William O’neil: Mô hình biểu đồ mang lại lợi nhuận lớn
Bạn cần tìm kiếm những mô hình khác nhau khi tiến hành phân tích kỹ thuật. Trong bài này, William O’neil thảo luận một số mô hình cơ bản và đề cập những lỗi nhà đầu tư tránh mắc phải khi đọc biểu đồ.
Ông nhận ra tầm quan trọng của việc đọc biểu đồ khi nào?
Từ năm 1959, một năm sau khi tôi trở thành nhà môi giới chứng khoán. Khi đó, có một quỹ tương hỗ dường như hoạt động tốt hơn hẳn so với các quỹ khác. Tôi có một quyển biểu đồ hàng tuần và những báo cáo hàng quý về giá mua mỗi cổ phiếu mới của quỹ này trong 2 năm trước. Và tôi đã thu được những thông tin rất quan trọng.
Điều tôi học được rất đáng ngạc nhiên, đã thay đổi toàn bộ quan điểm của tôi về cách thức lựa chọn những cổ phiếu thành công. Mỗi cổ phiếu (trong gần 100 cổ phiếu mới) mà quỹ này mua được chỉ sau khi nó đóng cửa ở mức giá trần mới. Ví dụ, nếu giá một cổ phiếu dao động trong khoảng từ 40 đô-la đến 50 đô-la trong 3 đến 6 tháng, quỹ này chỉ mua khi nó có mức giá trần mới là 51 đô-la.
Hãy suy nghĩ vì ý tưởng mua một cổ phiếu ở mức giá cao nhất có vẻ như không thực tế. Hầu hết chúng ta đều mong muốn mỗi vụ mua bán là một món hời. Ở đây, tôi muốn loại bỏ quan điểm sai lầm phổ biến này.
Những gì áp dụng trong việc mua bán hàng hoá tại một cửa hàng không thể áp dụng vào việc mua bán cổ phiếu. Bạn có muốn các cổ phiếu tiềm năng lớn nhất tiếp tục tăng giá cao hơn nữa? Bạn phải bỏ qua câu “mua thấp và bán cao” và thay thế bằng câu “mua cao và bán cao hơn nhiều”.
Tất cả chỉ là vấn đề về tầm nhìn và kinh nghiệm. Hãy nhìn lại cổ phiếu thành công lớn như Cisco Systems. Từ điểm mua giá trần mới ban đầu là 30 đô-la trong tháng 10-1990 đã tăng tới mức khó tin là 15,650% vào tháng 10-1998. Thực tế, điểm mua giá trần mới này rất thấp nhưng người ta vẫn thấy dường như hơi cao và chỉ biết diễn biến giá tại thời điểm đó. Họ chưa nhìn thấy khả năng lợi nhuận không thể tin được của nó. Thông thường, giá trần hiếm khi cao khi bạn tìm kiếm những công ty lớn thật sự.
Một vài mô hình giá khác xuất hiện trước khi các cổ phiếu tăng vọt là gì?
Ngoài mô hình phổ biến “chiếc cốc có tay cầm”, còn có mô hình biểu đồ “hai đáy” (biểu đồ trang bên).
Mô hình 39 tuần của cổ phiếu American Power Conversion năm 1990 trông giống như chữ “W” lớn. Điểm giữa của chữ W là điểm C nằm ở dưới mức giá trần tại điểm A, điểm bắt đầu của mô hình. Từ điểm A đến B là đáy đầu tiên, từ điểm B đến C là mức giá tăng lên đến điểm giữa, và từ điểm C đến D là cạnh bên đi xuống thứ hai, tức đáy thứ hai của chữ “W”.
Thông thường, cạnh bên đi xuống thứ hai sẽ hơi thấp so với mức giá sàn của đáy thứ nhất tại điểm B. Nó biểu thị tình trạng cổ phiếu đảo chiều. Điểm D đến điểm E là đường tăng lên cuối cùng trong chữ “W”, và các điểm E, F và G tạo nên một tay cầm ngắn.
Điểm mua chính xác là ở mức giá khoảng hơn 22 đô-la một chút – điểm G, khi cổ phiếu tăng tới mức giá trần ở phần tay cầm (điểm E). Lưu ý giá trần cao với khối lượng giao dịch hàng tuần được chỉ ra ở đáy biểu đồ khi cổ phiếu tăng giá vượt qua mức 22 đô-la.
Cổ phiếu này tại điểm mua có mức xếp hạng chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là 99, chỉ số sức mạnh giá tương đối là 95, lợi nhuận trên vốn cổ phần là 53,8% và lợi nhuận biên trước thuế hàng năm là 25%. Nó tăng 800% trong 22 tháng tiếp theo từ điểm G. Tại thời điểm đó, chỉ số ở điểm G này chắc chắn rất cao và đáng sợ đối với hầu hết các nhà đầu tư. Cũng cần chú ý khối lượng giao dịch hàng tuần rất lớn vào tuần giá tăng từ 18 đô-la lên 22 đô-la ở điểm C.
Trong suốt 3 tuần cuối tháng 12 và tuần đầu tháng 1, cổ phiếu đóng cửa xung quanh mức 17 đô-la và khối lượng giao dịch đạt mức thấp nhất. Hầu hết mọi nhà đầu tư sẽ không bao giờ phát hiện ra điều này, nhưng đó thường là một dấu hiệu tích cực vì nó thể hiện cổ phiếu không được bán ra nhiều trên thị trường.
Nhà đầu tư cần tìm kiếm những mô hình giá nào khác nữa?
Một mô hình khá phổ biến khác là mô hình “bằng phẳng”. Mô hình này xuất hiện sau khi cổ phiếu hình thành “chiếc cốc có tay cầm” và sau đó tiếp tục tăng giá lên. Đơn giản là, mô hình này tiến thẳng và giữ mức giá ít nhất 5 tuần, thường chỉ điều chỉnh từ 8% đến 12%. Tại cuối mô hình này, một điểm mua mới được thiết lập, mang đến cho bạn cơ hội mới để mua hoặc tham gia vào thời điểm “chiếc cốc có tay cầm” sớm hơn có thể.
Bạn cần mua cổ phiếu chính xác tại điểm nó hình thành một mô hình vững chắc. Đừng theo đuổi cổ phiếu khi nó tăng hơn 5% so với điểm mua trong quá khứ. Nếu làm thế, bạn sẽ mất thêm một khoản tiền đáng kể.
Một số lỗi ông mắc phải khi đọc biểu đồ là gì? liệu có thể có mô hình sai?
1. Những mô hình cơ bản chỉ kéo dài từ 1 đến 4 tuần là rất mạo hiểm và thường thất bại. Hãy tránh xa những mô hình này.
2. Các mô hình rộng hoặc không khít về tổng thể khá mạo hiểm. Sẽ an toàn hơn nếu bạn mua những mô hình ít dao động về giá.
3. Các cổ phiếu tăng vọt từ đáy mô hình lên mức giá trần mới mà không hề có bất kỳ giật lùi hoặc tay cầm nào thường mang lại rủi ro và sẽ giảm giá mạnh.
4. Nên tránh mô hình cổ phiếu đảo chiều mà khối lượng giao dịch không tăng thật sự.
5. Nên bỏ qua những mô hình cổ phiếu tụt hậu (cổ phiếu xếp cuối nhóm có mức giá trần thấp).
6. Khu vực tay cầm quá rộng hoặc không khít (giảm giá 20% đến 30%) là mô hình sai và thường thất bại.
7. Sau khi cổ phiếu tăng giá trong một khoảng thời gian dài, lần thứ tư cổ phiếu hình thành một mô hình (mô hình “giai đoạn thứ tư”) thường quá rõ ràng đối với mọi người và sẽ có thể thất bại (xem thêm Bài 11)
Khi bạn học cách đọc biểu đồ và nhận diện chính xác các cổ phiếu có mô hình cơ bản hợp lý, có những tiêu chuẩn về lợi nhuận cơ bản mà chúng tôi đã đề cập ở các chương trước trong cuốn sách này, kết quả đầu tư của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Kết luận
1. Khi lựa chọn cổ phiếu, bạn nên tìm kiếm những mô hình có dạng “chiếc cốc có tay cầm”, “hai đáy”, “bằng phẳng”.
2. Bạn nên tránh một số mô hình sai, đó là:
– Các tay cầm to và rộng bất thường
– Các tay cầm hướng lên trên
– Tổng thể các mô hình rộng hoặc to
– Những cổ phiếu tụt hậu là những cổ phiếu cuối cùng trong số các cổ phiếu cùng nhóm ngành hình thành các mô hình cơ bản
– Khối lượng giao dịch không tăng khi cổ phiếu đảo chiều
– Những mô hình cơ bản “giai đoạn thứ tư”
– Những mô hình cơ bản kéo dài trong thời gian ngắn
3. Thay thế câu “mua thấp, bán cao” bằng câu “mua cao và bán cao hơn”.
4. Bạn nên mua cổ phiếu đúng thời điểm. Đừng chạy theo một cổ phiếu tăng hơn 5% so với điểm mua trong quá khứ.
Nguồn: 24 bài học sống còn để đầu tư trên thị trường chứng khoán
Xem thêm Phần 1: Kiến thức cơ bản cho mọi nhà đầu tư – cắt giảm thua lỗ
Xem thêm Phần 2: Thời điểm tốt nhất để đầu tư
Xem thêm Phần 3: Đầu tư dựa trên các quy tắc, không dựa vào cảm xúc
Xem thêm Phần 4: Phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật?
Xem thêm Phần 5: Các yếu tố cơ bản đầu tiên: Lợi nhuận và doanh thu
Xem thêm Phần 6: Một công cụ kỹ thuật quan trọng – Chỉ số sức mạnh giá tương đối
Xem thêm Phần 7: Tìm hiểu cổ phiếu thông qua công ty phát hành
Xem thêm Phần 8: Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch và vai trò của các tổ chức lớn
Xem thêm Phần 9: Xác định đúng thời điểm mua cổ phiếu
Có thể bạn quan tâm: