fbpx

Nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam giống nhau đến cực đoan!

Bài này tôi đăng lại của năm 2015 để thấy rằng chúng ta những nhà đầu tư Việt Nam đang hành xử “lỗ mãng” và “bản năng” không khác gì so với các nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc từ 2015 khi Shanghai index giảm từ 5.000 điểm xuống 3.000 điểm (Giảm 40% trong thời gian ngắn).

Bản chất chúng ta giống họ đến thế thì lấy gì để mà chê bai người Trung Quốc nhỉ?

Lời cảnh tỉnh cho những nhà đầu tư không cần học thức cũng có thể bỏ tiền đi đầu tư ở Việt Nam là đây!

66% nhà đầu tư cổ phiếu mới của Trung Quốc là học sinh cấp 3 bỏ học, 6% là thất học. Trong số 2,8 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán được mở thêm vào 11/2014, có tới 2/3 là những nhà đầu tư chưa học đến trung học hoặc chưa tốt nghiệp trung học.

Một báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) gởi Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân cho thấy những điểm tương đồng giữa nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam.

Theo đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc có khoảng 90 triệu nhà đầu tư nhưng có quá nhiều nhà đầu tư là cá nhân nhỏ lẻ từ thành thị tới nông thôn tham gia trực tiếp giao dịch trên thị trường với trình độ đầu tư thấp, thậm chí không có những kiến thức vô cùng căn bản về chứng khoán.

HOSE cũng trích dẫn một số liệu của Deutsche Bank là 66% nhà đầu tư cổ phiếu mới của Trung Quốc là học sinh cấp 3 bỏ học, 6% là thất học. Trong số 2,8 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán được mở thêm vào 11/2014, có tới 2/3 là những nhà đầu tư chưa học đến trung học hoặc chưa tốt nghiệp trung học (theo thống kê của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam Trung Quốc).

Chính sự tham gia đông đảo vào thị trường chứng khoán của những nhà đầu tư chưa được trang bị kiến thức thị trường chứng khoán đã tạo nên tình trạng cổ phiếu được định giá cao một cách bất hợp lý.

Tâm lý đầu tư bầy đàn vốn là đặc trựng của cơ cấu nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ cũng góp phần cho việc tháo chạy hàng loạt khi thị trường sụt giảm mạnh 32% giá trị tính từ giữa tháng 6/2015 đến ngày 8/7/2015.

Theo HOSE, Việt Nam có cơ cấu nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số và khá tương đồng với Trung Quốc. Trong giai đoạn 2010 – 2015, số lượng tài khoản đầu tư gia tăng khá ổn định (trung bình khoảng 10%/năm), không có sự tăng trưởng quá đột biến trong một thời gian ngắn như Trung Quốc.

Tuy nhiên, với những hệ quả mang lại từ chất lượng trình độ của nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc, một lần nữa cho thấy rằng công tác giáo dục, định hướng nhà đầu tư, tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán là vấn đề căn bản để xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển bền vững.

Trung Quốc: Chơi chứng khoán như là đan áo

“Trung Quốc, vương quốc của những người học nghề buôn chứng khoán” là hàng tít nhỏ nhận định trên Libération số ra ngày cuối tuần 18/07/2015. Mua và bán chứng khoán là niềm vui cả nước. Nhận định trên được nhật báo đính kèm với tấm ảnh các bà trung niên ngồi dán mắt lên các màn hình tại một sàn giao dịch trung gian, theo dõi biến động của giá cổ phiếu.

Số người học chơi chứng khoán hiện nay chiếm đến 80% các hoạt động giao dịch, đến mức Libération phải thốt lên “Tại Bắc Kinh, người ta chơi chứng khoán như là đan áo”, tựa của bài viết trên trang 14. Theo ước tính, hiện tại Trung Quốc có đến 90 triệu người chơi chứng khoán, còn đông hơn cả số đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc. Riêng trong năm 2014, chứng khoán đã tạo cơ hội cho hơn một triệu người trở thành triệu phú (bằng đồng nhân dân tệ). Tờ báo có cảm giác người dân Trung Quốc nghiện chơi chứng khoán, bởi vì hiện tượng này tác động lên mọi thành phần xã hội, từ công chức cho đến thợ cắt tóc, tài xế taxi, sinh viên hay người về hưu…

Nhật báo nhắc lại, Trung Quốc chính thức đưa vào hoạt động các sàn chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến vào năm 1990. Nhưng người dân thật sự bắt đầu ồ ạt đổ vào đầu tư trong hoạt động này từ năm 2007, vào lúc mà niềm hân hoan chuẩn bị đón Thế Vận hội Olympic lan tỏa khắp xã hội Trung Quốc và thúc đẩy mức tăng trưởng.

Giờ đây tại Trung Quốc, chơi chứng khoán cũng là một môn thể thao quốc gia, mà tiếng lóng được gọi là “sao cổ”. Nghĩa là, bán đi rồi mua lại nhanh chóng các cổ phíếu, đôi khi diễn ra trong cùng một ngày. Theo giải thích của tờ báo, đó là do hệ thống khuyến khích cách ứng xử ngắn hạn như vậy. Tại Trung Quốc, lượng hoạt động giao dịch do các nhà mua bán trung gian chuyên nghiệp trên các sàn giao dịch chỉ chiếm có 0,01%, thấp hơn cả trăm lần so với Hồng Kông (1%) và 200 lần tại Hoa Kỳ (2%).

Đối với các hộ gia đình Trung Quốc, hoạt động mua bán chứng khoán còn trở nên dễ dàng hơn bao hết khi smartphone ra đời, cùng với các ứng dụng môi giới miễn phí của các tập đoàn lớn. Lượng giao dịch của các nhà đầu tư chứng khoán nhỏ này chiếm đến 80% hoạt động mua bán chứng khoán thường nhật tại Trung Quốc. Ngoài việc giải trí, đối với nhiều người dân Trung Quốc, chơi chứng khoán còn là phương cách kiếm thêm nhu nhập, đặc biệt đối với những lao động trẻ tuổi có bằng cấp nhưng thu nhập thấp, hay những người có lương hưu ít ỏi, những người bị thất thu do khủng hoảng địa ốc… Nhìn chung, việc thiếu vắng một hệ thống an sinh xã hội đã đẩy những người tầng lớp nghèo này lao vào trò chơi may rủi.

Thế nhưng, với sự sụp đổ sàn chứng khoán trong ba tuần liên tiếp, hơn 2.700 tỉ đô-la ảo đã tan thành mây khói. Người chịu thiệt hại nặng nề nhất lại là số các nhà đầu tư nhỏ này. Nhiều người không những mất số tiền ảo mà cả tiền thật, do đã thế chấp tài sản để lao vào cuộc chơi may rủi.

Nguồn: Tổng hợp từ internet

Có thể bạn quan tâm

Tủ sách tinh hoa chứng khoán – Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

Tủ sách tinh hoa chứng khoán - Đầu tư hiệu quả trong mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

 

Các viết cùng chủ đề