fbpx

Tỷ số Shiller CAPE là gì và tại sao nó lại quan trọng đối với túi tiền của bạn?

Giáo sư kinh tế Robert Shiller đã phát triển hệ số P/E đã được điều chỉnh theo yếu tố chu kỳ của nền kinh tế (cyclically adjusted price-to-earnings ratio – CAPE). Nghiên cứu của Robert Shiller cho thấy tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán trong 10 năm tới có tương quan âm so với hệ số CAPE cao trên cơ sở tương đối.

Tỷ số PE điều chỉnh theo chu kỳ nền kinh tế CAPE là thước đo định giá sử dụng thu nhập thực trong 10 năm để làm giảm biến động lợi nhuận xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh.

Tỷ số CAPE do giáo sư Robert Shiller tạo ra, còn được biết đến với cái tên “Shiller CAPE” hoặc “Shiller PE”. Shiller CAPE được tính bằng cách lấy giá chia cho lợi nhuận bình quân 10 năm đã được điều chỉnh theo lạm phát.

Robert Shiller CAPE
Giáo sư Robert Shiller

Công thức tính:

Tỷ số CAPE cho bạn biết điều gì?

Lợi nhuận của một công ty được quyết định đáng kể bởi các ảnh hưởng khác nhau của chu kỳ kinh tế. Trong giai đoạn mở rộng, lợi nhuận tăng đáng kể khi người dân chi nhiều tiền hơn để mua sắm, nhưng ở thời kỳ suy thoái, người dân chi tiêu ít hơn, lợi nhuận sụt giảm và thậm chí có thể biến thành thua lỗ. Mặc dù thay đổi lợi nhuận sẽ rõ rệt hơn đối với các công ty thuộc lĩnh vực theo chu kỳ, ví dụ như hàng hóa (commodities) và tài chính, so với các công ty trong các lĩnh vực như tiện ích (điện, nước) và dược phẩm; rất ít công ty có thể duy trì lợi nhuận ổn định trước suy thoái kinh tế.

Bởi vì biến động trong thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) cũng làm cho tỷ lệ thu nhập trên giá PE thay đổi đáng kể, Benjamin Graham và David Dodd đề xuất vào năm 1934 trong cuốn sách Phân tích chứng khoán của mình, rằng để xác định tỷ lệ định giá, ta nên sử dụng tỷ lệ “thu nhập trung bình trên giá cổ phiếu” trong bảy hoặc mười năm.

Những điểm cần ghi nhớ:

  • CAPE được sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính dài hạn của một công ty đại chúng qua việc xem xét tác động của các chu kỳ kinh tế khác nhau đến thu nhập của công ty.
  • CAPE tương tự như tỷ lệ giá trên thu nhập PE và được sử dụng để xác định xem một cổ phiếu bị định giá thấp hay cao.
  • CAPE xem xét tác động của ảnh hưởng kinh tế bằng cách so sánh giá cổ phiếu với thu nhập trung bình, được điều chỉnh theo lạm phát, trong 10 năm.

Ví dụ về tỷ lệ CAPE

Tỷ lệ giá trên thu nhập được điều chỉnh theo chu kỳ (CAPE) ban đầu thu hút được chú ý vào tháng 12 năm 1996, sau khi Robert Shiller và John Campbell trình bày nghiên cứu cho Cục Dự trữ Liên bang rằng giá cổ phiếu đang tăng nhanh hơn nhiều so với thu nhập. Vào mùa đông năm 1998, Shiller và Campbell đã xuất bản bài báo khoa học đột phá “Tỷ lệ định giá và triển vọng thị trường chứng khoán dài hạn”, trong đó họ làm mềm (smooth) thu nhập cho S&P 500 bằng cách lấy trung bình thu nhập thực trong 10 năm, từ thời điểm bấy giờ trở về năm 1872.

Tỷ lệ này đạt mức kỷ lục vào ngày 28 tháng 1 năm 1997, với một trường hợp khác (vào thời điểm đó) có tỷ lệ tương đối cao như hồi năm 1929. Shiller và Campbell khẳng định tỷ lệ này dự đoán rằng giá trị thực của thị trường sẽ thấp hơn 40% sau mười năm. Dự báo đó được chứng minh là đáng chú ý, vì khủng hoảng năm 2008 đã góp phần khiến S&P 500 sụt giảm 60% từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 3 năm 2009.

Tỷ lệ CAPE đối với S&P 500 tăng ổn định trong thập kỷ thứ hai khi kinh tế Mỹ phục hồi và trở lại đà tăng trưởng và giá cổ phiếu đạt mức kỷ lục. Tính đến tháng 6 năm 2018, tỷ lệ CAPE ở mức 33,78, so với mức trung bình dài hạn của nó là 16,8. Việc tỷ lệ này từng vượt qua 30 vào năm 1929 và 2000 đã gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về việc liệu tỷ lệ hiện nay có mang lại sự điều chỉnh thị trường (market correction) lớn hay không.

Nguồn: Investopedia, Happy Live dịch

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

XEM THỬ

ĐẶT MUA

 

Các viết cùng chủ đề