Cách một bong bóng được thổi phồng cũng giống như cách một đại dịch COVID-19 bùng nổ
Cách đại dịch như Covid-19 bùng nổ có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về việc dẫn truyền thái độ và bản chất của cơ chế phản hồi hỗ trợ bong bóng đầu cơ.
Cách một đại dịch lây truyền (như COVID-19)
Trong mô hình dịch tễ đơn giản nhất, người ta cho rằng bệnh có tỉ lệ lây nhiễm (tốc độ lây lan từ người truyền nhiễm sang người dễ mắc bệnh) định sẵn và tỉ lệ loại bỏ (tỉ lệ người nhiễm bệnh không còn lây lan nữa, thông qua hồi phục hoặc tử vong) định sẵn.
Nếu tỉ lệ loại bỏ bằng 0, biểu đồ đồ họa của số người nhiễm bệnh sau khi giới thiệu một người truyền nhiễm theo một đường cong toán học gọi là đường cong lôgit (logistic curve).
Với đường cong lôgit, phần trăm dân số bị nhiễm bệnh tăng ban đầu ở tỉ lệ lây nhiễm. Mặc dù ban đầu tốc độ gia tăng gần như không đổi, nhưng số người tuyệt đối được ghi nhận là mắc bệnh tăng nhanh và nhanh hơn: khi ngày càng nhiều người mắc bệnh, ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh và đến gặp bác sĩ phàn nàn về triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng tốc độ gia tăng bắt đầu giảm khi nhóm những người nhạy cảm chưa bị nhiễm bệnh bắt đầu cạn kiệt. Mặc dù tỉ lệ lây nhiễm nội tại của bệnh là không thay đổi, nhưng tốc độ xuất hiện người nhiễm mới giảm, bởi vì những người bị nhiễm gặp ít người chưa bị nhiễm hơn. Cuối cùng, toàn bộ dân số bị nhiễm bệnh và đường cong logic trở nên phẳng, ở mức 100%; khi đó tất nhiên không có ca bệnh mới.
Thay vào đó nếu tỉ lệ loại bỏ lớn hơn 0 nhưng nhỏ hơn tỉ lệ lây nhiễm, mô hình dự đoán quá trình dịch bệnh sẽ có hình chuông: số lượng nhiễm trùng lúc đầu sẽ tăng từ 0, đạt đỉnh, và sau đó giảm về 0. Đỉnh điểm có thể xảy ra trước khi 100% dân số bị nhiễm bệnh.
Nếu tỉ lệ loại bỏ lớn hơn tỉ lệ lây nhiễm, thì dịch bệnh sẽ không bao giờ bắt đầu và thậm chí sẽ không bao giờ được quan sát.
Các nhà dịch tễ học sử dụng các mô hình này một cách xây dựng để hiểu được sự bùng phát của dịch bệnh. Ví dụ, bằng cách sử dụng các mô hình như vậy, họ có thể suy ra rằng nếu tỉ lệ loại bỏ cao hơn tỉ lệ lây nhiễm, thì một nhóm dân số gần như khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh dịch, đối với bất kỳ sự gia tăng nhỏ nào về tốc độ truyền nhiễm hoặc suy giảm tốc độ loại bỏ có thể nghiêng cán cân về phía một dịch bệnh mới. Do đó, các nhà dịch tễ học có thể suy luận rằng sự thay đổi trong mô hình thời tiết sẽ có xu hướng giữ mọi người ở trong nhà với nhau (nơi họ có khả năng lây nhiễm lẫn nhau) có thể khiến tỉ lệ lây nhiễm tăng lên trên tỉ lệ loại bỏ. Dịch bệnh khi đó sẽ bắt đầu, nhưng số lượng nhiễm trùng tuyệt đối sẽ tăng chậm. Nếu trong ví dụ này, thời tiết thay đổi khá sớm theo cách khiến tốc độ lây nhiễm xuống trở lại, do đó số lượng bệnh truyền nhiễm không bao giờ trở nên rất lớn, thì dịch bệnh sẽ không được công chúng chú ý. Nhưng nếu thời tiết xấu kéo dài đủ lâu so với sự khác biệt giữa tỉ lệ nhiễm thời tiết xấu và tỉ lệ loại bỏ, thì dịch bệnh sẽ trở nên lớn và đáng chú ý trong dân số. Các nhà dịch tễ học có thể sử dụng mô hình này để dự đoán, theo ví dụ này, thời gian kéo dài của thời tiết xấu là cần thiết để tạo ra một dịch bệnh nghiêm trọng.
Mô hình lây truyền đại dịch áp dụng cho thị trường tài chính
Các mô hình dịch tễ tương tự đã được áp dụng cho các hiện tượng sinh học khác có thể liên quan đến thị trường tài chính. Nhà kinh tế học Alan Kirman đã sử dụng chúng để mô hình hóa hành vi của loài kiến trong việc khai thác nguồn thực phẩm và ông lưu ý rằng các mô hình cũng có vẻ phù hợp với sự thay đổi giá thị trường.
Mối liên quan thực tế nhất là sự thực rằng các mô hình dịch tễ đã được các nhà xã hội học áp dụng để dự đoán quá trình truyền khẩu ý tưởng. Ở đây, tỉ lệ lây nhiễm là tỉ lệ truyền đạt ý tưởng và tỉ lệ loại bỏ là tỉ lệ quên hoặc mất hứng thú. Các động lực của dẫn truyền như vậy có thể bắt chước sự lây lan của bệnh.
Cùng với đó, trong quá trình truyền nhiễm, tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn vì xuất hiện tỉ lệ truyền nhiễm. Cũng như trong quá trình truyền đạt ý tưởng, sẽ tồn tại tỉ lệ lỗi dẫn truyền thông tin, hay còn gọi là tam sao thất bản. Khi câu chuyện cuối cùng được kể cho nhóm bởi người cuối cùng trong chuỗi, sự biến dạng của câu chuyện gốc thường rất kịch tính đến mức gây ra tiếng cười. Việc truyền tải câu chuyện bất kể phức tạp hay đơn giản từ người sang người đơn giản là không đáng tin cậy lắm.
Vì lý do này, việc truyền tải ý tưởng truyền khẩu thuần túy, ngay cả khi được tiếp sức bởi điện thoại, bản thân nó không có khả năng lan truyền đủ rộng để lây nhiễm toàn bộ một quốc gia. Độ chính xác của truyền sẽ chùn bước rất lâu trước khi điều đó xảy ra. Nhưng với sự giúp sức của truyền thông, câu chuyện sẽ rất khác. Hãy nhớ lại, bản thân các phương tiện truyền thông bị thu hút bởi các thị trường tài chính một cách tự nhiên, bởi vì, ít nhất, các thị trường cung cấp nguồn tin tức liên tục dưới dạng thay đổi giá hàng ngày.
Trong đó truyền thông sẽ:
- Nuôi dưỡng tranh luận
- Báo cáo về triển vọng
- Bội thực với kỷ lục
Truyền thông truyền khẩu, dù là tích cực hay tiêu cực, vẫn là một phần cốt yếu của việc truyền bá bong bóng đầu cơ, và tiềm năng truyền khẩu của bất kỳ sự kiện nào cũng phải được cân nhắc khi đánh giá khả năng sự kiện đó dẫn đến một sự kiện bong bóng đầu cơ.
Nhưng cũng nhờ sức mạnh của truyền thông đó mà đã giúp cho Việt Nam cải thiện được tình hình truyền nhiễm của đại dịch Covid-19. Các sản phẩm truyền thông truyền khẩu về Virus Covid-19 được thực hiện xuyên suốt và rất hiệu quả. Hữu xạ tự nhiên hương, MV “Ghen Cô Vy” lên sóng truyền hình Mỹ: MC “bấn loạn” vì quá dễ thương, khen ngợi bài hát trực quan và cả vũ điệu chống dịch cực đáng yêu.
Trích: Sách Lạc Quan Tếu – Robert Shiller –
Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance
Nhận diện SIÊU BONG BÓNG
Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán