Anne Scheiber: Người làm công để lại di sản 22 triệu đô
Anne Scheiber, một nhân viên bình thường đầu tư số tiền vỏn vẹn 5.000 đô la vào năm 1944, đã trở thành 22 triệu đô la vào thời điểm bà chết ở tuổi 101 vào năm 1995.
Sinh năm 1893 tại Brooklyn, New York, bà Anne có lối sống vô cùng độc đáo, sống khép kín và ám ảnh việc tiết kiệm. Anne hiếm khi rời khỏi căn hộ mình thuê ngoài những dịp gặp mặt luật sư và người môi giới của mình ở Merrill Lynch.
Nhìn thoáng qua lý lịch của bà, chẳng ai có thể tìm ra dấu hiệu rõ ràng nào gợi ý cho “từ khóa” giàu có và thành công. Trong suốt thời gian làm kiểm toán viên tại IRS, Anne chưa bao giờ kiếm được hơn 4.000 đô la một năm. Dù có chăm chỉ làm việc đến đâu, bà cũng không được cấc nhắc lên vị trí cao hơn; có lẽ sự bất công này xuất phát từ việc bà là phụ nữ và là người Do Thái giữa bối cảnh phân biệt đối xử nơi làm việc đang dâng cao lúc bấy giờ.
Khi Anne Scheiber về hưu, bà sở hữu khoản tiền tiết kiệm 5.000 đô la và lương hưu hàng năm trị giá khoảng 3.100 đô la. Mặc dù bà không ngậm thìa vàng từ nhỏ cũng chẳng kiếm được bao nhiêu trong cuộc đời làm công của mình, Anne sở hữu hai thứ rất quan trọng. Đầu tiên, bà có rất nhiều thời gian hậu nghỉ hưu. Dù nghỉ IRS vào năm 1944 ở tuổi 51, Anne tiếp tục sống thêm 50 năm nữa, bà qua đời ở tuổi 101 vào năm 1995. Thứ hai là lãi suất rất cao. Theo luật sư của bà Scheiber, nó lên đến 80% thu nhập của bà ấy. Thực tế việc bà không kết hôn hay có con là yếu tố đóng góp quan trọng cho con số trên, cũng như tính cách giản dị ở bà (mặc những bộ quần áo cũ từ giữa thập niên 1940) và sống trong căn hộ đi thuê ổn định.
Vào những năm 1930, Anne có một trải nghiệm không mấy tốt đẹp với các môi giới chứng khoán, điều này khiến bà hướng tới tự đầu tư lâu dài vào các cổ phiếu blue chip cũng như trái phiếu. Nhờ vào khoản tiết kiệm 5.000 đô la và khoản lương hưu hàng năm trị giá 3.100 đô la, Anne bắt đầu hành trình đầu tư mua và giữ. Năm mươi năm tiếp sau đó, bà tiếp tục tích lũy các vị thế trong hơn một trăm cổ phiếu. Những cổ phiếu thắng lớn của bà bao gồm Coca-Cola (cũng là một cổ phiếu thắng đậm trong danh mục của Warren Buffett), PepsiCo, Pfizer, Abbott Labs, Colgate-Palmolive và Schering-Plough.
Vào thời điểm bà qua đời năm 1995, danh mục đầu tư của Anne đã tăng lên khoảng 22 triệu đô la – tương đương với khoảng 35 triệu đô la (điều chỉnh theo lạm phát) ngày nay. Bà để lại toàn bộ tài sản cho hội nữ sinh trường Cao đẳng Stern của Đại học Yeshiva và Đại học Y khoa Albert Einstein. Nguồn tài trợ của Anne Scheiber sẽ hỗ trợ các thế hệ nữ sinh Do Thái có được khởi đầu mới mà bà không có cơ hội.
Vậy bí quyết thành công của Anne Scheiber là gì?
1. Quãng thời gian trên thị trường
Như đã đề cập, yếu tố đóng vai trò lớn nhất gần như chắc chắn là thời gian của Anne trên thị trường. Phiên bản lãng mạn của câu chuyện chỉ dừng lại ở việc bắt đầu với số tiền 5.000 đô la khi bắt đầu nghỉ hưu, tuy nhiên bên cạnh nắm giữ cổ phiếu và nhận cổ tức thì bà vẫn làm việc vào giữa cho đến cuối thập niên 1930. Sống đến năm 1995 có nghĩa bà có thời gian cho lãi kép sinh sôi mà không bị gián đoạn kéo dài suốt sáu mươi năm. Một người sinh ra ở thập niên 1890 sống qua tuổi 100 quả là điều đặc biệt hiếm thấy. Nếu Anne chỉ sống thêm 20 năm nữa sau khi về hưu, qua đời vào giữa những năm 1960 ở độ tuổi hoàn toàn “bình thường” là 72, thì có lẽ chúng sẽ không bao giờ biết đến câu chuyện của bà ấy.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của yếu tố thời gian, hãy xem xét số tiền ban đầu 5.000 đô la nhận được khi nghỉ hưu. Nếu bà chỉ sống trong 20 năm sau đó cùng với lãi suất 10% mỗi năm (đây chỉ là con số ví dụ chứ không phải tổng lợi nhuận của Anne) thì số tiền cuối cùng sẽ trị giá khoảng 33.000 đô la. Điều gì xảy ra nếu bạn gấp đôi thời gian lên thành 40 năm? Vâng, trong trường hợp đó tổng lợi nhuận nhiều hơn gấp 4 lần đến 140.000 đô la. Nếu sau đó bạn chỉ thêm 10 năm nữa – mở rộng tổng “thời gian trên thị trường” lên 50 năm – số tiền gấp thêm 4 lần nữa thành 600.000 đô la. Như người ta hay bảo Thời gian là tiền bạc.
2. Sống tiết kiệm
Bí mật thứ hai đối với thành công của bà là lối sống độc nhất vô nhị. Không lập gia đình và không con cái khiến Anne đạt tỷ lệ tiết kiệm cao. Thêm vào đó, bà không bao giờ mua đồ nội thất mới và mặc suốt một tủ đồ ngót nghét nửa thế kỷ. Tất cả số tiền tiết kiệm được đều dồn vào cổ phiếu blue chip, trái phiếu và dành phần việc còn lại cho lãi kép “xử lý”.
3. Mua tích trữ
Thứ ba dường như nằm ở việc Anne Scheiber là kiểu nhà đầu tư mua và giữ. Nhiều khoản đầu tư của bà nằm trong danh sách các cổ phiếu đạt hiệu suất tốt nhất trong 50 năm đó và tạo ra lợi nhuận khoảng 15% mỗi năm trong thời gian đầu tư của mình. Chúng chủ yếu là các công ty chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người tiêu dùng lớn. Đó là những cổ phiếu Anne biết rõ và tạo ra lợi nhuận chất lượng cực kỳ cao. Ngoài ra, bà cũng đa dạng hóa hợp lý danh mục đầu tư của mình. Dù hầu hết trọng tâm rõ ràng tập trung vào cổ phiếu, Anne Scheiber cũng phân bổ vừa phải vào trái phiếu và tiền mặt.
Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, bà luôn tái đầu tư cổ tức. Bạn có thể liên kết điểm này với mức độ tiết kiệm gần như ám ảnh của bà ấy. Hầu hết tất cả chúng ta sẽ bắt đầu dùng đến cổ tức của mình ở một mức nhất định! Nhưng Anne Scheiber thì không làm vậy. Hầu như mọi công việc bà thực hiện sau khi nghỉ hưu là tăng quyền sở hữu tài sản tạo ra tiền. Đó là một cuộc sống nghiêng về một hướng (trên bánh xe cuộc đời) – có lẽ một số người cho rằng hơi buồn tẻ – nhưng bà đã để lại một di sản khổng lồ tuy chỉ là một người làm công ăn lương bình thường chưa bao giờ được đề bạt.
Nguồn: The Compound Investor/ Happy Live dịch
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)