Bitcoin hoạt động như thế nào: Giải thích đơn giản bằng bảng tính Google
Bitcoin là một loại tiền tệ kỹ thuật số thu hút sự chú ý của nhiều người trong những năm gần đây. Tuy nhiên, cách thức hoạt động của nó có thể khá khó hiểu đối với người mới bắt đầu. Bài viết này sẽ liên hệ cách hoạt động của Bitcoin trên bảng tính Google để giúp bạn dễ dàng hình dung.
Bitcoin hoạt động như thế nào: Giải thích đơn giản bằng bảng tính Google
Hãy tưởng tượng một bảng tính Google khổng lồ được chia sẻ với mọi người trên toàn thế giới. Mỗi hàng trong bảng tính này đại diện cho một giao dịch Bitcoin. Bảng tính này được lưu trữ trên máy tính của mọi người dùng Bitcoin và được cập nhật liên tục khi có giao dịch mới xảy ra.
Bạn sẽ chỉ muốn đặt trang tính này ở chế độ chỉ bổ sung (add-only), khi người dùng không thể thay đổi các giao dịch trước đây.
Làm thế nào để đảm bảo không ai gian lận và chi tiêu tiền mà họ không có?
Một lỗ hổng dễ thấy khi tạo ra một bảng tính Google như vậy để theo dõi các khoản thanh toán là: Có thể có ai đó cố gắng tiêu một khoản tiền mà họ không có. Rõ ràng, bạn cần ai đó xác nhận giao dịch trước khi chúng được gửi đi để các giao dịch có vấn đề này không thực hiện được.
Trong thế giới tiền truyền thống với người trung gian, bạn sẽ tin tưởng vào một ngân hàng hay tổ chức tài chính để thực hiện xác minh; ngân hàng của bạn sẽ không để bạn chuyển tiền đến bạn bè nếu bạn không bảo đảm có đủ số dư trong tài khoản.
Nhưng trong thế giới của Bitcoin, bạn không thể chỉ dựa vào một vài người đáng tin cậy để xác minh. Điều đó sẽ có thể đánh bại toàn bộ mục đích của việc không có người trung gian.
Thay vào đó, Bitcoin sẽ cung cấp việc xác minh cho các thành viên của cộng đồng. Bất kỳ người dùng Bitcoin nào cũng có thể sử dụng máy tính của họ để xác nhận các giao dịch đang chờ xử lý và chỉ thêm các giao dịch hợp lệ vào sổ cái (blockchain). Vì lợi ích của sự hiệu quả, các giao dịch được chuyển thành khối thông tin (blocks) của vài nghìn giao dịch mỗi khối.
Đây là lúc “thợ đào” xuất hiện. Họ sử dụng sức mạnh tính toán của máy tính để xác minh các giao dịch và thêm chúng vào bảng tính.
Cơ chế khuyến khích
Nhưng tất nhiên, mọi người sẽ không thực hiện miễn phí công việc tính toán để xác minh các giao dịch, vì thế phần mềm Bitcoin cần phải có một số tiền để thúc đẩy họ. Nếu bạn xác minh một khối giao dịch, bạn sẽ kiếm được một số phí từ mọi giao dịch trong khối, và phần mềm Bitcoin cũng sẽ chi trả cho bạn một phần cố định của bitcoins, được biết đến là khối thưởng (block reward).
Bởi vì Bitcoin tự xem mình là phiên bản kỹ thuật số của vàng, và những người xác minh tiến hành quá trình xác thực để tạo ra các đồng tiền mới, nên quá trình này được gọi là đào, và người xác minh được biết đến là thợ đào. (Bạn đang đào bằng máy tính thay vì bằng cuốc và xẻng, nhưng mô hình kinh doanh thì gần giống nhau).
Ví dụ về bảng tính của sổ cái Bitcoin, kết hợp thợ đào, chi phí và thưởng
Giả sử mỗi người (A, B, C, D và E) bắt đầu với 100 bitcoins, vậy họ sẽ có được bao nhiêu sau khi thực hiện các giao dịch như bảng tính thể hiện?
– Người A gửi 10 bitcoins cho B và thanh toán tiền phí của 1 bitcoin, sau đó gửi 15 bitcoins đến D và thanh toán phí của 1 bitcoin, tiếp tục gửi 5 bitcoins cho E và trả phí cho 1 bitcoin, sau đó nhận được 10 bitcoins. Điều này có nghĩa là A có: 100 – 10 – 1 – 15 – 1 – 5 – 1 + 10 = 77 bitcoins.
– Người B kiếm được 10 bitcoins từ A và gửi 2 bitcoins (cộng với phí 1 bitcoin) đến C. Vì thế, B bây giờ có: 100 + 10 – 2 -1 = 107 bitcoins.
– Người C có 25 + 1 + 1 + 1 = 28 bitcoins từ việc đào khối B1, vì thế họ có: 100 + 28 + 2 -10 – 1 = 119 bitcoins.
– Người D bây giờ có: 100 + 15 – 5 – 1 = 109 bitcoins.
– Người E cũng kiếm được 28 bitcoins từ việc đào khối B2, vì thế họ có: 100 + 5 + 28 + 5 = 138 bitcoins.
P/S: Mô hình bảng tính trên đây chỉ là một sự đơn giản hoá. Bitcoin blockchain thực không lưu trữ các khối trong định dạng như là một bảng tính.
Thay vào đó, blockchain của Bitcoin được lưu trữ trong một “chuỗi” tuyến tính, trong đó các chuỗi được kết nối về mặt toán học đến chuỗi cuối cùng.
Happy Live Team
Nguồn: Blockchain: Bước ngoặt lịch sử hay chỉ là bong bóng?
Có thể bạn quan tâm
Blockchain: Bước ngoặt lịch sử hay chỉ là bong bóng?DỰ KIẾN RA MẮT VÀO 1/7/2024