fbpx

ĐIỂM TIN TÀI CHÍNH ĐẦU TUẦN 27/5/2019

Chào các bạn hữu buổi sáng sớm! Good morning early birds!

Sau đây là một số điểm tin vắn tắt các sự kiện sẽ diễn ra trong tuần ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu và của thị trường Việt Nam mà chúng ta cần theo dõi và lưu ý trong tuần này.

(Lưu ý nhỏ: Tuần này thì thị trường chứng khoán Mỹ sẽ đóng của ngày thứ 2 for holidays)

1. Các căng thẳng thương mại vẫn là tâm điểm các tin tức tuần này.

Tổng Thống Donald Trump sẽ tiếp tục có những buổi trao đổi với Thủ Tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe trong buổi thăm và làm việc tại Nhật Bản đầu tuần này về những bất đồng liên quan đến sự khác biệt về thương mại 2 chiều giữa 2 quốc gia.

Hiện, ông Trump đang không hài lòng với thặng dư thương mại mà Nhật Bản đang có với Mỹ và sẽ cân nhắc đánh thuế vào các mặt hàng như ô tô của Nhật nếu thỏa thuận thương mại giữa 2 bên không được kí kết.

Thực chất, thì với tư cách đồng minh, đồng đạo giữa Nhật & Mỹ, cộng thêm với sự khôn khéo, mềm mỏng và uyển chuyển của ông Shinzo Abe thì thỏa thuận thương mại Mới giữa Mỹ và Nhật có xác suất đạt được nhiều hơn và thuận lợi hơn một thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc. Và bản chất, Nhật cũng không còn là một đối thủ quá ghê gớm của Mỹ trong tương lai như Trung quốc.

Do đó, tâm điểm của tất cả các căng thẳng thương mại và tâm điểm theo dõi của các nhà đầu tư toàn cầu thì vẫn hướng vào những tiến triển mới nhất của trade-tensions Mỹ vs. Trung Quốc.

Ngày thứ 6 tuần vừa qua, Trung quốc đã tăng thuế với 60 tỉ đô la hàng Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc sau động thái Mỹ tăng thuế với các mặt hàng của Trung Quốc. Việc này đã tiếp tục khiến các căng thẳng leo thang (trong tính toán của cả 2 bên).

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất hiện nay, đó là các căng thẳng giữa 2 quốc gia về thương mại đang dần lộ diện đó là các tranh chấp chính liên quan đến các ngành công nghệ của tương lai. Và ai sẽ là người sở hữu công nghệ của tương lai. Mỹ hay Trung mới là sống còn trong thời gian tới.

Chúng ta hãy cùng theo dõi về vấn đề này, và tôi cũng sẽ làm một video chủ đề về tranh chấp này trong tuần này để giúp các bạn hiểu thêm.

2. Tuần này các kết quả bầu cử trong liên minh Châu Âu (EU) cũng sẽ công bố vào ngày chủ nhật tới, với dự kiến là phe chống lại việc tăng cường quyền lực của liên minh châu Âu (EU) sẽ có kết quả số votes khá tốt, trong đó bao gồm 3 quốc gia lớn là Đức, Pháp, Ý.

Việc các phe chống lại việc tăng cường quyền lực của liên minh châu Âu thắng thế sẽ là một bước lùi trong liên minh này và có thể làm chậm tiến trình thúc đẩy liên kết giữa các quốc gia thuộc EU. Gây ra một số hệ lụy về kinh tế.

Các thành viên của EU cũng sẽ nhóm họp ngày thứ 3 tại Brussels của Bỉ để bầu ra thượng viện và chỉ định chủ tịch hội đồng. Ngoài ra, chủ tịch tiếp theo của Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, kế thừa ông Mario Draghi cũng sẽ được lựa chọn.

Và giới đầu tư thì quan sát sự kiện này khá kĩ để xem người này có tiếp tục duy trì đường lối kinh tế của ông Draghi hay không? Tiếp tục giữ lãi suất ở mức rất thấp để kích thích kinh tế?

3. Nước Anh thì loay hoay tìm thủ tướng mới thay thế bà Theresa May.

Bà May lên làm thủ tướng với kì vọng là BREXIT được khỏi châu Âu, nhưng tiến trình này vẫn chưa đâu vào đâu và hiện vẫn lùng bùng giữa Anh và Châu Âu lục địa già với NO-DEAL.

Nước Anh cứ “xà quần” mãi mới mớ bòng bong này. Còn giới đầu tư thì phán ngán khi nghe mấy tin tức này 😀

4. Các số liệu kinh tế của Mỹ, Trung sẽ được cập nhật trong tuần.

Thứ 6 này, Trung Quốc sẽ có báo cáo mới nhất về chỉ số PMI (lạm phát) trong tháng 5 trong bối cảnh trade-tensions đang lên cao với Mỹ.

Còn ở Mỹ thì thứ 6 các báo cáo về tiêu dùng và sau đó là lạm phát liên bang cũng sẽ được công bố (tháng 5). Một vài báo cáo khác liên quan đến thương mại và các dữ liệu về thị trường bất động sản cũng sẽ được công bố.

Chúng ta cùng chờ xem. Cũng không có nhiều bất ngờ và chính sách của FED cũng vẫn sẽ là chờ đợi và không tăng lãi suất. Chỉ có điều họ có giảm lãi suất không, đó là một câu hỏi cần nhiều thêm các data-talk để dự báo

4.1. Giá dầu dự kiến có một tuần hồi phục nhẹ với xác suất cao, tuy nhiên có thể biến động trong biên độ hẹp. Còn xác suất thấp hơn là tiếp tục rơi mạnh tiếp.

4.2. Tỉ giá đô la vs. Nhân Dân Tệ đã ổn định. Cơ hội vượt >7.0 điểm thì có thể đã thấp đi.

5. Quay trở lại TTCK Việt Nam

12/14 phiên gần đây Nước ngoài bán ròng mạnh mẽ.

Trừ một phiên mua ròng nhẹ 9 tỉ và một phiên thỏa thuận mua ròng cổ phiếu của họ nhà Vingroup còn lại là những đợt cơ cấu bán ra rất mạnh tập trung vào VNM, HPG, VIC, PVD,…

“Ra đường sợ nhất công nông, chứng khoán sợ nhất tây lông bán ròng”

Nghe nói, hiện tại MSCI i-shares đang cơ cấu nên đã bán ra sớm và tuần này họ sẽ hoàn thành cơ cấu chính thức ngày 28/5/2019

Nhìn đồ thị Vnindex trong ngắn hạn (daily Ichimoku chart) thì cũng “lững lờ” trôi và các bạn có thể tự xem vào có cho mình những kết luận.

Again, Indexing – đầu tư chỉ số (hay nhìn vào chỉ số Vnindex) giờ đây không quá quan trọng, quan trọng là tìm được các cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ >25% mỗi quý, >25% định kì năm và có lợi thế đặc thù ngành nghề có MOAT lớn (lợi thế cạnh tranh) và triển vọng tươi sáng về thu nhập trong tương lai. Đó mới là thứ chúng ta tìm kiếm.

Ngoài ra, các cơ hội liên quan tới các story cụ thể trên thị trường cũng đáng được quan tâm.

Chúc quý vị một tuần làm việc hiệu quả! May mắn!

#God Bless
#Chúa phù hộ cho các bạn!

– Morning news by Thai Pham Happy Live – 
***27 May 2019***

P.S: Disclaimer: Bản tin này của tôi chỉ để giúp xây dựng kiến thức đầu tư cho cộng đồng, không khuyến nghị mua bán và không bị bất cứ lợi ích của cá nhân, hay tổ chức nào đứng đằng sau nên các bạn dùng tham khảo. Nếu thấy hay/dở comment cho tôi biết. Và thấy hữu ích thì share cho nhiều người đọc.

Các viết cùng chủ đề