fbpx

[ĐẦU TƯ CANSLIM] – Xem xét điểm vào lệnh lần nữa sau khi phá vỡ thất bại

Rất thường xuyên, các cổ phiếu dẫn dắt sẽ rớt trở lại phía dưới điểm mua breakout truyền thống theo phương pháp CANSLIM và sau đó bật tăng trở lại. Câu hỏi lớn lúc này đối với các nhà giao dịch là, Bạn có dám MUA ở lần thứ hai này không?

[ĐẦU TƯ CANSLIM] - Bạn có dám mua ở lần thứ hai nếu cổ phiếu tăng giá trở lại sau lần phá vỡ thất bại đầu tiên?

Câu trả lời là CÓ, cho đến khi cổ phiếu chỉ giảm nhẹ so với điểm mua của bạn (có thể chưa chạm tới mức cắt lỗ 7%-8%) và cổ phiếu không trải qua nhiều tuần nằm dưới điểm mua của bạn. Tuy nhiên, điều này không hề dễ về mặt tâm lý.

Thứ nhất, bạn lúc này cảm thấy mình đã “đu đỉnh” tại điểm breakout (điểm phá vỡ), và nếu như cổ phiếu giảm khá sâu so với điểm mua của bạn sẽ khiến bạn không chịu nổi thử thách và bán cắt lỗ. Thông thường, sau nhiều lần như thế này, chắc chắn bạn sẽ gặp phải rắc rối về mặt tâm lý. Bạn mua trúng đỉnh, và cắt lỗ đúng đáy. Như một phản ứng tâm lý, các nhà giao dịch sẽ cảm thấy hốt hoảng, và bắt đầu nghi ngờ bản thân mình, thậm chí là hệ thống giao dịch. Đây chính là phần thử thách nhất của một nhà giao dịch khi vận hành hệ thống CANSLIM

Tình huống này là “MUA ĐÚNG ĐỈNH, CẮT LỖ ĐÚNG ĐÁY”, và sau đó bạn phải đủ bản lĩnh để sửa sai tất cả bằng cách “MUA LẠI VỚI GIÁ CAO HƠN GIÁ ĐÃ CẮT LỖ” nếu như điểm mua trở lại là một điểm mua hợp lý, đúng thiết lập, đúng hệ thống giao dịch. Các nhà giao dịch không hiểu biết về tâm lý giao dịch theo CANSLIM sẽ không thể làm được điều này.

Một mức sụt giảm nhỏ sau điểm mua Breakout truyền thống là điều hoàn toàn bình thường. Trong lịch sử, xác suất 40% các cổ phiếu sẽ chìm xuống dưới điểm breakout đẹp, và sau đó bật tăng trở lại để trở thành cổ phiếu chiến thắng (hãy ghi nhớ xác suất này nhé các bạn). Vì thế, ngay cả khi cổ phiếu có một điểm breakout đẹp, mạnh mẽ thì việc nó rớt xuống trở lại cũng là điều hoàn toàn bình thường mà thôi.

Nhưng một khi cổ phiếu rớt 7%-8% so với điểm pivot, hãy thận trọng đó là điểm breakout thất bại. Những khoản lỗ này đã kích hoạt quy tắc bán tự động của O’Neil. bạn cần quên đi cổ phiếu này trử khi sau đó nó xây lại điểm mua mới (reset pivot) hoặc xây lại nền giá mới (reset base).

THẾ TÌNH HUỐNG NÀO THÌ CỔ PHIẾU MANG LẠI ĐIỂM MUA THỨ HAI ĐẸP SAU ĐIỂM PHÁ VỠ LẦN THỨ NHẤT THẤT BẠI?

Tôi thường quan sát hành động giá của cổ phiếu so với MA50 ngày sau điểm phá vỡ thất bại. Nếu nó bật lên từ MA50 ngày. Đó là một dấu hiệu tốt, cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang bắt đáy cổ phiếu đó. Một điều cần lưu ý là khi giá kéo ngược về MA50 ngày, khối lượng nên giảm để cho thấy không có hành động bán tháo của Big Boy. Tuy nhiên, trong vai trò của một nhà giao dịch, bạn không nên bắt đáy chỉ vì thấy giá kéo ngược về MA50 ngày với khối lượng thấp. Bạn cần có bằng chứng về sự trở lại của Big Boy bằng ngày tăng giá giành lại MA50 ngày với khối lượng lớn (ít nhất lớn hơn 40% so với thanh khoản bình quân 50 phiên).

[ĐẦU TƯ CANSLIM] - Bạn có dám mua ở lần thứ hai nếu cổ phiếu tăng giá trở lại sau lần phá vỡ thất bại đầu tiên?
Nguồn: IBD

SINA là một đồ thị minh họa cho cách mua này. Đây là một công ty internet của người Trung Quốc. Điểm phá vỡ (breakout) xuất hiện vào ngày 7.8.2017 khi giá vượt qua điểm pivot 97.89 nhưng vài ngày sau đó lại chìm xuống dưới điểm mua này. Cổ phiếu giảm chưa tới 6% so với điểm mua nên chưa kích hoạt mức cắt lỗ. Thay vào đó, Sina tìm tháy điểm hỗ trơ tại MA50 ngày và ngày 11/8/2012 cổ phiếu này bật tăng trở lại (điểm đánh dấu số 1). Cố phiếu này vượt qua 97.89 trong các phiên tiếp theo và tăng tới 120 trong 5 tuần sau đó, mang tới khoản lãi 20% và là thời điểm tốt để chốt lãi.

Bất cứ khi nào cổ phiếu trải qua nhiều tuần nằm dưới điểm mua pivot, hãy thận trọng. Có thể có những kịch bản khác, ví dụ nó sẽ xây lại nền giá chứ không hẳn là xây lại điểm mua pivot như ở trên.

Nguồn: chiemtinhtaichinh, tham khảo nhật báo IBD, Happy Live tổng hợp.

*dành riêng cho những bạn đã đọc qua Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán, bạn có thể giảm thiểu rủi ro gặp phải các điểm phá vỡ thất bại bằng cách xác định những điểm mua Pocket Pivot – điểm mua sớm được phát triển bởi 2 môn đệ của William O’Neil. 

Có thể bạn quan tâm:

Bộ sách Giao dịch theo xu hướng đánh bại mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề