fbpx

Điểm tin tài chính đầu tuần 17.2.2019

Chào các bạn hữu buổi sáng sớm đầu tuần! Good morning early birds!
 
Điểm tin tài chính đầu tuần 17.2.2019
 
Một tuần mới lại đến và sau đây là một vài những tin tức về kinh tế, xã hội, chính trị đáng chú ý và ảnh hưởng tới thị trường tài chính của tuần này mà qúy bạn nên lưu ý! Sẽ là một tuần bận rộn của thị trường tài chính!
 
1. Dịch Corona Virus sẽ được “kìm cương” (to curb) – Trung Quốc cho hay!
 
Dịch bệnh Corona Virus – hiện được gọi là Covid-19 – đã cho một số tin tức “khích lệ” vào ngày chủ nhật và thứ 2 khi số ca nhiễm mới đã giảm “đáng kể” (giảm từ 15.000 người xuống còn mức “bình thường” theo công bố của những ngày trước đó là khoảng 2.000 ca nhiễm mới).
 
Tổng số ca nhiễm cho tới 7h sáng ngày hôm nay đã có 71.226 ca nhiễm bệnh toàn thế giới trong đó có 1.770 ca tử vong, và 10.865 người đã bình phục. Bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đã có 500 ca nhiễm và 4 ca tử vong.
 
Tác động về kinh tế của bệnh dịch với Trung Quốc thì chưa có con số cụ thể để công bố, nhưng một vài những nhà phân tích tài chính nhận định thì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – công xưởng kinh tế lớn nhất thế giới – hiện chiếm 19% đóng góp tăng trưởng GDP toàn cầu – năm 2020 sẽ giảm xuống mức 4-5% thay vì 6% như mục tiêu của ông Tập Cận Bình đề ra trong Đại Hội Đảng trước đó.
 
Dù vậy, một số chuyên gia cũng cho rằng, những gì xấu nhất sẽ ở quý 1 đối với nền kinh tế Trung Quốc (Chỉ trong quý 1 thôi, thật vậy sao? Với những gì mà Bắc Kinh và Thượng Hải đang cách ly hoàn toàn các công nhân nhà máy trở về từ quê trong 14 ngày?)
 
Đối với ông Tập, một số tờ báo và nhà bình luận cho rằng ông Tập đã và đang đứng trước một thử thách quá lớn đến quyền lực tập trung của mình trong nước và trong đảng khi những chỉ trích tăng dần và việc ông duy trì được quyền lực trong năm 2022 thực sự là một ẩn số. Và tất cả tùy thuộc vào việc ông sẽ ứng xử như thế nào với bệnh dịch này (Theo các cây viết trên tờ politico). Áp lực đòi quyền tự do ngôn luận và áp lực về việc không quan liêu trong bộ máy chính quyền đã khiến ông Tập phải lên tiếng (lần đầu tiên trong lịch sử điều hành) nói rằng “ông đã chỉ đạo cho lãnh đạo địa phương và Bộ Chính Trị Trung Quốc về bệnh dịch từ lúc nó mới khởi phát vào đầu tháng 1”. Đây như là một lời biện minh, giải thích cho chính mình của ông trước công chúng! Thật sự là LẦN ĐẦU TIÊN của chính trị Trung Quốc gần đây.
 
Còn đối với Việt Nam, các nỗ lực phòng dịch đang được đẩy lên cao và rất nghiêm túc, được thực hiện tốt bởi Chính phủ!
 
Hiện các ca nhiễm của Việt Nam chính thức phần nhiều ở Vĩnh Phúc 11 ca (3 ca khỏi bệnh). Dịch bệnh đã khiến các thành phố lớn phòng ngừa bằng cách cho học sinh nghỉ học tới hết tháng 2/2020. Riêng TP HCM đang kiến nghị cho các cháu nhỏ nghỉ hết tháng 3/2020.
 
Ngày hôm qua cũng đã ghi nhận tại Hà Nội: Phát hiện 2 ca nghi nhiễm covid-19 (theo tin của An Ninh Ti Vi) tại Thanh Xuân và Nam Từ Liêm. Như vậy, toàn TP Hà Nội chỉ còn 4 trường hợp nghi nhiễm covid-19, 63 trường hợp trước đó đã âm tính. (site: http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/ha-noi-phat-hien-2-ca-nghi-nhiem-covid19-306240.html)
 
Dịch bệnh cũng diễn biến khá phức tạp và ảnh hưởng nặng nề tới ngành du lịch, vận tải hàng không của Việt Nam. Vietnam Airlines đã phải tính tới phương án cho thuê tàu bay lại và hãng đang kêu mất khoảng 250 tỉ đồng/tuần và thiệt hại 10.000 tỉ mới chỉ là khởi đầu (https://tuoitre.vn/vietnam-airlines-rao-cho-thue-may-bay-hang-khong-thiet-hai-10-000-ti-moi-chi-ban-dau-20200213183235646.htm)
 
Với các ngành nghề khác như buôn bán hàng Trung Quốc, nhập khẩu linh kiện trang thiết bị Trung Quốc thì cũng sẽ ảnh hưởng, mức độ như thế nào đợi đến khi thống kê chúng ta mới biết được.
 
Cũng một vài tin tức liên quan đến Corona như vắc xin, các phát kiến của Mỹ và các ca khỏi bệnh đã tăng lên nhanh hơn (Trung Quốc công bố) cũng tạo ra kì vọng tâm lý tốt hơn. Hi vọng mọi chuyện đúng như Trung Quốc đã công bố và thông báo.
 
2. Sự kiện thứ 2 tuần này đó chính là TTCK Mỹ sẽ nghỉ ngày thứ 2 – là ngày Tổng Thống President Day. TTCK Mỹ sẽ mở cửa trở lại vào ngày thứ 3. Các dữ liệu về hợp đồng tương lai của Vàng hay Dầu lửa cũng không có vào ngày thứ 2.
 
Điểm tin tài chính đầu tuần 17.2.2019
 
3. Tuần này FED cũng ra biên bản họp FED và các nhà đầu tư thì rất trông ngóng để xem các thông tin về Repo size, và việc bơm tín dụng có còn duy trì 60 tỉ đô la/tháng nữa không?
 
Chưa kể, sẽ có một vài phát biểu của các chủ tịch FED thành viên FOMC. Và tuần này thì các dữ liệu kinh tế của Mỹ về thị trường nhà đất, giấy phép xây dựng, số liệu chuyển nhượng nhà hiện hữu cũng được công bố.
 
Công chúng thì đang kì vọng số liệu đều tốt.
 
Và theo phóng viên của tờ Politico thì ông Trump đang thênh thang 1 mình một đường (đại lộ) trên hành trình tái đắc cử tổng thống nhiệm kì 2.
 
4. Kinh tế khu vực Châu Âu tuần này cũng có thể đang lưu ý khi những báo cáo lần đầu về bệnh dịch Corona Virus có thể ảnh hưởng (thực ra đã ảnh hưởng tới du lịch và vận tải của Đức, Pháp và chuỗi cung ứng của Châu Âu rồi) tới nền kinh tế của các nước thành viên. Nhưng thống kê có lẽ chưa thấm.
 
5. Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồ thị Ichimoku Kinko Hyo Charts cũng cho thấy sự lưỡng lự và chắc chắn thị trường sẽ chưa mạnh ngay được khi index đang ở vùng kháng cự và các thông tin mixed – không rõ ràng về Corona Virus hiện tại.
 
Điểm tin tài chính đầu tuần 17.2.2019
 
Nước ngoài vẫn bán ròng ⅘ phiên tuần trước, phiên thứ 6 bán -89 tỉ đồng. Như vậy, mở cửa năm 2020 thì nước ngoài đã bán ròng cả 2 tuần liên tiếp.
 
Với index thanh khoản cũng ở mức thấp. Có lẽ khi mọi chuyện về dịch trở nên rõ ràng hơn về đỉnh dịch và có trend trở lại, lúc đó tiền mới xuống chiếu?
 
Chúc qúy vị một tuần làm việc tốt hơn tuần vừa rồi. Hứng khởi nhé!

 

Các viết cùng chủ đề