fbpx

Bạn sẽ khó nghèo đi nếu đã biết về tư duy tiền bạc này

Nhiều người bỗng trở nên giàu có và cũng nhanh chóng trở về với tay trắng vì cách tư duy tiền bạc chưa đủ hiệu quả.

Hãy kiếm cho mình một tờ tiền đẹp, sắc nét như thế này.

Bạn sẽ khó nghèo đi nếu đã biết về tư duy tiền bạc này

Bây giờ hãy đặt nó lên bàn, ngay trước mặt bạn và suy nghĩ xem nó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn.

Chẳng hạn… 

_ Bạn có thể nghĩ về những thứ bạn có thể mua ngay lập tức với tờ tiền này. Một trăm đô la có thể mua được một bữa tối rất ngon cho hai người tại một nhà hàng đẹp đẽ. Một đôi giày thể thao lạ mắt. Một bình xăng cho chiếc xe tải cỡ lớn của bạn. Một vài túi mua hàng siêu thị. Có thể là một chiếc áo len đẹp? Tôi không biết rõ lắm. Tôi không mua nhiều đồ đạc nên điều này thật khó đối với tôi. Tôi vừa mua một chiếc giường L.L.Bean giá 119 đô la cho chú cún của mình. Nó sẽ được trả lại sớm thôi. Vì nó sẽ không chịu ngủ trong đó đâu.

Vấn đề suy nghĩ nên sử dụng tờ tiền này hay cụ thể hơn là những tờ tiền lương còn dư sau khi đã trả hết chi phí cần thiết của bạn sẽ luôn xuất hiện nhưng sẽ có điểm khác biệt giữa cách xài tiền bạc. 

Nhưng hãy đi vào ví dụ cụ thể để bạn có thể dễ liên tưởng. 

Bạn sẽ khó nghèo đi nếu đã biết về tư duy tiền bạc này

Ví dụ 1: Tư duy tiền bạc của ngài Mike Tyson 

Tyson là một trong những võ sĩ quyền anh đáng sợ và đáng gờm nhất mọi thời đại. Rất ít người nắm vững môn “Khoa học Ngọt ngào” (Sweet Science – quyền Anh) tốt hơn ông. Và số người hiểu rõ môn “Khoa học Ảm đạm” (Dismal Science – Kinh tế học) – cũng không quá nhiều. 

Sau khi kiếm được khoảng 300.000.000 đô la, ông đã phá sản. Một lối sống được cho là tiêu tốn 400.000 đô la một tháng không giúp ích được nhiều cho ông. Và như những trường hợp đột nhiên trở nên giàu có và không hiểu biết nhiều về tài chính khác, tôi nghi  ngờ rằng những “con cá mập” muốn tìm cách cắn xé khối tài sản đó đang nhanh chóng bao vây ông. Nhưng gốc rễ của vấn đề nằm ở chỗ: Thời điểm đó ông hiểu rằng, tiền chỉ dành để mua sắm đồ đạc. Chúng ta sẽ phải tiêu tiền, đó là điều chắc chắn. Nhưng ý tưởng ở đây là thúc đẩy chúng ta cần hiểu đầy đủ các hàm ý khi tiêu tiền. 

Trích từ Con đường đi đến sự giàu có 

Ví dụ này cho chúng ta thấy được liệu bản thân có đang sử dụng đồng tiền theo hướng này không kèm theo lời nhắc nhở rằng: việc kiểm soát và tránh mua sắm vô tội vạ sẽ giúp túi tiền của chúng ta không bị hao hụt.

Và để tránh bản thân đốt tiền mà không hay biết thì hãy tham khảo những gợi ý sau: 

1. Lập bảng theo dõi chi tiêu 

Một chiếc ví rỗng là cái kết bạn nhận được hàng tháng sẽ không đáng sợ bằng việc bản thân bạn không thể nhớ được mình đã tiêu vào những gì. Hãy lập bảng theo dõi chi tiêu và cập nhật hàng ngày để đánh giá xem lượng tiền trung bình mỗi tháng bạn phải bỏ ra, số dư và cách bạn đã sử dụng số dư đó để có thể tổng quát được liệu bản thân có hay tiêu tiền quá bất hợp lý hay không. 

Nếu có thể hãy đặt hạn mức chi tiêu hàng ngày cho bản thân để tránh việc sạch túi.

2. Quy tắc 24h

Chúng ta thường chi tiêu theo cảm tính nhiều hơn là lý trí, như mua một đống thứ về mà không biết mình sẽ phải làm gì với chúng. Chúng ta thường có xu hướng nghĩ về những cái có giá trị lớn, còn với những thứ nhỏ nhặt thì không. Tuy nhiên, những thứ nhỏ bé ấy khi dồn lại thì sẽ biến thành con số lớn.

Để cắt giảm những chi phí không cần thiết, bạn phải tuân theo quy tắc 24 giờ, tức là hãy chờ hết 1 ngày để mua hàng. Lúc đó, cảm xúc muốn mua  sẽ dịu xuống và bạn nhận ra mình thực sự cần món đồ nào. Và bạn sẽ phải ngạc nhiên về số lượng những thứ mình quyết định không mua.

Có nhiều trường hợp lúc nào cũng thấy thiếu hụt về tài chính dù lương có tăng cao hay trúng độc đắc vé số, nhưng cũng có những trường hợp cũng tiêu tiền nhưng lại mang về được lợi nhuận cho bản thân. Nếu bạn muốn nghiên cứu thêm về cái tiêu tiền hiệu quả và mang lại tối đa lợi ích tài chính thì đừng bỏ qua ấn phẩm Con đường đi đến sự giàu có

Có thể bạn quan tâm:

Con đường đi đến sự giàu có – JL. Collins

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề