Thế hệ Gen Z ủng hộ thương hiệu thời trang theo cách mới
Các hãng thời trang ngày nay đang nỗ lực để đi sâu vào thị trường thế hệ Gen Z màu mỡ, đang dần trở thành tập khách hàng lớn nhất trong thập kỷ tới, xu hướng riêng biệt đó cùng với một vài yếu tố khác là thứ chúng ta sẽ hoặc nên tập trung trong một thời gian.
Chuyên gia và các nhà quan sát dự đoán sẽ xuất hiện cuộc sống với “tiêu chuẩn mới” trong suốt đại dịch COVID-19. Không có một bức tranh rõ ràng tổng quát cho sự thay đổi này, tuy nhiên không thể phủ nhận được sự tăng trưởng của nhiều nền tảng thương mại điện tử ở thời điểm hiện nay.
Thế hệ Gen Z (các bạn trẻ sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) sẽ được mệnh danh là những công dân của thời đại số hoá. Họ sắp trở thành khách hàng chủ yếu của thị trường tiêu thụ sản phẩm trên Internet và một số khác đang suy nghĩ về việc trở thành doanh nhân hoặc cha mẹ hướng các bạn đi theo con đường đó. Nhiều cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu và phân biệt chủng tộc trên toàn cầu hiện nay càng cho thấy sự quan tâm và nhận thức rõ ràng của thế hệ Gen Z về vấn đề công bằng xã hội.
Bạn có thể cho rằng thế giới của thế hệ Gen Z nói chung và các thương hiệu thời trang đang tồn tại ở trong xã hội đó, vậy thế giới đó trông như thế nào?
Sarah Weise, chuyên gia marketing đã viết: “InstaBrain: nguyên tắc mới cho tiếp thị của thế hệ Gen Z là một điều đáng buồn.” Chính sách cách li xã hội đột ngột khiến việc học hành, công việc và cuộc sống xã hội của người trẻ bị tạm ngưng. Và khi các nhà bán lẻ cùng nhà hàng vẫn đóng cửa, thì các công việc mùa hè của họ coi như đổ bể. Các công ty lớn vẽ ra bức tranh cho nền kinh tế tương lai nơi khách hàng tối giản hoá nhu cầu và ngân sách sẽ không đủ để tuyển dụng thực tập sinh hay sinh viên đại học.
Thế hệ Gen Z luôn có nhiều công việc cần được giải quyết cùng một lúc khiến cho quá trình cân bằng cuộc sống của họ trở nên khó khăn, nhưng đây là một cơ hội lớn của các nhãn hàng để bán sản phẩm của họ. Như Weise chia sẻ với Insider: “Nhãn hàng hiểu rõ thế hệ Gen Z cảm thấy thế nào sẽ giành được sự ủng hộ của khách hàng, và nếu không thì họ sẽ đánh mất miếng bánh trên thị trường này.”
Weise cũng chia sẻ thêm: “Các nhãn hàng thời trang nên hiểu rõ suy nghĩ của thế hệ Gen Z và mang tới cho họ những thông điệp ý nghĩa, cũng như sử dụng sản phẩm để truyền cảm hứng cho họ. Ví dụ như các thương hiệu xa xỉ có thể tạo ra một câu chuyện xung quanh túi xách để khách hàng nhớ về khoảng thời gian hạnh phúc khi họ sử dụng sản phẩm này.”
COVID-19 ngoài ra cũng tạo cơ hội thúc đẩy các nhãn hàng biến trang web và các kênh xã hội cả mình trở thành nền tảng bán hàng chính. Nghiên cứu của Nielsen đã chỉ ra thế hệ Gen Z có khả năng tiếp nhận các thương hiệu trên mạng xã hội cao hơn 59% so với dân số nói chung.
Bức tranh này càng rõ ràng hơn dưới các con số gần đây của Depop, một nền tảng bán lại trực tiếp của Anh, có lượng khách hàng chủ yếu từ 18 tới 25 tuổi. Doanh thu của hãng này trong tháng Ba và tháng Tư tăng 100% so với cùng kỳ năm ngoái và danh mục sản phẩm cũng tăng 150%.
Bản chất dẫn đến sự tăng trưởng thần kỳ này là hãng đã tạo nên kết nối giữa người mua và người bán bằng cách sử dụng hashtags, gắn thẻ thương hiệu và thậm chí chia sẻ các câu chuyện về người bán, tạo nên một cộng đồng và các cuộc thảo luận xung quanh trải nghiệm mua sắm của khách hàng – thứ gây ấn tượng cho cộng đồng thế hệ Gen Z hiện nay.
“Họ cũng không thích fast fashion (thời trang nhanh),” Marie Petrovicka, phó chủ tịch quốc tế của Depop chia sẻ với Insider. Ông cũng nói thêm rằng nhãn hàng nên cân nhắc lại việc “liên tục tung ra các bộ sưu tập mới, bởi vì sau đó những người trẻ sẽ chỉ nhớ đến chúng và tập hợp lại để ném vào đống đồ cũ bỏ đi thôi.”
Ba&sh, nhãn hiệu Pháp thuộc sở hữu 50% bởi LVMH, hiện đang tiến gần hơn một bước tới việc nối thị trường thế hệ Z với các giá trị bền vững.
Hãng miêu tả mình là thương hiệu đầu tiên có tính năng bán lại trên trang web của mình. Tính năng này được giới thiệu vào tháng Tư, là một trong các sản phẩm trước đại dịch COVID-19. Ý tưởng kinh doanh của họ là người mua sẽ được liên kết với các mặt hàng Ba&sh được bán trên nhiều nền tảng, thay vì phải tìm qua các trang web. Nó cũng giúp nhóm thiết kế của Ba&sh biết được phong cách thời trang nào đang thịnh hành và phong cách nào không được ưa chuộng.
Pierre-Arnaud Grenade, CEO của Ba&sh cũng chia sẻ thêm: thay vì coi bán lại như một mối đe dọa thì thị trường secondhand “có thể mang lại tác động to lớn và giải quyết các vấn đề bền vững trong ngành chúng tôi.”
Các nhãn hàng hy vọng những thông điệp như vậy sẽ có khả năng thu hút các bạn trẻ thế hệ Gen Z, như Petrovick đã nói: “Thế hệ trẻ ngày nay thực sự quan tâm đến thế giới.”
Nguồn: vietnambusinessinsider