fbpx

Benjamin Franklin – siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có

Benjamin Franklin không tín ngưỡng lắm nhưng ông thừa nhận rằng bí quyết để có cuộc sống tốt hơn là phát triển con người bằng lao động vất vả. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng giá trị bản thân và sự tự khám phá mình từ việc thúc đẩy chính bản thân mình mới là điều quan trọng. Trong sự lười biếng, bạn chẳng học được gì. Thức dậy muộn và bạn có vẻ chạy theo ngày đó; thức dậy sớm và bạn cảm thấy tự chủ. “Đi ngủ sớm và thức dậy sớm làm cho một con người khoẻ mạnh, giàu có và thông thái.”

“Nhiều người, chỉ vì phục trang xa hoa trên người, mà phải ôm bụng đói, và làm kiệt quệ gia đình; lụa là gấm vóc, đã tước đi ngọn lửa trong nhà bếp. Đấy không phải là những thứ thiết yếu của cuộc sống; hiếm khi nào chúng có thể được gọi là những món đồ tiện lợi, ấy thế nhưng chỉ vì chúng trông đẹp đẽ mà bao kẻ muốn có được chúng. Những mong muốn giả tạo của nhân loại vì thế trở nên ngày càng nhiều hơn những mong muốn tự nhiên.”

“Có lẽ bạn hẳn sẽ nghĩ rằng thỉnh thoảng uống thêm chút trà, hay thêm chút rượu, ăn sang hơn một chút, mua quần áo xịn hơn một chút và thỉnh thoảng đi giải trí thêm một chút có thể chẳng là gì to tát; nhưng hãy nhớ những gì Poor Richard nói… hãy cẩn thận với những cái đắt hơn chút ít ấy; một lỗ rò rỉ sẽ đánh đắm một con tàu to… và thêm nữa, kẻ ngốc làm tiệc, còn người khôn thưởng thức.”

Benjamin Franklin - siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có

Benjamin Franklin

Người ta thường gắn Benjamin Franklin với một người có tài quản lý nhà nước và là người thảo ra Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, nhưng công việc kiếm kế sinh nhai trong nhiều năm của ông lại là xuất bản, đặc biệt là xuất bản lịch.

Ông chủ yếu xuất bản lịch để bàn, và để tô điểm cho các trang lịch, Franklin nghĩ ra ý tưởng đưa vào các chỗ trống của tờ lịch các lời trích dẫn và cách ngôn truyền cảm hứng. Một số do ông trích, một số khác do ông sáng tác ra và chúng trở thành một diễn đàn cho triết lý đơn giản của ông về tính cần kiệm và siêng năng làm việc, nhưng đáng giá hơn là các lời khuyên “làm giàu”.

Lịch của Poor Richard (bút danh của Franklin là Richard Saunders), các tập sách bán chạy nhất được xuất bản hàng năm trong vòng một phần tư thế kỷ.

Benjamin Franklin - siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có

Lắng nghe người cha Abraham

Cái tựa “Con đường làm giàu” trước đây là lời tựa cho cuốn lịch năm 1758. Các câu châm ngôn của Franklin về tính cần kiệm đã được tổng hợp lại, sau đó chúng được nhiều người biết đến và được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Điều làm cho mọi người yêu thích và nhớ đến cuốn sách này là nhờ cách mà Franklin dùng để kể chuyện trong đó Richard Saunders nghe lỏm được ông già là Father Abraham kể chuyện cho một nhóm người ở một góc làng khi chờ phiên đấu giá mở cửa.

Những người đàn ông tụ tập ở đó lên tiếng than rằng “thời gian thật khắc nghiệt.” nhưng ông già thông thái cố làm cho họ hiểu một vài điều – trích dẫn các câu nói từ Cuốn lịch của Poor Richard. Lặp lại điệp khúc quen thuộc của các nhà kinh doanh nhỏ, một người trong đám đông cho rằng họ không thể làm giàu nếu bị đánh thuế nặng. ông già đáp:

“Thực sự là thuế rất nặng, và nếu chúng ta chỉ cần đóng những khoản thuế do chính phủ đưa ra thì cũng dễ dàng; nhưng chúng ta có nhiều khoản thuế khác và chúng còn nặng nề hơn cho một số người trong chúng ta. Chúng ta bị đánh thuế hai lần bởi sự lười biếng của chúng ta, gấp ba lần bởi niềm kiêu hãnh và gấp bốn lần bởi sự điên rồ của chúng ta, và từ những khoản thuế này, uỷ viên hội đồng không thể nới lỏng cho chúng ta bằng cách giảm thuế được.”

Benjamin Franklin nhắc người ta một câu nói trong Cuốn lịch của Poor Richard năm 1733 rằng “Thượng đế giúp những người biết tự giúp mình.”

Làm việc chăm chỉ và sự độc lập

Hãy nhớ là nước Mỹ tiền cách mạng, vẫn còn phụ thuộc vào nước Anh. Các vấn đề về nền độc lập và trách nhiệm cá nhân mà ngày nay chúng ta thường gắn kết với nước Mỹ và các nhà văn như Emerson vẫn chưa chín muồi. Những người nghiên cứu về Franklin cho rằng các cuốn sách đầu tiên của ông phản ánh thế giới đang được sinh ra với những đức tính mới – chủ yếu là về kinh tế. ở vùng đất mới, sự tiết kiệm và cần cù chính là cái mang lại thành công hơn bất cứ thứ gì khác. Khi cấu trúc xã hội vẫn còn chưa rõ ràng, thì tầng lớp hay địa vị xã hội không quan trọng mà tiền chính là sự bảo đảm.

Chính Franklin là người đã nói câu, “thời gian là tiền bạc”. Cha Abraham trích dẫn câu nói của Poor Richard rằng: “Hãy yêu cuộc sống, đừng lãng phí thời gian, vì cuộc sống tạo nên từ thời gian.” Đây là điểm huấn giáo thực hành tiêu biểu của đạo Tin lành về vấn đề lao động; thay vì chỉ cần làm việc đủ ăn và đủ sống, gầy dựng của cải là một dấu hiệu của ơn Chúa. Franklin không tín ngưỡng lắm nhưng ông thừa nhận rằng bí quyết để có cuộc sống tốt hơn là phát triển con người bằng lao động vất vả. Không quan trọng bạn kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng giá trị bản thân và sự tự khám phá mình từ việc thúc đẩy chính bản thân mình mới là điều quan trọng. Trong sự lười biếng, bạn chẳng học được gì. Thức dậy muộn và bạn có vẻ chạy theo ngày đó; thức dậy sớm và bạn cảm thấy tự chủ. “Đi ngủ sớm và thức dậy sớm làm cho một con người khoẻ mạnh, giàu có và thông thái.”

Benjamin Franklin - siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có
“Đi ngủ sớm và thức dậy sớm làm cho một con người khoẻ mạnh, giàu có và thông thái.” – Benjamin Franklin

Để phản đối lại xu hướng chung của mọi người muốn có được sự đền bù tức thời, cha Abraham lại trích một câu từ cuốn lịch cho những người đang lắng nghe ông, đại ý là “Nước chảy đá mòn, và nhờ cần mẫn và kiên nhẫn, con chuột ăn được dây cáp.”

Với hình ảnh như vậy, ta có thể dễ dàng nắm được thông điệp về tính bền bỉ trong Con đường đến sự giàu có.

Niềm vui từ sự cần kiệm

Benjamin Franklin biết rằng con người có động cơ khi nghĩ đến triển vọng trở nên giàu có, tuy nhiên cần kiệm lại không phải là một ý tưởng gây hứng thú. Do đó, giải pháp của ông là phát triển các khẩu hiệu dí dỏm truyền đạt được chân giá trị của người tiết kiệm, chẳng hạn như “Hãy cày sâu trong khi những kẻ lười biếng ngủ, và bạn sẽ có ngũ cốc để bán và để cất giữ.”“Kẻ đói ăn nhìn vào nhà của người làm việc, nhưng không dám bước vào”.

Mọi người luôn mong đợi vận may từ trên trời rơi xuống bởi vì như thế họ sẽ không phải để ý đến việc chi tiêu hằng ngày. Người kế tục Benjamin Franklin là Thomas Stanley đã viết trong các sách của ông như Triệu phú nhà bên và Tư duy nhà triệu phú rằng sự giàu có không đến từ việc chơi xổ số, họ biết rằng về lâu dài tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày nếu đem đi đầu tư sẽ gầy dựng thành một gia tài. Franklin mô tả việc này như “Một nhà bếp nhiều đồ ăn làm nên một ý chí kém cỏi”“Thận trọng với các khoản chi tiêu nhỏ, một lỗ rò cũng có thể làm đắm một con tàu”.

Benjamin Franklin - siêng năng và cần kiệm làm nên sự giàu có
“Thận trọng với các khoản chi tiêu nhỏ, một lỗ rò cũng có thể làm đắm một con tàu”. – Benjamin Franklin

Khi người ta nhận gia tài thừa kế hay một khoản tiền nào đó mà không phải từ công sức của mình, họ chỉ nghĩ đến một cuộc sống hưởng thụ. Những ai không biết quý thời gian thường gặp vấn đề về tiền bạc.

Nhà tù của con nợ

Theo Benjamin Franklin, những người có tiền thì tự do và độc lập hơn những người hàng xóm của họ. Con đường đến sự giàu có bắt đầu bằng việc loại trừ các khoản nợ, vì nó làm nhẹ đầu óc và làm bạn tự tin hơn, từ đó có năng suất hơn. “Thật khó để một cái túi rỗng đứng thẳng”, Poor Richard nói.

Tuy nhiên, về cuối của bài giảng cha Abraham đã đưa thêm vào một lưu ý về sự điều độ. Đừng để chúng ta trở thành những kẻ keo kiệt, ông nhắc nhở rằng công việc và tiết kiệm “có khả năng bị phá hoại nếu không có phúc lành của Thượng đế”. Đừng hà khắc với những người thật sự cần nó bởi vì một điều còn tệ hơn là tù nhân của nợ nần chính là tù nhân của lương tâm bạn.

Dù nó yêu cầu mỗi mình bạn phải làm việc chăm chỉ và kỷ luật, sự giàu có vẫn là một món quà mà người khác có thể chia sẻ

Lời bình cuối

Bài nói chuyện của ông già sắp kết thúc thì phiên chợ mở ra và những người trong đám đông ngay lập tức quên hết mọi thứ họ đã nghe, “mua một cách ngông cuồng.”

Trong khi Con đường làm giàu đã được vạch ra rõ ràng, ít ai sẵn sàng làm theo những phương pháp đơn giản mà cuộc hành trình yêu cầu. Thay vào đó, chúng ta chọn con đường sáng chói hơn, đó là vay mượn để tiều xài mà về sau chúng ta thấy là chỉ đầy cây leo và gai.

Người ta bàn cãi rằng Benjamin Franklin không đi theo mẫu hình về cần kiệm và cần cù của chính ông, và đúng là ông được biết đến nhiều hơn bởi tính mạo hiểm và các thành công chớp nhoáng của ông. Con đường đến của sự giàu có do đó vó vẻ chỉ dành cho người kém cỏi trong thời kỳ khó khăn, một câu chuyện chỉ có tính lịch sử. Nhưng hãy nhìn Warren BuffettCharlie Munger, những nhà đầu tư thành công nhất thế giới vẫn thích trích dẫn các châm ngôn của Benjamin Franklin và sống theo chủ nghĩa cần cù, tiết kiệm và ghét nợ nần. Thành công đôi khi đòi hỏi bạn phải chấp nhận những rủi ro lớn và có tầm nhìn, nhưng đi để có một cuộc sống sung túc điều tiên quyết bạn phải làm là kiểm soát chi tiêu.

Nguồn: Marketing3k.vn – Trích từ 50 cuốn sách kinh điển về thành công/ Happy Live biên tập

Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU

Bộ sách Khởi sự - Khởi nghiệp - Làm giàu

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề