fbpx

Bong bóng Dotcom: Thảm họa hay điều thần kỳ của kinh tế thế giới? (Phần 1)

Bong bóng dotcom đã khiến kinh tế Mỹ thịnh vượng một cách thần kỳ trong giai đoạn 1995 -2000 nhưng khi nó phát nổ, kinh tế Mỹ nhanh chóng rơi vào suy thoái.

Vào thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, nước Mỹ trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ tăng trưởng tới 4,9% mỗi năm (so với mức trung bình 2,75% từ 1972 – 1995). Điều đáng nói tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhưng lạm phát kỳ lạ hơn, cũng thấp. Chỉ số NASDAQ có lúc lên đỉnh cao của mọi thời đại: 5132,52 điểm (gấp đôi hiện tại 2803,32).

Theo lý thuyết kinh tế vĩ mô, khi kinh tế tăng trưởng nhanh hơn (hoặc tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn) thì sẽ kéo theo tỷ lệ lạm phát cao hơn. Điều này thể hiện qua đường Phillips (Phillips curve) và được công nhận trong hầu hết các giáo trình kinh tế vĩ mô cơ bản. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ giai đoạn 1995 – 2000 lại không như vậy. Điều này đã khiến cho các nhà kinh tế gọi đây là New Economy (nền kinh tế mới).

Bong bóng Dotcom: Thảm họa hay điều thần kỳ của kinh tế thế giới? (Phần 1)
Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim này cũng đã chấm dứt và cả quá trình được cho liên quan mật thiết đến bong bóng Dot com (Dot-com Bubble). Giải thích một chút về thuật ngữ này: bong bóng dot com là cách miêu tả hình tượng thị trường chứng khoán khi cổ phiếu của các công ty công nghệ lên cao một cách bất thường. Hiện tượng này xảy ra khi cổ phiếu của các hãng này bị đầu cơ hoặc nhận được sự kỳ vọng thái quá từ phía các nhà đầu tư. Tất nhiên, cũng giống như bong bóng các bạn thổi bong bóng vậy: càng to, càng thích nhưng lại càng dễ vỡ.

Bong bóng Dotcom lần 1 diễn ra trong hoàn cảnh hàng loạt các tiến bộ về công nghệ máy tính xuất hiện. Windows 95 ra đời với nhiều đột phá (so với 3.1) khiến cho nhu cầu sử dụng máy tính tăng. Nhu cầu đó đã khởi động cuộc chiến khốc liệt về phần cứng khiến cho giá cả mỗi chiếc PC giảm nhanh chóng. Hai điều này đã đưa máy tính đến với từng công ty khiến cho năng suất lao động tăng cao (1,25% mỗi năm so với 0,02% tối đa của giai đoạn 1972 – 1995). Bên cạnh đó, nó cũng khuyến khích sự ra đời của hàng loạt các công ty, dịch vụ công nghệ và sự kỳ vọng lớn của các nhà đầu tư – nguyên nhân chính của bong bóng dotcom.

Bong bóng Dotcom: Thảm họa hay điều thần kỳ của kinh tế thế giới? (Phần 1)
Hãy phân tích một chút ảnh hưởng của PC đến năng suất lao động. Không chỉ hỗ trợ cho các ngành trực tiếp sử dụng chúng, nó còn hỗ trợ gián tiếp và cực kỳ hiệu quả cho tất cả các ngành khác. Những công việc như tính toán thu chi, quản lý nhân sự, nghiên cứu,… đều hưởng lợi lớn từ sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của PC.

Ngày 9/8/1995, công ty Netscape IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng). Ngay trong ngày hôm đó, giá mỗi cổ phiếu của Netscape có lúc hơn 5 lần giá dự kiến (75 USD so với 14 USD). Kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, mỗi cổ phiếu của Netscape có giá 58,25 USD tương đương 2,9 tỷ USD giá trị thị trường. Trong suốt năm 1995, giá trị công ty này tăng gấp đôi sau mỗi quý. Đây được coi là ngày bắt đầu của bong bóng Dotcom lần thứ nhất. 2 năm sau đó, bong bóng chính thức “phồng to” với hàng loạt khoản đầu tư trị giá hàng chục tỷ USD được đổ vào lĩnh vực này.

Thành công của Netscape kéo theo sự ra đời của hàng loạt công ty công nghệ, dịch vụ mạng và tạo ra niềm tin của các nhà đầu tư vào các công ty này. Đây chính là bong bóng dotcom (Dot-com Bubble). Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, nó đã khiến cho thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng và việc ứng dụng vào quản lý, sản xuất đã khiến cho năng suất lao động tăng lên. Đây là nguyên nhân chính khiến cho nền kinh tế tăng trưởng khá lâu và ổn định. Bong bóng dotcom đã góp phần kéo chỉ số Dow Jones và NASDAQ lên những mốc cao mới trong suốt giai đoạn 1995 – 2000 với đỉnh cao là mức 5132,52 điểm (và 5048,62 điểm lúc đóng cửa) vào 10/3/2000.

Bong bóng Dotcom: Thảm họa hay điều thần kỳ của kinh tế thế giới? (Phần 1)
Ngoài ra, việc giá cổ phiếu (nói chung đặc biệt là các cổ phiếu công nghệ tăng nhanh) khiến cho tiêu dùng của các nhà đầu tư tăng nhanh. Nói cách khác, nhờ giá cổ phiếu tăng, tổng cầu tăng lên khiến cho nền kinh tế phát triển thịnh vượng hơn.

Khi tôi viết đến đây một người bạn của tôi hỏi: “Netscape là gì?” Tôi khá ngạc nhiên nhưng chợt nhớ ra là cái tên Netscape đã bị lãng quên từ lâu và chỉ được biết bởi một số ít người hoài cổ hoặc đã từng sử dụng máy tính đầu thập kỷ 9x thế kỷ trước. Netscape Navigator là một trong những trình duyệt phổ biến nhất thời gian đó. Ra mắt lần đầu vào 3/10/1994, 2 năm sau, trình duyệt này chiếm tới gần 80% thị phần.

Là trình duyệt phổ biến nhất thập kỷ 9x nhưng Netscape đã chịu thất bại cay đắng trước IE. Năm 1998, AOL (lúc đó là công ty dịch vụ mạng lớn nhất thế giới) mua lại Netscape với giá 4,2 tỷ USD, thương vụ này kết thúc vào năm 1999. Trước đó, vào tháng 3/1998, Netscape đã công bố mã nguồn và đây là cơ sở để hình thành nên Firefox sau này.

Bong bóng dotcom “phát nổ”

Việc bong bóng dot com phát nổ được là điều không có gì bất ngờ. Được “bơm phồng” bởi các nhà đầu tư và sự kỳ vọng quá đáng của thị trường nên chỉ cần một tác động nho nhỏ sẽ khiến nó “phát nổ”. Có một hình ảnh so sánh khá hay mà tôi đọc được gần đây, thị trường khi đó như một con voi đi xe đạp, nếu tiến lên thì không sao nhưng chỉ cần chậm một chút, tất cả sẽ sụp đổ.
Đạt đỉnh cao vào đầu năm 2000 với hơn 5000 điểm nhưng chỉ đến cuối năm, chỉ số NASDAQ đã giảm tới 50%. Thậm chí, vào cuối năm 2002, chỉ số này còn xuống rất sát mốc 1000 điểm. Thị trường dotcom sụp đổ cộng thêm một số sự kiện như vụ 11/9 đã khiến cho kinh tế Mỹ tụt dốc nhanh chóng.

Đương nhiên, nguyên nhân chính của việc này chính từ sự phát triển quá nóng và không bền vững: giá của các cổ phiếu tăng quá nhanh vượt xa giá trị thật của chúng. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng, đạo luật Growth Tax Relief Reconciliation Act năm 2003 là nguyên nhân của vụ việc.

Nguồn: Genk, Wikipedia, Bussiness Insider, Principles of Economics (Mankiw), CNET và NASDAQ 

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề