fbpx

Bậc thầy quản lý Peter Drucker và những bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường

Peter Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005), cha đỡ đầu của ngành quản trị hiện đại. Peter Drucker nổi tiếng là một chuyên gia tư vấn quản trị và được mệnh danh là “nhà sinh thái xã hội học”.

Bậc thầy quản lý Peter Drucker và những bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường
Peter Drucker (19/11/1909 – 11/11/2005)

Peter Drucker được biết đến là “Cha đẻ của Quản lý Hiện đại”. Nhiều lý thuyết và khái niệm quản lý mà chúng ta quen thuộc, chẳng hạn như tiếp thị, quản lý mục tiêu, nguồn nhân lực… đều là những khái niệm được ông đưa ra đầu tiên. Có thể nói, không một học giả nổi tiếng hay một nhà lãnh đạo kinh doanh thành công nào lại không hấp thụ được “nguồn dưỡng chất” từ ​​ông.

01
Người quản lý phải có thành tích tuyệt vời

1. Tạo ra thành tích là điều mà người quản lý có thể và phải làm.

2. Không chỉ những người điều hành mới là người quản lý, tất cả những người làm việc tri thức nên làm việc và suy nghĩ như một người quản lý.

3. Người chịu trách nhiệm về tổ chức và có thể tạo ra ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức chính là người quản lý.

4. Đừng nghĩ rằng việc tạo ra thành tích cao là điều không thể, bạn hoàn toàn có thể học được.

5. Nếu mỗi người đều lấy việc tạo ra thành quả làm tiêu chuẩn công việc cao nhất, vậy thì một nhóm dù toàn những người bình thường, cũng có thể tạo ra được những điều phi thường.

6. Làm thế nào để tạo ra được thành tích hiệu quả: Quản lý thời gian, tập trung vào đóng góp, phát huy điểm mạnh, ưu tiên cho những việc quan trọng và đưa ra những quyết định hiệu quả.

02
Điều tất yếu đối với một doanh nghiệp là hiệu năng (thước đo để đo lường kết quả công việc) chứ không phải hiệu suất (khả năng làm tốt một việc mà không có lãng phí)

1. Những người đã đạt được thành tựu gì đó đều bắt đầu với những điều quan trọng nhất. Hơn nữa, họ chỉ làm một việc tại một thời điểm.

2. Hiệu suất là “làm mọi thứ theo cách đúng đắn”, trong khi hiệu năng là “làm những việc đúng đắn”. Đối với doanh nghiệp, cái không thể thiếu là hiệu năng chứ không phải hiệu suất.

3. Năm nhiệm vụ cốt lõi của nhà quản lý: đặt mục tiêu, phân công công việc, khuyến khích giao tiếp trao đổi, đánh giá hiệu quả công việc, ươm mầm tài năng.

4. Người lãnh đạo nên hướng dẫn cấp dưới làm đúng việc, vì tài năng của người lãnh đạo được đánh giá bằng kết quả công việc của họ.

5. Không thể quy thất bại cho sự kém cỏi của cấp dưới hoặc một tình huống ngẫu nhiên nào đó. Trên thực tế, thất bại là một bằng chứng cho thấy lỗ hổng nào đó trong hệ thống.

6. Quản lý hiệu quả có nghĩa là chú ý đến quản lý thời gian, tư duy hệ thống và bồi dưỡng thế hệ tiếp theo.

Bậc thầy quản lý Peter Drucker và những bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường
Peter Drucker – “Cha đẻ của Quản lý Hiện đại”

03
Khả năng quan trọng nhất của một nhà quản lý là khả năng sử dụng người

1. Phải có sự khoan dung tuyệt đối đối với sự đa dạng hóa của con người, không được biến doanh nghiệp thành công xưởng làm biến đổi cá tính của người lao động.

2. Nếu bạn muốn thuê bàn ​​tay của một người, bạn phải thuê cả con người của họ.

3. Khi một nhà quản lý giỏi tuyển dụng, trước tiên, anh ta sẽ xem xét những gì ứng viên có thể làm thay vì xem xét các yêu cầu của vị trí.

4. Lãnh đạo giỏi khi bổ nhiệm và đề bạt ai đó đều dựa trên năng lực của họ, dùng người không phải để khắc phục điểm yếu mà là để phát huy hết điểm mạnh của họ.

5. Dấu hiệu suy thoái đầu tiên là không có khả năng thu hút những nhân tài có cả tài năng và cả sự nhiệt huyết.

04
Thích ứng với “thay đổi” càng nhanh càng tốt

1. Sản phẩm thành công nhất ngày hôm nay có thể trở nên lỗi thời nhanh nhất vào ngày mai.

2. Ngay cả những công ty hùng mạnh nhất cũng sẽ gặp rắc rối nếu họ không có những hành động cho tương lai.

3. Thay đổi không phải là điều quan trọng nhất, xu hướng thay đổi hay sự thay đổi của xu hướng mới là quan trọng nhất, sự thay đổi của xu hướng cho phép con người khám phá ra tương lai có thể nhìn thấy được.

4. Trong điều chỉnh cơ cấu nhanh chóng, thứ duy nhất có thể tồn tại là người dẫn đầu sự thay đổi, chúng ta không thể kiểm soát sự thay đổi, chỉ có thể đi trước nó.

5. Thay đổi không phải là một mối đe dọa, hãy xem nó như một cơ hội.

6. Đạt được mục tiêu không phải là lúc ăn mừng mà là lúc xác định lại mục tiêu.

05
“Khả năng học hỏi” là “năng lực cạnh tranh cốt lõi”

1. Sử sách sẽ không ghi lại những người đạt điểm xuất sắc ở trường nhưng bước ra xã hội lại chẳng đạt được thành tích gì.

2. Khả năng học hỏi của một người là khả năng cạnh tranh cốt lõi của anh ta.

3. Nếu chỉ bó hẹp trong công ty để tìm hiểu tình hình, người điều hành rất dễ rơi vào trạng thái an tâm mù quáng.

4. Kiến thức không có trong sách, trong sách chỉ có thông tin.

5. Kiến thức luôn được làm mới rất nhanh, những nhân viên làm công việc liên quan tới kiến ​​thức, lao động trí óc nếu ngừng việc học hỏi lại, họ sẽ sớm bị đào thải.

6. Những người mù chữ trong tương lai chính là những người không có kiến ​​thức và không chịu cập nhật kiến ​​thức. Nguyên nhân chính dẫn đến việc người trưởng thành bị đào thải ở thị trường việc làm, đó là bởi sự sa sút trong khả năng học hỏi.

Bậc thầy quản lý Peter Drucker và những bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường
Peter Drucker lúc sinh thời

06
Một CEO giỏi nên “bắt lớn buông nhỏ”

1. Một CEO giỏi (hoặc quản lý cấp cao) không bao giờ tiến hành quản lý vi mô.

2. Các nhà quản lý giỏi nên tập trung vào toàn cục, thay vì biến mình thành một nhà lãnh đạo “toàn năng”.

3. Nếu bạn muốn quản lý nhân viên tri thức một cách đơn giản và hiệu quả nhất, bạn chỉ cần nhớ một câu: Cách duy nhất để khiến người quản lý làm việc hăng say là trao cho họ nhiều tự do và trách nhiệm.

4. Khi đặt ra các giới hạn đối với các quyết định mà người quản lý có quyền đưa ra, có một nguyên tắc đơn giản: Mọi quyền hạn không được quy định rõ ràng bằng từ ngữ là giao cho các bộ phận quản lý cấp trên, thì đều thuộc về các bộ phận quản lý cấp dưới.

07
Quản lý không phải là “người quản lý” mà là “người lãnh đạo”

1. Họ không phải người làm thuê, họ là con người.

2. Chức năng của tổ chức là cho phép những người bình thường cùng nhau làm những việc phi thường. Vì vậy, quản lý không phải là “quản lý” mà là “lãnh đạo”.

3. Con người là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Người quản lý phải tôn trọng mọi nhân viên. Sự tôn trọng không chỉ là một yêu cầu lịch sự, mà quan trọng hơn, nó cho thấy rằng nhân viên là người chủ thực sự của công ty.

08
Đổi mới quyết định sự sống còn của một doanh nghiệp

1. Các công ty chỉ có hai việc phải làm: một là tiếp thị và hai là đổi mới.

2. Sự thành công của đổi mới không phụ thuộc vào việc nó có mới lạ, tuyệt vời hay khoa học hay không, mà là liệu nó có thể giành được thị trường hay không.

3. Phải luôn có ý thức rằng: Đâu là những nhu cầu mà con người chưa nghĩ ra?

4. Đổi mới nên bắt đầu từ những việc nhỏ.

5. Mô phỏng nhưng sáng tạo cũng là một trong những chiến lược đổi mới.

6. Đừng quên rằng đổi mới là tạo ra giá trị mới cho khách hàng.

09
Không có phản đối, không có quyết định

1. Ra quyết định hiệu quả cần tránh hai hiểu lầm: “Quá tin tưởng vào kinh nghiệm” và “Quá tin tưởng vào bản thân”.

2. Bản thân những ý kiến ​​phản biện cũng là “một giải pháp khác” cần thiết cho việc ra quyết định; những ý kiến ​​phản biện có thể kích thích trí tưởng tượng. Nếu không có ý kiến ​​phản đối, sẽ không có quyết định nào được đưa ra.

3. Năm điều kiện để ra quyết định hiệu quả: bản chất của vấn đề, các điều kiện ranh giới, kế hoạch đúng đắn, các biện pháp thực hiện và nhấn mạnh vào phản hồi.

4. Nếu lợi ích vượt xa chi phí và rủi ro, bạn nên hành động.

5. Thay vì tìm kiếm sự đồng thuận, chúng ta phải tìm ra những ý kiến ​​không nhất quán.

6. Không biết thế nào là đúng thì không thể phân biệt được đâu là thỏa hiệp đúng, đâu là thỏa hiệp sai.

Bậc thầy quản lý Peter Drucker và những bài học đắt giá giúp bạn đứng vững trên thương trường
Peter Drucker

10
Doanh nghiệp là “tạo ra khách hàng” chứ không phải là “tạo ra lợi nhuận”

1. Mục đích tồn tại của các công ty là để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của họ, chứ không phải là để cung cấp cho nhân viên và người quản lý cơ hội việc làm, hoặc thậm chí là để kiếm lợi nhuận và chia cổ tức cho các cổ đông.

2. Chỉ có một định nghĩa phù hợp cho mục đích của doanh nghiệp: tạo ra khách hàng.

3. Ông chủ phải tự hỏi mình ba câu hỏi: Nghiệp vụ cốt lõi của chúng ta là gì? Công việc kinh doanh của chúng ta sẽ như thế nào trong tương lai? Doanh nghiệp của chúng ta nên là gì?

4. Doanh nghiệp là “tạo ra khách hàng” chứ không phải là “tạo ra lợi nhuận.”

5. Theo đuổi tỷ suất lợi nhuận một cách mù quáng cũng tương tự như việc từ bỏ thị trường, nhường cho các đối thủ cạnh tranh.

Nguồn: Doanh nghiệp và Tiếp thị

Có thể bạn quan tâm:
396 LỜI KHUYÊN KHAI THÔNG TRÍ TUỆ – NÂNG TẦM TƯ DUY

396 lời khuyên - Khai thông trí tuệ, nâng tầm tư duy - Làm giàu từ kinh doanh

ĐẶT NGAY

 

Các viết cùng chủ đề