fbpx

Sir John Templeton – người chuyên săn lùng thành công hàng hạ giá toàn cầu chỉ ra 5 lỗi cơ bản mà các nhà đầu tư trẻ tuổi thường mắc gặp.

John Templeton được mọi người biết đến qua biệt danh người chuyên săn lùng thành công hàng hạ giá toàn cầu. Ông luôn tâm niệm triết lí của bản thân “thời gian sẽ khiến mọi thứ phải khác đi và tốt lên”…

 Sir John Templeton (sinh 29/11/1912 – mất 08/07/2008). Ông là một trong những nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Ông trở thành tỉ phú khi là người tiên phong thực thụ của các quỹ tương hỗ đa dạng hóa toàn cầu, bao gồm cả quỹ Templeton World Fund được lập nên năm 1978. Quỹ Templeton Growth Fund đã thu được tỉ suất lợi nhuận bình quân năm xấp xỉ 14% trong giai đoạn 1954-2004, cao hơn hẳn mức 11% của S&P.

Sinh thời, John Templeton sinh ra trong một gia đình nghèo ở Tennesee. Nhờ học bổng, ông đã theo học kinh tế học ở trường Yale và tốt nghiệp với vị trí đầu lớp năm 1934. Sau đó, ông tiếp tục theo học Oxford bằng học bổng Rhodes Scholar và lấy được bằng thạc sĩ về ngành luật năm 1936. Trở về Mỹ, ông lên New York làm nhân viên tập sự cho Fenner & Beane, một trong các hãng tiền thân của Merrill Lynch.

5 năm sau đó, ông tiến hành mở công ty quản lý đầu tư đầu tiên của chính mình mang tên Templeton – Dobbrow & Vance, trong vũng sâu của cuộc Đại suy thoái năm 1937. Công ty quản lý đầu tư này khá thành công, tài sản tăng lên 300 triệu USD với 8 quỹ tương hỗ dưới sự quản lý của nó. Tên công ty sau đó được đổi thành Templeton Damroth và được bán đi năm 1968, vào thời điểm ông bắt đầu lại từ đầu với quỹ Templeton Growth Fund của chính mình, đặt trụ sở tại Nassau, Bahamas.

Templeton cũng lựa chọn quan điểm tránh xa phố Wall bằng cách đầu tư chủ yếu vào thị trường Anh và Nhật Bản. Chính điều này đã giúp ông trở thành một tỷ phú giàu có và đi đầu xu hướng đầu tư toàn cầu. Cũng nhờ có các nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, việc hoạch định tính toán thời gian của ông luôn hoàn hảo đến mức tuyệt đối.

Sir John Templeton - người chuyên săn lùng thành công hàng hạ giá toàn cầu chỉ ra 5 lỗi cơ bản mà các nhà đầu tư trẻ tuổi thường mắc gặp.

Ngay từ giai đoạn đầu tiên của thời kỳ cổ phiếu ngành công nghệ và Internet bùng nổ những năm 1990, Templeton đã có được vị trí đáng kể trên thị trường cổ phiếu của lĩnh vực này và kiếm về cho mình cả một gia tài. Ông luôn tâm niệm triết lí của bản thân “Thời gian sẽ khiến mọi thứ phải khác đi và tốt lên”. Đầu tư cũng vậy, có thể chấp nhận sai sót khi mới tham gia thị trường, nhưng dần dần phải chăm chỉ học hỏi và nỗ lực để khoản đầu tư phải tốt lên, đem lại lợi nhuận.

Trong vòng 25 năm sau đó, Templeton đã tạo ra một số trong những quỹ đầu tư quốc tế lớn nhất và thành công nhất. Ông bán lại các quỹ mang tên Templeton năm 1993 cho tập đoàn Franklin Group. Năm 1999, tạp chí Money bầu ông là “người lựa chọn cổ phiếu đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ.” Templeton còn được Nữ hoàng ElizabethII phong tước hiệp sĩ vì những thành tựu của mình.

Sau khi nghỉ hưu, Templeton trở thành một nhà hoạt động từ thiện rất tích cực trên khắp thế giới qua quỹ John Templeton Foundation. Quỹ đã tài trợ rất nhiều cho các nghiên cứu về tinh thần và khoa học. Mỗi năm ông đều dành tặng khoảng 40 triệu đôla cho các quỹ từ thiện song ông vẫn hết sức tận tụy với năng khiếu thiên bẩm của mình “nghiên cứu về đầu tư chứng khoán”.

Là một trong những nhà đầu tư ngược xu thế hàng đầu của thế kỷ XX, John Templeton được giới đầu tư coi là người đã “mua cổ phiếu dưới đáy của cuộc Đại suy thoái, bán ở đỉnh của thời kỳ bùng nổ Internet và có vô số vụ đầu tư thành công khác giữa hai thời kỳ này.”

Trong suy nghĩ của ông, đầu tư vốn luôn là một môn khoa học và đồng thời cũng là một môn nghệ thuật. Tuy nhiên, có một điểm tương đồng giữa các trader xuất sắc là họ tránh được nhiều lỗi lầm. Một lỗi nhỏ cũng có thể phá hủy cả một “công trình” đầu tư công phu và đang vận hành tốt. Theo ông, những nhà đầu tư trẻ tuổi khi mới bắt đầu tham gia thị trường thường mắc phải những lỗi lầm sau và nếu học cách khắc phục được những lỗi cơ bản này, thì thành công sẽ dần tìm tới nhanh chóng:

Chần chừ cắt lỗ.

Đây là lỗi phổ biến đầu tiên. Các nhà đầu tư trẻ tuổi thường cứng đầu và không tỉnh táo rút vốn ra khi bắt đầu thua lỗ. Đừng kiên nhẫn với những giao dịch thua lỗ. Điểm mấu chốt là cương quyết cắt lỗ để tiếp tục tiến lên.

Sir John Templeton - người chuyên săn lùng thành công hàng hạ giá toàn cầu chỉ ra 5 lỗi cơ bản mà các nhà đầu tư trẻ tuổi thường mắc gặp.

Các nhà đầu tư dễ dàng tìm ra những lý do để biện hộ rằng thị trường đang sai và họ đang đúng. Hãy nhớ rằng thị trường luôn đúng. Bạn sẽ nghe thấy những câu thoái thác như “Cổ phiếu này đã giảm giá quá nhiều, nó không thể giảm nữa đâu!” Thực tế chứng minh điều ngược lại.

Một trong những nguyên nhân khiến những nhà đầu tư non kinh nghiệm do dự không muốn cắt lỗ là họ ngại thừa nhận mình đã bị đánh bại. Hãy vượt qua tâm lý này. Đôi lúc giao dịch tốt nhất là rút ra sớm theo ông là để bạn hãy chỉ để mất 5% thay vì 50%.

Chốt lãi quá sớm.

Đây là một lỗi rất căn bản. Khi một khoản đầu tư bắt đầu diễn biến tốt, các nhà giao dịch trẻ tuổi quá hấp tấp và do đó chỉ nhận về khoản lợi nhuận nhỏ nhoi trong khi bỏ qua những con sóng lớn để rồi ra vào liên tục và nhiều khi có thể chạm ngưỡng cắt lỗ trong ngắn hạn. Hãy kiên nhẫn. Tất nhiên, nắm chắc phần lãi nhỏ là một phản xạ rất tự nhiên của bất cứ nhà đầu tư nào.

Quá tập trung vào một cổ phiếu.

Một lỗi cơ bản khác mà các nhà đầu trẻ tuổi thường mắc phải là yêu thích những giao dịch tập trung và all in với suy nghĩ làm giàu nhanh chóng vào một cổ phiếu. Bạn có thể mất tất cả tiền trong chốc lát mà không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Sir John Templeton - người chuyên săn lùng thành công hàng hạ giá toàn cầu chỉ ra 5 lỗi cơ bản mà các nhà đầu tư trẻ tuổi thường mắc gặp.

Giao dịch tập trung thường có nghĩa là tất cả tin tức đều được tính vào giá. Tâm trạng có thể bị đảo ngược và những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm không bao giờ hành động đủ nhanh. Họ có xu hướng dừng lại đúng lúc tồi tệ nhất, mất tất cả tiền đã kiếm được và quả quyết rằng “trò chơi” đã bị thao túng.

Làm chủ phân tích của chính mình.

Nhà đầu tư trẻ nên tự hỏi 4 câu hỏi sau trước khi đầu tư:

– Đã có bao nhiêu người đựơc nghe tin này trước khi đến tai bạn. Nếu nhiều người biết trước bạn thì tin này đã quá trễ và giá đã lên cao rồi.

– Tin này đã lan truyền bao lâu trước khi đến tai bạn? Mấy ngày rồi?

– Ai mách tin này cho bạn? Người trong ban quản trị công ty? Hay chỉ là bạn bè?

– Tin đó liệu có đúng không? Thông thường, tin nội gián thì không được tiết lộ.

Loại bỏ suy nghĩ ” Đầu tư chứng khoán như trò đặt cược may rủi đánh bạc”

Ông nhận định có đến 80% nhà đầu tư trẻ tuổi luôn luôn mua cổ phiếu ở mức giá cao nhất. Lý do đơn giản bởi họ không biết chọn thời điểm nào để mua mà chỉ mua dựa trện tin báo hay những tin đồn được “rò rỉ”. Chỉ có số ít nhà đầu tư biết cách chọn lúc mua ở giá thấp. Vì vậy, có đến 80% người bị lỗ và chỉ có khoảng gần 20% người kiếm được lợi nhuận. Đầu tư đúng thì làm giàu, đầu tư kiểu đánh bạc chắc chắn sẽ bị cháy túi.

Nguồn: Theo Nhịp Sống Kinh Tế.

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

tủ sách đầu tư giá trị

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề