Sức mạnh tâm lý là nguồn gốc của mọi sai lầm trong đầu tư
Bằng nhiều cách, sức mạnh tâm lý là một trong những nguồn gốc sai lầm thú vị nhất trong đầu tư. Tâm lý có thể ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu. Khi tâm lý khiến vài nhà đầu tư có một quan điểm cực đoan mà không thể cân bằng bằng các quan điểm khác, nguồn lực này có thể khiến giá cả tăng quá cao hoặc quá thấp. Đây là nguồn gốc của các bong bóng và các vụ sụp đổ – Howard Marks
Các nhà đầu tư bị nguồn lực này gây hại như thế nào?
• Đó là họ không thể chống lại sự ảnh hưởng của tâm lý.
• Đó là họ vô tình tham gia vào thị trường đã bị méo mó vì không thể chống lại ảnh hưởng tâm lý của người khác.
• Đó là họ không tận dụng lợi thế khi thị trường có sự méo mó đó.
Có phải tất cả những điều trên có giống nhau không? Tôi không nghĩ như vậy. Hãy cùng mổ xẻ ba sai lầm này trong bối cảnh của một trong những nguồn lực tâm lý quỷ quyệt nhất: tham lam.
Khi lòng tham trở nên quá độ, giá chứng khoán có xu hướng quá cao. Điều đó làm cho lợi nhuận tiềm năng thấp và rủi ro cao. Các tài sản được đề cập đại diện cho các sai lầm đang chực chờ để gây ra thua lỗ hoặc để được tận dụng.
Sai lầm đầu tiên trong ba sai lầm được mới được liệt kê là không thể chống lại sự ảnh hưởng tiêu cực, có nghĩa là can dự vào việc tham lam và mua vào. Nếu mong muốn kiếm tiền là nguyên nhân khiến bạn mua vào, thậm chí cho dù giá quá cao với hy vọng là giá tài sản sẽ tiếp tục được đánh giá cao hoặc chiến thuật của bạn sẽ tiếp tục hoạt động, bạn đang tự đặt mình vào sự thất vọng chán nản. Nếu bạn mua vào khi giá đã vượt quá giá trị nội tại thì bạn phải cực kỳ may mắn, tài sản sẽ chuyển từ định giá quá cao đến chỗ mà thậm chí còn định giá cao hơn nữa, như vậy bạn mới thu được kinh nghiệm hơn là mất mát. Chắc chắn giá đã đã tăng lên dẫn đến khả năng mất mát cao hơn là thu được kinh nghiệm.
Sai lầm thứ hai mà chúng ta có thể gọi là sai lầm do lơ đễnh. Có thể bạn không bị lòng tham thúc đẩy, ví dụ như kế hoạch 401(k) có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách ổn định và thụ động thông qua quỹ chỉ số. Tuy nhiên, cho dù chủ động tham gia hay thậm chí vô tình tham gia vào thị trường đã trở nên phấn khởi vì người khác đang mua vào một cách vô kỷ luật gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bạn.
Mỗi ảnh hưởng tiêu cực và mỗi thị trường hơi “sai sai” đều đưa ra cách để hưởng lợi thay vì sai lầm. Do đó mà dạng sai lầm thứ ba không bao gồm làm điều sai trái, nhưng thay vào đó là không làm điều đúng. Các nhà đầu tư trung bình cực kỳ may mắn nếu họ có thể tránh được cạm bẫy, trong khi các nhà đầu tư tài giỏi tìm cách tận dụng cạm bẫy đó. Hầu hết các nhà đầu tư hy vọng là không mua vào và thậm chí là có lẽ nên bán ra khi lòng tham đã đẩy giá cổ phiếu tăng quá cao. Nhưng các nhà đầu tư tài giỏi có thể bán khống để thu lợi nhuận khi giá giảm.
Phạm phải dạng sai lầm thứ ba là một dạng khác của lỗi sơ suất, một lỗi do thiếu sót như không bán khống cổ phiếu bị đẩy giá quá cao, nhưng cũng có lẽ là dạng sai lầm mà hầu hết các nhà đầu tư phải sẵn sàng chung sống với nó.
Nguồn: Trích sách Điều quan trọng nhất
Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks
Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh
(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)