fbpx

Cải thiện sóng não, cải thiện chất lượng cuộc sống

Bạn có thắc mắc rằng vì sao có những lúc chúng ta tập trung hay sáng tạo xuất thần, đến mức quên đi cả không gian và thời gian? Hay vì sao sau một giấc ngủ sâu dường như mọi mệt mỏi và áp lực của ngày hôm trước dường như tan biến, ta như một con người mới với 1 nguồn năng lượng mới đang không ngừng tuôn chảy? Bài viết ngày hôm nay sẽ cho bạn thấy rằng, tất cả những điều bạn trải nghiệm đều không phải là cảm tính, tất cả đều có căn cứ khoa học và bạn hoàn toàn có thể “chủ động luân chuyển” các trạng thái hàng ngày của bản thân từ tiêu cực sang tích cực thông qua việc tìm hiểu và ứng dụng sóng não.

Tiến sâu vào các tầng sóng não 

Brainwaves: What You Need To Know | Cognitive Solutions LC

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng: phạm vi sóng não con người rất rộng và bao gồm nhiều tần số sóng não khác nhau, từ những tần số rất thấp được tìm thấy trong giấc ngủ sâu (sóng Delta); đến trạng thái chạng vạng nằm giữa giấc ngủ sâu và trạng thái tỉnh táo (sóng Theta); sang trạng thái sáng tạo, giàu trí tưởng tượng (sóng Alpha); đến những tần số cao hơn được tìm thấy trong quá trình suy nghĩ có ý thức (sóng Beta); đến tần số cao nhất từng được ghi lại (sóng Gamma) trong trạng thái ý thức nâng cao. 

Delta: Sóng não của một giấc ngủ sâu, cơ thể tiến vào quá trình tự phục hồi (0-4hz)

Đối với đa số con người chúng ta, sóng Delta đại diện cho giấc ngủ sâu. Trong vùng sóng này chúng ta có rất ít nhận thức tỉnh táo, và cơ thể bạn sẽ tiến vào trong giai đoạn tự phục hồi. 

Như vậy, khi chúng ta chuyển sang trạng thái sóng não chậm hơn, chúng ta sẽ tiến sâu hơn vào thế giới tâm trí tiềm thức bên trong hơn. Chiều ngược lại cũng đúng: khi chúng ta chuyển sang các trạng thái sóng não cao hơn, chúng ta càng trở nên ý thức và quan tâm đến thế giới bên ngoài hơn.

Trong khoảng thời gian từ sơ sinh đến hai tuổi, bộ não con người hoạt động chủ yếu ở mức sóng não thấp nhất, từ 0,5 đến 4 chu kỳ mỗi giây. Phạm vi hoạt động điện từ này được gọi là trạng thái sóng Delta. Trạng thái khi người lớn đang ngủ sâu là sóng Delta; điều này giải thích tại sao trẻ sơ sinh thường không thể thức quá vài phút mỗi lần (và tại sao ngay cả khi mở mắt, chúng vẫn có thể rơi vào giấc ngủ). Khi trẻ một tuổi thức, não chúng chủ yếu vẫn ở trong khu vực sóng Delta, bởi vì chúng hoạt động chủ yếu từ tiềm thức. Thông tin từ thế giới bên ngoài đi vào não chúng mà không thông qua quá nhiều chỉnh sửa, phản biện hoặc phán xét. Vào thời điểm này, bộ não tư duy – tân vỏ não, hay tâm trí có ý thức – đang hoạt động ở mức độ rất thấp.

bambino che dorme sul cuscino grigio

Ngoài ra, biên độ sóng Delta rất cao cũng được tìm thấy ở những người tiếp xúc với tâm trí không định xứ, ngay cả khi họ còn tỉnh táo. Bộ não của những người thiền, người có trực giác cao và người chữa bệnh sẽ có nhiều sóng Delta hơn người bình thường.

Delta chính là sóng não giúp chúng ta kết nối với các nguồn năng lượng bên trên và cách xa cơ thể. Những người trong trạng thái sáng tạo xuất thần, chẳng hạn như một nhà soạn nhạc đang sáng tác âm nhạc hoặc một đứa trẻ mải mê chơi đùa thường có rất nhiều sóng Delta. Khi họ quá say mê với sự sáng tạo của riêng mình, họ sẽ đánh mất tất cả nhận thức về thế giới bên ngoài. Lúc này, trong não họ, loại sóng hoạt động chủ yếu là sóng Delta, một số ít sóng Theta và Alpha, còn số lượng sóng Beta chỉ có rất ít, đủ để duy trì hoạt động bình thường.

Trong suốt bốn năm qua, tiến sĩ Joe Dispenza (tiến sĩ Joe Dispenza – một chuyên gia về khoa học thần kinh và cột sống, đồng thời là tác giả bộ sách Sức mạnh tâm thức vừa mới ra mắt tại Happy Live) và nhóm nghiên cứu của mình đã ghi nhận được một số sinh viên có thể chuyển sang trạng thái sóng Delta sâu trong khi thiền định. Cơ thể của họ đang ngủ sâu và không mơ, nhưng hình ảnh quét não lại cho thấy những bộ não đó đang xử lý một biên độ năng lượng cực kỳ cao. Kết quả là, họ thường kể lại rằng mình đã trải qua những trải nghiệm thần bí vô cùng sâu sắc về sự hợp nhất với vũ trụ, cảm thấy được kết nối với mọi người và mọi thứ trong vũ trụ.

Sóng não Delta liên quan đến nhiều thay đổi có lợi diễn ra trong các mô sống. Các nghiên cứu quan trọng về bộ não bình thường đã chỉ ra một số mối liên hệ giữa việc chữa lành và loại tần số nằm trong khoảng 0 – 4 Hz này.

Theta: Sóng não mang tần số của một tâm trí tiềm thức (4-8hz): 

donna in camicia gialla abbottonata

Theta là đặc trưng của giấc ngủ nhẹ. Khi chúng ta mơ một giấc mơ sống động như thật, đôi mắt của chúng ta chuyển động nhanh chóng và bộ não chúng ta chủ yếu chìm trong sóng theta. Theta cũng là tần số sóng não phổ biến ở những người bị thôi miên (Hồi ức về những trải nghiệm cảm xúc, dù tốt hay xấu, đều có thể kích hoạt sóng theta), những người chữa bệnh, những người trong trạng thái hôn mê và những người ở trạng thái sáng tạo cao.

Từ khoảng 2 đến 6 tuổi, trẻ em hoạt động trong phạm vi sóng Theta thường có xu hướng giống như trạng thái xuất thần (như là mơ màng, không để ý đến những gì xảy ra chung quanh) và chủ yếu kết nối với thế giới nội tâm của chúng. Chúng sống trong thế giới khó hiểu của trí tưởng tượng, và thể hiện rất ít kiểu tư duy phê phán, duy lý. Do đó, trẻ nhỏ thường chấp nhận bất cứ điều gì bạn nói với chúng (Chẳng hạn như “Ông già Noel có thật”). Ở giai đoạn này, những cụm từ sau đây sẽ tác động rất lớn đến chúng: Con trai không được khóc. Con gái chỉ cần góp mặt chứ không nên lên tiếng. Chị gái thông minh hơn con. Những kiểu phát biểu này sẽ đi thẳng vào tiềm thức đứa trẻ, bởi vì những trạng thái sóng não chậm này chính là lãnh địa của tiềm thức (Chú ý, đây là một điểm rất quan trọng).

due bambini che giocano a cubi di lettere

Ở người lớn, sóng Theta xuất hiện khi bạn ở trạng thái chạng vạng hoặc trạng thái mơ tỉnh – khi đó chúng ta thấy mình nửa tỉnh nửa ngủ (tâm trí tỉnh táo còn cơ thể thì đang ngủ). Đây là trạng thái khi các nhà thôi miên có thể truy cập vào tâm trí tiềm thức của bạn.

Theta có liên quan đến nhiều thay đổi có lợi trong cơ thể. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của các tần số khác nhau đối với việc sửa chữa DNA. Họ phát hiện ra rằng các trường điện từ nằm giữa 7.5 Hz và 30 Hz có thể tăng cường liên kết của các phân tử. Trong phạm vi đó, 9 Hz là tần số mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu một người đang thực hiện chữa bệnh bằng năng lượng cho một người khác, đầu tiên não bộ người chữa bệnh xuất hiện một lượng lớn sóng Theta, sau đó não bộ của người được chữa bệnh cũng xuất hiện tình trạng tương tự.Thêm nhiều sóng Theta hơn, bạn sẽ trải nghiệm làn sóng của sự chữa lành.

Các tế bào sụn được tái tạo ở tần số 6.4 Hz. Chính vì vậy khi các bệnh nhân bị bong gân, chấn thương dây chằng, 1 trong những phương pháp điều trị đó là các bác sĩ sẽ áp dụng nguyên lý này nhằm đưa bệnh nhân về trạng thái cơ thể ở sóng theta để cơ thể tự chữa lành.

 Trong trạng thái sóng não Theta, chúng ta có thể lập trình nhiều hơn, bởi vì lúc này không có bức màn nào ngăn cách tâm trí ý thức và tâm trí tiềm thức của chúng ta cả.

“Trong trạng thái sóng Theta, cơ thể không còn nắm quyền kiểm soát nữa, và bạn có thể tự do mơ mộng, tự do thay đổi các chương trình tiềm thức và sáng tạo mà hoàn toàn không bị cơ thể cản trở.”

Một khi cơ thể không còn chi phối tâm trí, bề tôi không còn nắm quyền nữa và bạn đang lấy lại quyền lực của mình. Thế là bạn lại lần nữa bước vào vương quốc thiên đàng như một đứa trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, khi duy trì ở Theta trong một thời gian vừa phải, nó sẽ giúp giải tỏa những cảm xúc căng thẳng, tiêu cực và cân bằng trạng thái tinh thần. Đó là lý do tại sao sau 1 giấc ngủ ngắn, cơ thể chúng ta trở nên khỏe mạnh, vui vẻ và tràn đầy năng lượng, dù trước đó vô cùng mệt mỏi và căng thẳng.

Alpha: Sóng não thư giãn và sáng tạo (8-13hz)

tastiera elettronica grigia

Mặc dù khi tỉnh táo, phần lớn thời gian bạn sẽ nằm trong sóng não Beta, nhưng bạn cũng chìm vào sóng não Alpha suốt cả ngày. Bạn thể hiện loại sóng não Alpha này khi cảm thấy thoải mái, bình tĩnh, sáng tạo và trực giác – khi bạn không còn suy nghĩ hoặc phân tích nữa, mà thay vào đó, bạn đang mơ mộng hoặc tưởng tượng, giống như trạng thái thôi miên. 

Nếu sóng Beta cho biết khi nào bạn đang tập trung sự chú ý của mình vào thế giới bên ngoài, thì sóng Alpha lại cho biết khi nào bạn đang tập trung sự chú ý vào thế giới bên trong.

Alpha cũng là một sóng não vô cùng đặc biệt, khi là cây cầu để kết nối các tần số cao hơn – cụ thể là tâm trí tư duy của sóng Beta và tâm trí liên kết của sóng Gamma – với hai sóng não có tần số thấp hơn, đó là sóng Theta và sóng Delta. 

Alpha xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn, đó cũng là lý do vì sao trẻ có khả năng học hỏi, sáng tạo nhiều hơn người trưởng thành. 

Từ 5 đến 8 tuổi, sóng não của trẻ lại thay đổi thành tần số Alpha. Chúng bắt đầu giải thích và rút ra các quy luật của cuộc sống bên ngoài. Đồng thời, thế giới trí tưởng tượng bên trong chúng sẽ có xu hướng giống với thế giới thực tế bên ngoài. Trẻ em trong độ tuổi này thường bước chân vào cả hai thế giới. Đó là lý do tại sao chúng chơi trò đóng kịch rất giỏi. 

ragazzo con maschera verde

Ví dụ bạn có thể yêu cầu một đứa trẻ đóng giả là một con cá heo ở biển, một bông tuyết trong gió, hoặc một siêu anh hùng, và vài giờ sau đứa trẻ vẫn còn giữ nguyên tính cách của những nhân vật đó. Hãy thử yêu cầu một người lớn làm điều tương tự, và bạn biết kết quả ra sao rồi đấy.

Ví dụ, nếu bạn để ý, khi con bạn xem các chương trình tivi, hay hoạt hình, các bé thường bắt chước cách nói chuyện cũng như ngôn ngữ cơ thể của các nhân vật trên màn ảnh, hoặc là việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này sẽ rất dễ so với những lứa tuổi lớn hơn. Đó chính là nhờ vào sự tồn tại trạng sóng Alpha nhiều ở độ tuổi này. Nên cũng là 1 lưu ý rất quan trọng cho những ông bố bà mẹ có con cái ở độ tuổi này cần quan tâm hơn đến việc cho trẻ học và xem những thứ tích cực và giúp ích cho trẻ.

Trên thực tế, việc chuyển từ trạng thái sóng não Beta sang trạng thái sóng não Alpha bằng cách làm chậm sóng não một cách có ý thức, bạn có thể lập trình lại hệ thống thần kinh tự trị một cách dễ dàng hơn. 

Khi bạn làm chậm sóng não của mình về Alpha, bạn sẽ không còn chú ý đến thế giới bên ngoài và những suy nghĩ khiến bản thân phân tâm khi bị căng thẳng nữa. Và bởi vì không còn phân tích và tính toán, không còn cố gắng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những ký ức đáng sợ trong quá khứ, nên bạn có cơ hội sống trọn vẹn với hiện tại và chỉ tồn tại trong hiện tại. 

donna che si fa selfie

Trong cuộc sống hàng ngày, bộ não của bạn thường chuyển sang trạng thái Alpha mà không cần bạn phải nỗ lực quá nhiều. Ví dụ như khi bạn đang học điều gì đó mới mẻ lúc nghe giảng, thì nhìn chung bộ não của bạn đang hoạt động ở mức sóng Beta tầm thấp đến tầm trung. Bạn đang lắng nghe thông điệp và phân tích các khái niệm được giảng viên trình bày. Sau đó, khi bạn đã nghe đủ hoặc đặc biệt thích thú với một điều gì đó, tự nhiên bạn sẽ dừng lại và não bạn liền chuyển sang giai đoạn Alpha. 

Lúc này thông tin đang được tổng hợp trong chất xám của não bạn. Và khi bạn nhìn chằm chằm vào không khí, bạn đang quan tâm đến những suy nghĩ của mình và  khiến chúng trở nên chân thực hơn cả thế giới bên ngoài. Lúc điều này xảy ra, thùy trán đang kết nối thông tin đó vào cấu trúc não của bạn… và thế là bạn có thể ghi nhớ những điều vừa học được như có phép thuật vậy.

Đó cũng là lý do vì sao khi đang “bí” ý tưởng, nhiều idea thần sầu sẽ xuất hiện khi bạn đang vui vẻ và thoải mái nhất: khi đang trên đường về nhà, đang hát, đang tắm, đang tán gẫu cùng bạn bè,…

Alpha cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể chúng ta. Nó cải thiện nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh giúp cải thiện tâm trạng con người như serotonin. Khi mức sóng não Alpha của một người tăng lên, mức độ serotonin của bạn cũng tăng lên và trạng thái cảm xúc được nâng cao. 

Ngoài ra, một nghiên cứu tiên phong đã đặt DNA ở nhiều tần số khác nhau. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng tần số Alpha 10Hz làm tăng đáng kể quá trình tổng hợp phân tử DNA.

Khi sóng Alpha là loại sóng điều chỉnh não bộ để nó đạt hiệu suất hoạt động cao nhất, cũng như tạo điều kiện cho sự biểu hiện gen và cải thiện tâm trạng. Những cảm xúc rộng mở mà những người thực hành thiền định miêu tả lại sau các buổi thiền của họ không đơn giản chỉ là đánh giá chủ quan của bản thân họ. Chúng là những dữ kiện sinh học khách quan có thể được đo bằng DNA, các chất dẫn truyền thần kinh và các loại sóng não.

Beta: Sóng não phản ánh hoạt động của một tâm trí có ý thức (13-40hz)

persona che utilizza laptop

Sóng beta (12 đến 40 Hz) thường được chia thành 3 phần: sóng beta cao, beta trung và sóng beta thấp.

Thiết kế của não bộ con người mặc định sóng beta là trạng thái sóng não trong các điều kiện sinh tồn. Nói cách khác, beta là sóng não đặc trưng của nỗi sợ. Sợ hãi là thứ đã giúp cho tổ tiên chúng ta sống sót và tồn tại đến ngày nay. Mức độ tỉnh táo của bạn tỷ lệ thuận với mức độ sống sót của họ. Thế nhưng ngày nay, cùng với sự tiến hóa của con người và sự phát triển của xã hội, chúng ta vẫn nên dừng ở Beta trong thời gian vừa đủ, và không nên nán lại quá lâu. 

Trong trạng thái sóng beta, thế giới bên ngoài trông “thật” hơn thế giới bên trong. Sóng beta càng cao, chúng ta càng rời xa khả năng truy cập vào hệ điều hành tiềm thức.

Sóng beta thấp là dải băng chuyền đồng bộ hóa các chức năng tự động của cơ thể con người, vì vậy nó còn được gọi là tần số nhịp điệu cảm ứng hoặc SMR (12 đến 15 Hz). Sóng beta là thứ cần phải có để não xử lý thông tin và tư duy lý tính, vì vậy mức sóng beta bình thường không có vấn đề gì cả. 

Khi bạn tập trung vào giải quyết một vấn đề, như sáng tác một bài thơ, tính toán con đường tốt nhất để đến đích, hoặc cân bằng sổ thu chi, sóng beta chính là bạn thân của bạn. SMR (sóng beta thấp) thể hiện một trạng thái tinh thần bình tĩnh, tập trung.

Dải sóng Beta tầm trung được tạo ra trong suốt quá trình chúng ta tập trung chú ý vào các kích thích bền vững đến từ môi trường bên ngoài. Học tập là một ví dụ điển hình cho trạng thái sóng này.

Dải sóng Beta tầm trung, và thậm chí là cả Beta tầm thấp ở một mức độ nào đó phản ánh suy nghĩ có ý thức hoặc lý trí và sự tỉnh táo của con người.

Trái ngược với 2 dải sóng còn lại, duy trì trạng thái sóng Beta cao trong thời gian dài tạo ra một hỗn hợp các loại hóa chất căng thẳng không tốt cho sức khỏe – chúng có thể khiến bộ não mất thăng bằng giống như một dàn nhạc giao hưởng bị lạc nhịp.

homme tenant le téléphone en criant

Nguyên nhân là bởi vì việc duy trì trạng thái này đòi hỏi một lượng năng lượng khổng lồ, và bởi vì đây là mô hình sóng não có tính phản ứng ngược, không ổn định và dễ thay đổi nhất. Khi Beta cao trở thành trạng thái sóng não mãn tính không kiểm soát được, não bộ của bạn sẽ bị kích thích quá mức cho phép.

Beta cao hầu như chỉ tập trung vào môi trường bên ngoài. Nhờ vậy chúng ta có thể nhận biết những yếu tố vật chất đó một cách dễ dàng hơn: chúng ta chỉ trích mọi người chúng ta quen biết, chúng ta bình phẩm cơ thể mình, chúng ta quá tập trung vào các vấn đề của mình, chúng ta bám vào những vật chất chúng ta sở hữu bởi vì chúng ta sợ rằng mình có thể đánh mất chúng, chúng ta luôn bận tâm về những nơi chúng ta phải đến và về thời gian. Chính vì lẽ này, chúng ta ít có khả năng chú ý đến những thay đổi mà chúng ta thực sự muốn thực hiện – như hướng vào bên trong… để quan sát và theo dõi những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của chúng ta.

Khi bạn bị mắc kẹt trong trạng thái sóng Beta cao, thật khó để học hỏi: thông tin mới sẽ khó có thể xâm nhập được vào hệ thần kinh không tương ứng với cảm xúc mà bạn đang trải nghiệm. Sự thật là bạn không thể giải quyết những vấn đề của mình trong cảm xúc mà bạn đang dùng để phân tích chúng. Tại sao không? Bởi vì những phân tích của bạn đang tạo ra tần suất sóng Beta ngày càng cao hơn. Những suy nghĩ trong chế độ này khiến bộ não của bạn phản ứng quá mức; bạn suy luận kém đi và không thể suy nghĩ rõ ràng được.

Từ 8 đến 12 tuổi trở đi, hoạt động của não bộ tăng lên tần số cao hơn. Ở trẻ em, trên 13 chu kỳ mỗi giây chính là giới hạn dưới của mức sóng Beta. Kể từ đó đến suốt tuổi trưởng thành, sóng Beta tiếp tục tăng lên với các mức độ khác nhau, và nó chính là biểu hiện của tư duy phân tích có ý thức. Sau 12 tuổi, cánh cửa giữa tâm trí ý thức và tâm trí tiềm thức thường bị đóng lại. Khi trẻ em bước sang tuổi thiếu niên, chúng có xu hướng chuyển từ sóng Beta tầm thấp lên thành các sóng Beta tầm trung và tầm cao như đa số người lớn.

Hàng ngày, ngoài dành thời gian chủ yếu ở Beta, còn có một loại sóng não nữa cũng “chiếm sóng” khá nhiều trong não bạn – Alpha. Chưa kể đến việc chủ động điều chỉnh những loại sóng khác thế nào, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc giao ca qua lại giữa Beta và Alpha trong ngày, bạn cũng đã giúp cuộc sống của mình bớt căng thẳng, thoải mái hơn, tích cực hơn và thỏa sức sáng tạo hơn.

Gamma: Sóng não nhanh nhất (40-100hz) 

Company to collect brainwave data on 1.2 million students | CSO Online

Tần số sóng não nhanh nhất từng được ghi nhận là sóng Gamma – từ 40 đến 100 hertz (Sóng Gamma bị nén nhiều hơn và có biên độ nhỏ hơn so với bốn loại sóng não còn lại, vậy nên mặc dù chu kỳ mỗi giây của chúng gần giống như sóng Beta cao, nhưng đây là hai loại sóng hoàn toàn khác nhau). 

Trạng thái khi bạn có một lượng sóng Gamma hoạt động liền mạch trong não thường liên quan đến các trạng thái tâm trí ở tầng cao như hạnh phúc, vị tha và thậm chí là nhận thức tăng cường – từ đó dẫn đến sự hình thành trí nhớ tốt hơn. Đây chính là mức độ ý thức cao mà mọi người thường mô tả là “trải nghiệm thần thánh hoặc trải nghiệm tột đỉnh”.

Sóng não Gamma thể hiện trạng thái mà tiến sĩ Joe Dispenza gọi là siêu ý thức . Năng lượng có mức tần số cao này xuất hiện khi não bộ con người bị kích thích bởi một sự kiện bên trong thay vì một sự kiện xảy ra trong môi trường bên ngoài cơ thể.

Bạn sẽ “gặp” Gamma khi não bộ đang học tập, tạo liên kết cho các hiện tượng và tích hợp thông tin từ nhiều phần khác nhau của não lại với nhau.

Ví dụ: Khi thiền, làm việc tập trung cao độ, ngắt hoàn toàn với sự chi phối của các sự vật/hiện tượng bên ngoài, toàn bộ năng lượng được sử dụng cho bộ não để vận dụng các kiến thức sẵn có và xử lý các vấn đề cần giải quyết, hoặc đang trong  trạng thái sáng tạo xuất thần. 

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Kết quả trong một buổi quét não của Tiến sĩ Joe Dispenza lên học viên của mình đã trả về kết quả rằng: Khi não người bắt đầu chuyển từ trạng thái bình thường sang chạm ngưỡng Gamma. Năng lượng trong sóng não là 190 độ lệch chuẩn so với bình thường. Khu vực xung quanh tuyến tùng cũng như phần não xử lý cảm xúc mạnh của người được quét não cũng hoạt động ở cường độ cao. Trong vài ngày tiếp theo, những học viên của tiến sĩ bắt đầu trải nghiệm cảm giác không sợ hãi và vui tươi từ bên trong. 

Khi cánh cổng đồi thị mở ra, số năng lượng sáng tạo được lưu trữ trong cơ thể bạn sẽ đi qua hệ thống kích hoạt dạng lưới để đến từng đồi thị và tuyến tùng (Tuyến này tiết ra một số chất “thuốc tiên” rất mạnh, và một trong số đó có tác dụng “gây mê” tâm trí phân tích và bộ não suy nghĩ của bạn). Rồi số năng lượng đó sẽ được chuyển tiếp đến vùng tân vỏ não và tạo ra sóng não Gamma.

Do có “phạm vi hoạt động” khá rộng, nên ở mỗi vùng tần số nhất định, sóng não Gamma sẽ có những tác động tích cực khác nhau lên cơ thể của chúng ta, cụ thể như:

Khi não ở tần số 75Hz là tần số di truyền biểu sinh, nó sẽ giúp kích hoạt các gen sản xuất protein chống viêm trong cơ thể. 

Tần số 60Hz thì điều chỉnh biểu hiện của các gen gây ra tình trạng căng thẳng, đó là những gen mã hóa cho các hormone gây căng thẳng như cortisol. Tần số này cũng kích hoạt một gen quan trọng có tên Myc, đây là loại gen quy định khoảng 15% tất cả các gen khác trong cơ thể. Và nếu tín hiệu bạn truyền cho Myc là tích cực, thì Myc sẽ giúp thay đổi và chi phối những gen khác dưới sự quản lý của mình. 

Ở đầu dưới của dải tần sóng Gamma, tần số 50Hz có thể kích thích cơ thể tăng cường sản xuất tế bào gốc – những tế bào “trống” có thể phân hóa thành cơ, xương, da hoặc bất kỳ tế bào chuyên biệt nào khác nếu cần. 

Tóm lại

Nhìn chung mỗi ngày chúng ta đều sẽ trải qua gần như tất cả các tần số sóng não khác nhau. Bạn đang nán lại ở sóng nào nhiều nhất trong ngày? Việc chủ động chuyển trạng thái sóng não vẫn cần thời gian, chúng ta có thể thực tập dần thông qua các bài tập điều chỉnh hơi thở được đề cập trong Bộ sách Sức mạnh tâm thức của Tiến sĩ Joe Dispenza, nghe những giai điệu hỗ trợ chuyển trạng thái sóng não.

 

Happy Live team tổng hợp từ: Thay đổi thói quen đánh thức chính mình, Nhà giả dược, Trở nên phi thường, Từ tâm trí đến vật chất

Có thể bạn quan tâm: Từ Tâm Trí Đến Vật Chất

Cuốn sách dựa trên khoa học giải mã sự biểu hiện và cách suy nghĩ ảnh hưởng đến thế giới vật chất của con người

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề