fbpx

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Hilton vừa được Fortune vinh danh là công ty tốt nhất để làm việc tại Mỹ năm 2020. Đế chế khách sạn này ra đời hơn 100 năm trước từ khoản đầu tư 5.000 USD của Conrad Hilton. Năm 2007, quỹ đầu tư Blackstone chi 26 tỷ USD mua lại hệ thống khách sạn Hilton.

Conrad Hilton là ông trùm khách sạn đứng sau đế chế 100 tuổi Hilton. Ông sinh năm 1887 trong một gia đình có 7 người con. Bố mẹ Conrad Hilton từ Na Uy chuyển đến Mỹ năm 1870. Cha ông sở hữu một cửa hàng tạp hóa và cho thuê phòng trong nhà của mình, theo The Guardian. Sau khi học được những điều cơ bản về kinh doanh từ cha, Conrad Hilton phục vụ trong quân đội Mỹ trong Thế chiến I.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Sau chiến tranh, Conrad chuyển tới Texas với 5.000 USD. Năm 1919, ông tìm cách mua lại một ngân hàng nhưng không thành công. Vì vậy ông chuyển sang mua lại khách sạn 40 phòng có tên Mobley tại Cisco, bang Texas. Bobley thành công tới mức phải chuyển phòng ăn thành phòng nghỉ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong suốt những năm 1920, Hilton tiếp tục mua và xây dựng khách sạn ở Texas. Năm 1942, ông mở thêm những khách sạn ở các bang khác.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn HiltonCon đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Conrad Hilton có 3 con trai từ cuộc hôn nhân đầu tiên của ông với Mary Adelaide Barron – bao gồm Conrad Jr., William Barron và Eric Michael – trước khi ly hôn vào năm 1934. Con trai lớn của ông, Conrad Jr., là người chồng đầu tiên của Elizabeth Taylor.

Conrad Hilton cũng kết hôn với nữ diễn viên Zsa Zsa Gabor vào năm 1942. Cặp đôi ly hôn năm 1946 và có một con gái chung. Gabor có tới 9 người chồng, từng ly hôn 7 lần và hủy hôn một lần. Bà từng tuyên bố: “Mỗi lần rời bỏ một người, tôi giữ lại nhà của ông ta”.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Năm 1954, Conrad Hilton mua công ty khách sạn Statler với giá 111 triệu USD. Đây là hợp đồng bất động sản lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó. Conrad Sr. tự gọi mình là “chủ nhà trọ của thế giới”. Ông cũng bổ sung thêm nhiều khách sạn cho đế chế của mình, trong đó có Stevens tại Chicago và cả khách sạn biểu tượng của New York Waldorf Astoria.

Nhà Hilton còn mua một công ty giải trí quốc tế và tạo ra mạng lưới khách sạn đa quốc gia đầu tiên trên thế giới.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Người con trai cả của Conrad Hilton làm việc cùng với cha và 2 em trai cho đến khi qua đời năm 1969 ở tuổi 42. 10 năm sau, Conrad cũng qua đời và để tài sản lại cho 3 người con. Hai con trai của ông nhận được mỗi người 500.000 USD, con gái nhận được 100.000 USD. Số còn lại được cho vào Quỹ Conrad N. Hilton.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Barron Hilton kế nghiệp cha, trở thành chủ tịch và CEO của công ty. Ông qua đời vào tháng 9/2019, chỉ để lại 3% tài sản của mình cho 8 người con, 15 cháu và 4 chắt – bao gồm Paris và Nicky Hilton.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Paris Hilton bắt đầu làm người mẫu ở tuổi teen và tiếp tục xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình. Trong khi đó, Nicky trở thành một nhà thiết kế thời trang và kết hôn với người thừa kế gia sản nhà Rothschild. Ảnh: Getty Images (Nicky Hilton, Rick Hilton và Paris Hilton – từ trái sáng phải)

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Năm 2007, tập đoàn Blackstone, có trụ sở tại New York, mua lại Hilton với giá 26 tỷ USD. Đây là thương vụ lớn thứ 2 tính đến thời điểm đó của Blackstone. Tháng 9/2013, Hilton nộp hồ sơ IPO. Thương vụ IPO này huy động gần 2,4 tỷ USD từ 117,6 triệu cổ phiếu bán ra, đánh dấu khoản huy động từ IPO lớn nhất lịch sử ngành khách sạn.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

Hilton bán khách sạn Waldorf Astoria cho một tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc với giá 1,95 tỷ USD vào tháng 10/2014. Hiện nay, tập đoàn này có hơn 6.100 khách sạn với 971.000 phòng tại 119 quốc gia và tổng số nhân viên khoảng 430.000.

Con đường trở nên giàu có của gia đình ‘khai sinh’ tập đoàn khách sạn Hilton

2020 là năm thứ 2 liên tiếp, Hilton được Fortune vinh danh là nơi làm việc tốt nhất nước Mỹ theo bình chọn của nhân viên.

Nguồn: ndh

Các viết cùng chủ đề