fbpx

Bí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!

Chúng ta không trở nên mạnh mẽ là bởi vì cuộc sống của chúng ta quá thoải mái. Đôi khi chúng ta phải thúc ép bản thân mình làm một việc gì đó để loại bỏ các thói quen xấu…

Bí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!Sự nghiệp lâu dài

Để làm việc trong một doanh nghiệp, bạn phải có chuyên môn riêng. Tuy nhiên để thăng tiến trong sự nghiệp lại yêu cầu bạn phải có khả năng bao quát, tổng hợp để thích ứng với những thay đổi của xã hội.

Có rất nhiều thói quen không tốt gây trở ngại cho việc hoàn thành mục tiêu. Đôi khi chỉ vì tránh rủi ro, mọi người thường dùng cách kéo dài thời gian. Vì thế mục tiêu đề ra lại càng khó đạt được hơn.

Vậy phải làm sao để thoát khỏi tình trạng làm việc lười biếng, và thói quen làm việc chậm chạp?

Để loại bỏ thói quen xấu này, bạn cần tìm đến những hoàn cảnh khiến bạn không thoải mái. Phải không được sợ khổ thì những người này mới có thể ở trong hoàn cảnh khổ mà loại bỏ thói quen xấu đó.

Trên thế giới hiện nay có 2 loại người, một là kẻ mạnh, hai là yếu. Kẻ mạnh sẽ khiến người đó không dễ chịu, kẻ yếu lại giúp họ thoải mái hơn. Muốn cho bản thân trở thành người mạnh mẽ, cần học thói quen của kẻ mạnh, chính là làm cho những thói quen không tốt ban đầu trở nên tốt hơn.

Kỹ năng loại bỏ thói quen xấuBí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!

Ví như, muốn kéo dài thời gian tập luyện, học thêm ngoại ngữ mới hoặc nghiên cứu lĩnh vực mà mình không biết… Rất nhiều người có khuynh hướng tránh những hoàn cảnh khiến bản thân không thoải mái. Thực tế thì không có việc nào là dễ dàng cả, đều cần phải trả giá bằng sự nỗ lực cố gắng, chịu đựng nhiều thống khổ, thậm chí còn khiến cho bản thân mang đầy thương tích.

Trước đây tôi cũng cảm thấy nên để cho bản thân hưởng thụ một chút, tận hưởng cảm giác thoải mái dễ chịu. Nhưng sau này tôi mới hiểu ra, chịu đựng một chút sự thống khổ, đôi khi lại không phải là xấu. Mỗi khi đối diện với những trạng thái không tốt thì chính là tự mình đang cự tuyệt với tâm lý trốn tránh.

Thực tế chúng ta có thể hưởng thụ được niềm vui từ cảm giác khó chịu của bản thân.

Ví như tôi sẽ rèn luyện thể dục mỗi ngày, mặc dù nó không khiến tôi khó chịu đến mức mà tôi chán ghét. Nhưng con người là vậy đấy, họ thường tìm cách để trốn tránh những khó khăn nên thường tìm cho bản thân một lý do hợp lý.

Tôi liệt kê ra một tờ giấy tất cả những thói quen không tốt và ghi thành một cột.

Mỗi khi xóa sổ một thói quen xấu, tôi đặt nó sang cột bên cạnh.

Mỗi tháng đều tổng kết lại kết quả việc thực hiện loại bỏ thói quen xấu và ghi lên một tờ giấy khác. Khi chúng ta không để ý đến thì 1000 thói quen không tốt đã chuyển sang cột bên cạnh và biến thành những thói quen tốt.

Tôi phát hiện bất kể một thói quen không tốt nào cũng đều có thể thay đổi. Có người không từ bỏ được thói quen xấu, chỉ vì cảm thấy sẽ có một chút thống khổ, nhưng khi từ bỏ xong rồi nhìn lại sẽ thấy nó thật nhẹ nhàng và không có gì là lớn cả. Việc hưởng thụ những thành quả khi đạt được trong quá trình loại bỏ thói quen xấu là một niềm vui bất ngờ.

Phương pháp thực hiện như sau:

Bí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!

Tìm tất cả những việc mà mình muốn làm, nhưng nó lại khiến cho bản thân cảm thấy không thoải mái, sau khi làm xong hết các việc, bạn sẽ thu hoạch được rất nhiều điều.

Giống như rèn luyện thân thể, có thể từng chút từng chút một mà làm được, mỗi việc đều cần nhẫn nại cố gắng, khi xảy ra lỗi thì cần bao dung và tha thứ.

Sau đó, từ từ bạn mới có thể giảm đi 20% so với cảm nhận thống khổ ban đầu. Ví như muốn sửa đổi 10 ngàn thói quen xấu, chúng ta có thể phân nó thành 1000 phần và mỗi lần hoàn thành 10 phần.

Khi bắt tay vào làm không nên mang theo tâm lý ép bản thân phải thắng, mà giống như một loại tâm mang niềm vui đi đối diện với khổ nạn.

Từ đó năng lực của bạn mỗi ngày một mạnh hơn, dần dần sức mạnh sẽ càng ngày càng mạnh.

Ví dụ như, lúc mới bắt đầu bạn làm được 15 phần việc trong 1 tháng, sau đó 3 tháng bạn sẽ làm được 25 phần trong 1 tháng. Vậy nên, ban đầu nhìn thấy 10.000 việc phải làm thì phải cần 1000 ngày mới có thể làm nổi, trên thực tế, chỉ cần 9 tháng là bạn đã có thể giải quyết xong.

Bí quyết thành công nằm ở chỗ:

Đem toàn bộ thống khổ chia thành 1000 phần, sau đó xử lý từng phần nhỏ giống như ăn cơm uống nước hàng ngày, tạo thành thói quen để chuyển thói quen xấu thành thói quen tốt.

Chúng ta có thể thông qua cách thức thực hiện bên trên, để làm tăng năng lực chịu đựng thống khổ, cải biến thói quen xấu thành tốt.

5 thói quen tốt lớn nhất là gì?

1. Thói quen không kéo dài thời gianBí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!

Tại sao chúng ta muốn kéo dài việc mà chúng ta phải làm, nguyên nhân chủ yếu chính là chúng ta cảm thấy không hứng thú với công việc đó. Vì vậy, khi đến thời điểm cần làm, chúng ta nghĩ ra rất nhiều lý do thích hợp để khiến bản thân trì hoãn việc cần phải làm và kéo dài nó ngày này qua ngày khác.

Nhưng chúng ta có thể đem loại thống khổ này phân thành 1000 phần. Mỗi phần chúng ta đều có thể chịu đựng được, thì sự việc sẽ trở nên dễ thực hiện hơn. Chúng ta có thể xây dựng một bản kế hoạch gọi là “Đường đến thành công”. Mỗi lần nảy sinh ý nghĩ muốn kéo dài thời gian thì chúng ta đi làm ngay việc đó, hoàn thành rồi thì ghi lên bản kế hoạch +1. Vậy là 1000 thời điểm muốn kéo dài thời gian thì nghĩa là ta đã thành thành công rồi.

2. Thói quen tập thể dục

Chúng ta thường lảng tránh việc luyện tập thể dục vì chúng ta cảm thấy không thích việc đó. Nhưng sau mỗi lần ý nghĩ không thích nổi lên, chúng ta lại đi luyện tập và dần dần tăng thêm cho chính mình lực nhẫn nại. Khi đã hình thành thói quen tốt, chúng ta sẽ không còn suy nghĩ là không thích việc tập luyện nữa, cũng từ đó giúp cho thân thể khỏe hơn.

3. Thói quen đọcBí quyết loại bỏ thói quen xấu: Chia để trị!

Người không có thói quen đọc thì sẽ thấy đọc sách là một việc khiến bản thân thấy khổ sở. Nếu như có thể lập một bản liệt kê, mỗi lần đọc xong một phần lại ghi lên bảng kê khai đó +1. Dần dần sẽ giúp chúng ta hình thành thói quen đọc, lúc này có thể đổi thành đọc hết 1 cuốn sách ghi +1. Sau đó chúng ta sẽ nhận thấy bản thân có thể đọc hết 5 cuốn sách trong thời gian ngắn. Từ đó trở đi, việc đọc sách không khiến chúng ta cảm thấy khổ nữa. Sau đó, nó trở thành thói quen, giúp chúng ta có thể cùng nhau thảo luận về quan điểm của mình. Chúng ta sẽ cảm thấy đọc sách là việc làm rất có ý nghĩa.4. Thói quen dậy sớm

Muốn tạo cho bản thân thói quen dậy sớm, đầu tiên cần phải thiết lập một mục đích cho việc dậy sớm.

Nếu như bạn là một người đam mê ăn uống, trước khi đi ngủ thì nên chuẩn bị sẵn nguyên liệu cho bữa sáng, đợi cho đến khi tỉnh giấc có thể làm cho mình những món ăn yêu thích.

Việc làm này hết khoảng 30 phút, mỗi sáng lấy 30 phút chuẩn bị đồ ăn sáng làm mục đích, nó sẽ khiến cho bản thân cảm thấy rất thích thú.

5. Thói quen viết lách

Đọc sách nhiều, nhưng nếu không viết ra thì sẽ không thành kiến thức của mình được. Nếu kiến thức không thể chia sẻ cùng với người khác, thì sẽ không thể khiến cho nhận thức của bạn ngày một tốt hơn, cũng không thể biết rõ được mình đã đọc được những gì, trình độ hiểu biết của mình đến đâu. Rèn kỹ năng viết sẽ giúp mình chỉnh lại từng ý, từng câu, điều này rất hữu ích.

Nguồn: Đại kỷ nguyên

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                       ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề