fbpx

Bán giải chấp là gì? Như thế nào là bán giải chấp cổ phiếu?

Giải chấp là một hình thức giải trừ thế chấp tài sản hiện đang ở ngân hàng vay vốn khi đến kỳ hạn thanh toán nhưng khách hàng không có khả năng chi trả. Với những người thường xuyên làm việc với ngân hàng thường đã quen thuộc với việc bán giải chấp. Còn đối với chứng khoán thì bán giải chấp cổ phiếu là gì? Và làm thế nào để nhà đầu tư tránh được tình trạng này xảy ra, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Bán giải chấp là gì?

Khi một khách hàng vay ngân hàng mà không có khả năng chi trả cho khoản vay đó trước hạn, lúc này ngân hàng sẽ tịch thu tài sản và đem đi thanh lý bằng cách bán đấu giá tài sản của khách hàng vay đó càng nhanh càng tốt gọi là bán giải chấp. Việc này cũng đã quá quen thuộc với nhiều người thường hay làm việc với ngân hàng.

Tài sản đã giải chấp chỉ được ghi nhận khi hợp đồng vay được thanh lý, có thể hiểu theo cách khác là tài sản được thế chấp đó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản vay mà người vay đã vay ngân hàng. Lúc này tài sản thế chấp đó không còn là tài sản đảm bảo cho các khoản vay của người vay ngân hàng đó nữa.

Khi người vay không thanh lý hợp đồng vay đúng hạn, hợp đồng vay lúc đó sẽ bị chuyển thành nợ quá hạn và sẽ làm ảnh hưởng lớn đến lịch sử tín dụng của khách hàng vay. Vì vậy, khi đến thời hạn trả nợ gốc cho ngân hàng, thì giải chấp là việc bắt buộc đối với người đi vay.

Bán giải chấp cổ phiếu là như thế nào?

Giải thích một cách dễ hiểu, bán giải chấp cổ phiếu hay còn gọi là Force Sell – là công ty chứng khoán sẽ bán bớt cổ phiếu của nhà đầu tư, nhằm mục đích hạ tỷ lệ nợ của nhà đầu tư đó về mức an toàn theo quy định. Thông thường, việc bán giải chấp cổ phiếu sẽ xảy ra khi nhà đầu tư giao dịch ký quỹ – margin, và thường diễn ra khi xu hướng thị trường giảm mạnh, hoặc có nhiều tín hiệu xấu làm cho giá của cổ phiếu giảm xuống dưới mức công ty chứng khoán cho phép mà nhà đầu tư vẫn chưa nộp tiền thêm vào tài khoản đó.

Trước khi bán giải chấp cổ phiếu, các công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo đến khách hàng biết trước 1 đến 2 ngày. Nếu không muốn bị bán giải chấp cổ phiếu, nhà đầu tư cần phải nộp thêm tiền vào tài khoản ký quỹ do công ty chứng khoán quy định để đạt mức an toàn tối thiểu.

Ví dụ: Một nhà đầu tư có một tỷ đồng và muốn mua 40.000 cổ phiếu A trị giá 2 tỷ đồng (50.000 đồng/cổ phiếu) sử dụng gói vay của công ty chứng khoán B là 3:7.

Như vậy, công ty chứng khoán B cho khách hàng vay: 2 tỷ x 70% = 1,4 tỷ đồng.

Nhà đầu tư chỉ cần bỏ vốn: 2 tỷ x 30% = 600 triệu đồng.

Công ty chứng khoán B quy định về tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu phải lớn hơn 30%. Khi thị trường biến động và xuất hiện tín hiệu xấu, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 35.000 đồng/cổ phiếu, lúc đó tổng tài sản của nhà đầu tư còn 35.000 x 40.000 = 1,4 tỷ đồng

Vốn vay của khách hàng chỉ còn: 1 tỷ – (15.000 x 40.000) = 400 triệu đồng

Tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản lúc đó là: (400 triệu/1,4 tỷ)x100% = 28,6%. Mức này nhỏ hơn so với quy định tỷ lệ ký quỹ duy trì tối thiểu. Vì vậy, khách hàng sẽ bị call margin. Tức là lệnh gọi ký quỹ của công ty chứng khoán đề nghị nhà đầu tư nộp thêm tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp.

Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống còn 33.000 đồng/cổ phiếu, tổng tài khoản hiện có là: 33.000×40.000=1.320 triệu đồng.

Vốn của khách hàng lúc này sẽ còn: 1 tỷ – (17.000×40.000) = 320 triệu

Như vậy, lúc này tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là: 320 triệu/1.320 triệu=24%. Khi đó cổ phiếu sẽ bị bán giải chấp.

nha-dau-tu-can-lam-gi-de-tranh-bi-ban-giai-chap-co-phieu

Khi nào xuất hiện bán giải chấp cổ phiếu

Việc phải bán giải chấp cổ phiếu xảy ra khi các nhà đầu tư sử dụng margin (sử dụng đòn bẩy tài chính). Hiện tại, các công ty chứng khoán đang có nhiều cách thức để xử lý tài khoản margin. Khi thị trường chứng khoán lao dốc hay cổ phiếu nào đó tụt dốc, thường chỉ có một cách duy nhất là là bán giải chấp cổ phiếu. 

Khi công ty chứng khoán Y công bố cắt margin cổ phiếu A, những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu A (có sử dụng margin) phải lựa chọn: Bán ra hoặc nạp thêm tiền vào tài khoản margin cho công ty chứng khoán, hoặc thực hiện  đồng thời cả 2. Thời gian để nhà đầu tư xử lý margin dao động trong khoảng từ 2 đến 5 phiên giao dịch. 

Ví dụ cổ phiếu PVX có tính thanh khoản lớn nhất trên sàn HNX nhưng cũng kèm theo đợt sóng mạnh vì vậy được nhiều người ưa chuộng và sử dụng margin. Tuy nhiên nếu thị trường không đi đúng hướng theo kỳ vọng, nhà đầu tư có thể bị bán giải chấp cổ phiếu từ công ty chứng khoán để thu hồi tiền vay của khách hàng.

Nhà đầu tư cần làm gì để cổ phiếu không bị bán giải chấp

Như vậy bạn đã hiểu bán giải chấp cổ phiếu là gì. Cổ phiếu bị bán giải chấp là điều không ai mong muốn. Khi tài sản bị sụt giảm quá mức quản lý rủi ro sẽ dẫn đến sự can thiệp của công ty chứng khoán. Khi cổ phiếu bị bán giải chấp, các nhà đầu tư đều bị thiệt hại rất nhiều.

Để không bị tình trạng này xảy ra, nhà đầu tư cần phải theo dõi tỷ lệ ký quỹ tài khoản trước những biến động của thị trường mà cụ thể là cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Các chuyên gia tài chính không khuyến cáo nhà đầu tư theo dõi thường xuyên danh mục đầu tư. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư có số dư ký quỹ lớn thì cần phải theo dõi hằng ngày. Qua đó giúp nhà đầu tư biết được danh mục của mình đang ở đâu, có đang gần chạm mức ký quỹ duy trì an toàn tối thiểu hay không.

Trong đầu tư, chúng ta chỉ nên sử dụng đòn bẩy khi đã có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường. Không nên giao dịch ký quỹ vào những cổ phiếu mang tính đầu cơ mà chỉ sử dụng khi thị trường có xu hướng rõ ràng. Tuy nhiên cần áp dụng ở mức độ vừa phải, an toàn cho tài khoản. Trước khi lên kế hoạch đầu tư cần phân tích kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về tỷ lệ ký quỹ của các công ty chứng khoán. 

Trên đây là các thông tin xung quanh về việc bán giải chấp cổ phiếu là gì mà Finhay vừa chia sẻ đến bạn đọc. Tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán vốn đòi hỏi tính kỷ luật cao. Trong khi những nhà đầu tư ký quỹ, sử dụng đòn bẩy tài chính càng cần phải xây dựng tính kỷ luật hơn trước khi ra quyết định đầu tư để cổ phiếu không rơi vào tình trạng bị bán giải chấp.

Hà An

Finhay

Các viết cùng chủ đề