khoản vay của họ. Chẳng hạn, khi bạn quyết định hoãn thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng của tháng này cho đến tháng sau hoặc thậm chí muộn hơn, bạn không chỉ tăng số tiền lãi bạn sẽ phải trả mà còn giảm số tiền tín dụng có sẵn trên thị trường. 1 người thì không sao nhưng trên quy mô cả đất nước thì câu chuyện sẽ rất lớn. Điều này, sẽ làm tăng lãi suất trong nền kinh tế.

Lạm phát

Lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến mức lãi suất. Tỷ lệ lạm phát càng cao, lãi suất càng có khả năng tăng. Vì sao? Bởi vì lam phát là sự mất giá của đồng tiền, những người cho vay sẽ yêu cầu lãi suất cao hơn để bồi thường cho sức mua của số tiền họ sẽ được trả trong tương lai.

Chính quyền

Chính phủ có tiếng nói về việc lãi suất bị ảnh hưởng như thế nào. Cục Dự trữ Liên bang hay Ngân hàng nhà nước thường đưa ra thông báo về cách chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất.

Tỷ lệ quỹ liên bang hoặc tỷ lệ dự trữ mà các tổ chức tính phí cho nhau đối với các khoản vay cực kỳ ngắn hạn, ảnh hưởng đến lãi suất mà các ngân hàng đặt trên số tiền họ cho vay. Tỷ lệ đó sau đó nhỏ giọt xuống các lãi suất cho vay ngắn hạn khác.

Các loại cho vay và lãi suất

Trong các yếu tố chi tiết ở trên, cung và cầu chính là các lực chính đằng sau mức lãi suất. Tuy nhiên, lãi suất cho từng loại khoản vay khác nhau phụ thuộc vào rủi ro tín dụng, thời gian, cân nhắc về thuế và khả năng chuyển đổi của khoản vay cụ thể.

Rủi ro liên quan đến khả năng khoản vay được hoàn trả. Khả năng khoản vay không được hoàn trả càng cao dẫn đến mức lãi suất càng cao hơn. Tuy nhiên, nếu khoản vay được “bảo đảm”, nghĩa là có một số tài sản thế chấp, lãi suất có thể sẽ thấp hơn . Điều này là do yếu tố rủi ro được tính bằng tài sản thế chấp.

Đối với chứng khoán nợ do chính phủ phát hành, tất nhiên có rất ít rủi ro vì người vay là chính phủ.

Thời gian cũng là một yếu tố rủi ro. Các khoản vay dài hạn có cơ hội không được hoàn trả nhiều hơn vì có nhiều thời gian hơn cho nghịch cảnh dẫn đến vỡ nợ. Ngoài ra, mệnh giá của một khoản vay dài hạn, dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn. Do người vay phải trả nợ càng lâu, người cho vay càng nhận được nhiều tiền lãi.

Cuối cùng, một số khoản vay có thể được chuyển đổi thành tiền nhanh chóng thì sẽ có rất ít tổn thất nào đối với khoản nợ gốc đã vay. Những khoản vay này thường có lãi suất tương đối thấp hơn.

Điểm mấu chốt

Vì lãi suất là một yếu tố chính trong thu nhập bạn có thể kiếm được bằng cách cho vay tiền, điều quan trọng là bạn phải hiểu mức lãi suất hiện tại thay đổi như thế nào: chủ yếu là do các lực của cung và cầu, cũng bị ảnh hưởng bởi lạm phát và chính sách tiền tệ.

Nguồn: Investopia

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách Tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề