fbpx

Apoorva Mehta: miệt mài với 20 lần startup, thành công nhờ ứng dụng đi chợ thuê phổ biến nhất tại Mỹ

Apoorva Mehta là nhà sáng lập và CEO của Instacart, ứng dụng đặt mua và giao thực phẩm tươi trong ngày có trụ sở tại thành phố San Francisco, Mỹ. Instacart hiện có hơn 50.000 nhân viên đi chợ và giao hàng, kết nối với 15.000 cửa hàng tại 400 thành phố khác nhau tại Mỹ. Startup này hiện được định giá 7,6 tỷ USD.

Apoorva Mehta
Apoorva Mehta

Từng Startup… 20 lần

Apoorva Mehta sinh ra tại Ấn Độ và chuyển đến Canada năm 2000. Từ nhỏ, anh đã luôn hứng thú với mọi thứ liên quan đến công nghệ. “Tất cả điều nhỏ nhất được tìm thấy trên máy tính, Google khiến tôi muốn học về công cụ kỳ diệu này”, anh kể.

Chưa xác định sẽ làm gì sau tốt nghiệp nhưng Apoorva vẫn đăng ký học chương trình kỹ sư máy tính tại Đại học Waterloo. Ra trường, anh làm việc cho hai công ty công nghệ hàng đầu là Qualcomm và Blackberry. Mục tiêu của Apoorva là cố gắng thử mọi thứ và tìm ra được điều mình thực sự yêu thích.

Cuối cùng Apoorva chuyển đến Seattle và làm việc tại Amazon với vị trí kỹ sư chuỗi cung ứng. Tại đây, anh cùng đội ngũ của gã khổng lồ thương mại điện tử phát triển hệ thống nhận hàng từ nhà kho của Amazon để giao tới nhà khách hàng một cách nhanh chóng. Doanh nhân 30 tuổi cho biết Bezos và nhà sáng lập Apple Steve Jobs là hình mẫu lý tưởng của mình.

Tại Amazon, anh cùng đội ngũ của gã khổng lồ thương mại điện tử phát triển hệ thống nhận hàng từ nhà kho để giao tới nhà khách hàng một cách nhanh chóng.
Tại Amazon, anh cùng đội ngũ của gã khổng lồ thương mại điện tử phát triển hệ thống nhận hàng từ nhà kho để giao tới nhà khách hàng một cách nhanh chóng.

Song song với công việc kỹ sư ở Amazon, Apoorva bắt đầu khởi nghiệp với 20 startup thuộc các lĩnh vực xây dựng hệ thống quảng cáo cho các hãng game, mạng xã hội riêng dành cho các luật sư… nhưng đều thất bại.

“Tôi chẳng biết gì về những lĩnh vực này nhưng tôi thích đặt mình vào những nơi mà có thể học hỏi được về một ngành nào đó và cố gắng giải quyết những vấn đề của họ”, Mehta nói. Tuy nhiên, tất cả startup này đều thất bại.

“Sau khi trải qua những thất bại này, tôi nhận ra rằng nguyên nhân thất bại không phải vì tôi không tìm được sản phẩm có thể thành công mà là không hề quan tâm tới những sản phẩm đó”, Mehta nói về lần thất bại khi xây dựng mạng xã hội cho giới luật sư. “Khi về tới nhà, tôi chẳng bao giờ nghĩ về nó bởi tôi không quan tâm việc giới luật sư làm gì mỗi ngày”.

“Tôi phải làm gì đó có ý nghĩa, điều gì đó khác biệt”. “Điều có thể khiến thực sự hào hứng mỗi ngày ngay khi thức dậy đi làm. 20 ý tưởng startup trước đó chỉ là quá trình tìm kiếm điều đó”, Mehta trả lời với Fortune.

Lần thành công thứ 21 

Sau 20 lần khởi nghiệp, Apoorva đã tìm được công việc anh thật sự muốn làm
Sau 20 lần khởi nghiệp, cuối cùng Apoorva cũng tìm được lĩnh vực anh thực sự quan tâm

Sau 20 lần thất bại, cuối cùng Apoorva cũng tìm được lĩnh vực anh thực sự quan tâm và mong muốn giải quyết vấn đề bản thân luôn gặp phải hàng ngày. Anh sống tại San Francisco, không có ôtô và thích nấu nướng nhưng không thể mua được rau củ quả như mong muốn ở quanh khu vực đang sống. Từ đó anh nảy ra ý tưởng về nền tảng giao rau củ quả theo yêu cầu trong ngày.

“Đó là năm 2012, mọi nhà đều đặt hàng trực tuyến, tuy nhiên có một điều mà ai cũng phải làm mỗi tuần là đi siêu thị mua rau củ quả theo cách truyền thống”, Apoorva chia sẻ.

Ý tưởng đặt thực phẩm tươi qua mạng rồi giao tận nhà khách hàng không phải là mới. Nhưng Mehta tin rằng thành công của một startup không chỉ nằm ở chất lượng của ý tưởng mà còn nằm ở thời điểm ra mắt. Anh cho rằng đây cũng là hai yếu tố giúp các startup như Uber và Lyft thành công.

 Thành công của một startup không chỉ nằm ở chất lượng của ý tưởng mà còn nằm ở thời điểm ra mắt.
Thành công của một startup không chỉ nằm ở chất lượng của ý tưởng mà còn nằm ở thời điểm ra mắt.

Khi đó, di động thông minh bắt đầu phổ biến và người dùng cũng thoải mái hơn với việc thực hiện các giao dịch mua bán qua điện thoại. Do đó, ý tưởng thông qua một ứng dụng để thuê người khác làm một nhiệm vụ nào đó cho mình nhanh chóng trở thành xu hướng.

Trong vòng chưa tới một tháng, Apoorva đã tự viết code và tạo ra một ứng dụng mang tên Instacart cho phép người dùng đặt mua thực phẩm tươi và giao hàng tận nhà. Trong lần thử nghiệm đầu tiên, Apoorva tự mua sắm qua ứng dụng, đến cửa hàng và vận chuyển thực phẩm cho chính mình.

Nhờ hai năm làm việc tại Amazon, Apoorva học hỏi được cách thức Amazon giao hàng từ các nhà kho tới tay khách hàng vừa hiệu quả vừa nhanh chóng. Đây cũng chính là cách thức để startup của anh phát triển nhanh chóng và trở thành ông lớn trong lĩnh vực giao nhận thực phẩm tươi trong ngày tại Mỹ.

Sau 5 năm ra đời, năm 2017, Instacart đã chiếm 70% thị trường đặt hàng thực phẩm tươi tại Mỹ và mục tiêu của công ty là chiếm 80% thị trường này vào cuối năm nay. Tháng 10 vừa qua, Instacart đã huy động được 600 triệu USD từ quỹ đầu tư D1 Capital trong vòng gọi vốn mới nhất.

Instacart đã chiếm 70% thị trường đặt hàng thực phẩm tươi tại Mỹ và mục tiêu của công ty là chiếm 80% thị trường này vào cuối năm nay.

Instacart đã chiếm 70% thị trường đặt hàng thực phẩm tươi tại Mỹ và mục tiêu của công ty là chiếm 80% thị trường này vào cuối năm nay.
Instacart đã chiếm 70% thị trường đặt hàng thực phẩm tươi tại Mỹ và mục tiêu của công ty là chiếm 80% thị trường này vào cuối năm nay.

Chia sẻ bí quyết thành công, nhà sáng lập Instacart nói: “Nếu muốn startup, bạn cần tìm ra được điều gì đó thật sự quan tâm và không ngừng nghĩ đến nó mỗi ngày”. Hiện, Apoorva Mehta sở hữu khối tài sản trị giá 400 triệu USD và giữ vị trí 31 trong danh sách những triệu phú tự thân giàu nhất nước Mỹ dưới 40 tuổi.

 Happy Live tổng hợp từ Ngoisao.net và Vneconomy

Các viết cùng chủ đề