fbpx

Cơ duyên tạo nên sách nến Nhật

Cuốn sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật bắt đầu từ một cuộc gặp tình cờ giữa tác giả Steve Nison với một nhà môi giới người Nhật vào năm 1987. Đó là khởi đầu của một hành trình nghiên cứu kéo dài nhiều năm, đưa tác giả từ những khái niệm đơn giản như “Cửa sổ” đến những thuật ngữ phức tạp như “Doji” và “Mây đen bao phủ”.

Tôi thương tự hỏi “Tại sao một hệ thống giao dịch lâu đời đến vậy mà phương Tây hầu như không ai biết đến?” Có phải người Nhật đang cố giữ bí mật đó không? Tôi không biết câu trả lời, nhưng phải mất nhiều năm nghiên cứu để tối có thể lồng ghép tất cả các mảnh với nhau. Trông ra tôi cũng được ông trời ưu ái. Có lẽ tính kiên trì của tôi và những hạnh vận đã kết hợp với nhau một cách đầy đặc biệt, đây là thứ mà những người khác không có.

Cơ duyên tạo nên sách nến Nhật

Năm 1987, tôi quen với một mô giới người Nhật Bản. Ngày nọ, lúc tôi có mặt tại văn phòng cô ấy, cô đọc một cuốn sách đồ thị chứng khoán Nhật Bản (sách đồ thị Nhật Bản đều ở dạng nến). Cô ấy cảm thán, “Anh xem, mẫu hình Cửa sổ (window) kìa”. Tôi hỏi cô ấy đang nói về cái gì thì nhận được lời đáp: Cửa sổ tương tự khái niệm Khoảng trống (gap) trong kỹ thuật phương Tây. Cô tiếp tục giải thích rằng nếu các nhà phân tích kỹ thuật phương Tây diễn tả “Lấp Khoảng trống (fillingin the gap)” thì người Nhật sẽ gọi đó là “Đóng Cửa sổ (close the window)”.

Cảm hứng tạo nên sách nến Nhật
Khoảng trống (Gap)

Cô ấy dùng những từ khác như “Doji” và “Mây đen bao phủ”. Nó khiến tôi tò mò. Tôi dành ba năm tiếp theo để tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích bất cứ điều gì tôi có thể tìm thầy về đồ thị nến.

Quá trình ấy không hề dễ dàng. Ban đầu, tôi học hỏi với sự giúp đỡ của nhà mô giới người Nhật và thông tin qua tự vẽ, tự phân tích đồ thị nến. Sau đó, nhờ thư viện Market Technicians Association (MTA), ở thành phố Neww York, tôi tình cờ tìm ra cuốn sách nhỏ được xuất bản bởi Nippon Technical Analysts Association có tên Analysis of Stock Price in Japan (tạm dịch: Phân tích giá cổ phiếu tại Nhật Bản). Cuốn sách nhỏ này là của Nhật Bản và được dịch sang tiếng Anh. Đáng tiếc là chỉ có 10 trang giải thích về đồ thị nến. Tuy nhiên, cuối cùng thì tôi cũng đã có được một ít tài liệu tiếng Anh về kỹ thuật nến.

Bối cảnh ra đời quyển sách nến Nhật

Vài tháng sau, tôi được mượn một cuốn sách cung cấp thêm một số thông tin đồ thị nến cơ bản. Một lần nữa, tôi cũng tìm ra nó ở thư viện MTA. Giám đốc văn phòng MTA, Shelley Lebeck, đã mang về từ Nhật Bản một cuốn sách có tên The Japanese Chart of Charts (tạm dịch: Các đồ thị Nhật Bản) của tác giả Seiki Shimizu được dịch bởi Greg Nicholson (cuốn sách này được xuất bản bởi nhà xuất bản Tokyo Futures Trading). Việc tìm ra cuốn sách này rất ý nghĩa bởi nó chứa khoảng 70 trang đồ thị nến và được viết bằng tiếng Anh.

Tôi phát hiện ra cuốn sách mang lại những thông tin rất bổ ích, nhưng cần chút nỗ lực và thời gian để làm quen với các thuật ngữ. Tất cả đều quá đổi mới mẽ. Tôi cũng cần phải làm quen với thuật ngữ tiếng Nhật. Phong cách viết đôi lúc rất khó hiểu. Một phần có thể là khó khăn trong dịch thuật. Cuốn sách gốc được viết bằng tiếng Nhật từ khoảng 25 năm trước dành cho độc giả Nhật Bản. Tôi cũng phát hiện ra khi tôi nhờ người dịch tài liệu của mình, để dịch một chủ đề chuyên ngành như vậy từ tiếng Nhật sang tiếng Anh cũng là một việc cực kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, tôi đã có một số tài liệu tham khảo từ trước. Tôi mang cuốn sách theo suốt mấy tháng trời, đọc đi đọc lại ghi chú chi chít, áp dụng các phương pháp kỹ thuật nến cho các đồ thị nến mình tự vẽ tay (vì không có phần mềm nào vẽ đồ thị nến cả nên tôi phải làm tất cả đồ thị thủ công). Tôi đã ngấu nghiến và cày nát những ý tưởng và thuật ngữ mới. Và với sự may mắn theo một cách khác, tôi được chính tác giả Seiki Shimizu giúp trả lời nhiều câu hỏi của mình. Mặc dù ông Shimizu không ân cần đóng vai trò trung gian giữa chúng tôi qua các tin nhắn fax. Cuốn sách The Japanese Chart of Charts (tạm dịch: Các đồ thị Nhật Bản) cung cấp nền tảng cho phần còn lại trong hành trình tìm hiểu của tôi về đồ thị nến.

Để tiếp tục phát triển các kỹ năng sơ khai của mình về đồ thị nến, tôi đã tìm kiếm những ngươi thành thạo nến Nhật Bản, có thời gian và quan tâm trao đổi với tôi về chủ đề này. Tôi gặp một nhà giao dịch người Nhật, Morihiko Goto, anh ấy có thâm niên sử dụng đồ thị nến và sẵn sàng chia sẻ thời gian cũng như những hiểu biết quý giá của anh ấy với tôi. Thạt hào hứng biết bao! Sau đó anh ấy còn kể với tôi rằng gia đình anh có truyền thống sử dụng đồ thị nến suốt nhiều thế hệ! Chúng tôi dành nhiều giờ để thảo luận về lịch sử và cách sử dụng đồ thị nến. Anh ấy là một kho tàng kiến thức vô giá.

Kho tàng kiến thức quý báu của tôi chính là lượng lớn tài liệu nến Nhật Bản được tôi dịch. Trong chuyện này, phải nói tôi vô cùng may mắn khi tìm ra dịch giả Richard Solberg. Ông đã giúp tôi thu thập toàn bộ tài liệu về nến ở nước Nhật (theo tôi được biết, bộ sưu tập sách về đồ thị nến đồ sộ nhất ngoài Nhật Bản) và kỹ năng dịch thuật của ông là vô giá.

Tháng 12 năm 1989, tôi viết một bài báo hai trang về đồ thị nến. Đó là nguồn thông tin đầu tiên về chủ đề này do một người không phải người Nhật viết nên. Đầu năm 1990, tôi chọn chủ đề cho bài luận văn kỳ thi CMT – Chartered Market Technician để lấy bằng MTA là về đồ thị nến. Đó là bài viết chi tiết đầu tiên của một tác giả Tây phương về đồ thị nến Nhật. Chẳng bao lâu, nhà xuất bản Merrill Lynch phát hành bản tài liệu đó sau khi nhận được hơn 10.000 yêu cầu.

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

Cuốn sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật được xuất bản năm 1991 và theo sau đó là cuốn Beyond Candlesticks (John Wiley) năm 1994. Vào thời điểm tôi viết những dòng này, những cuốn sách này đã được dịch thành tám thứ tiếng và qua nhiều lần in.

Công trình của tôi đã được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông về tài chính khắp thế giới, bao gồm The Wall Street Journal, The Japan Economic Journal, Barron’s, Worth Magazine, Institutional Investor và rất nhiều ấn phẩm khác. Sự xuất hiện của tôi trên FNN (tiền thân của CNBC) đã thu hút lượng khán giả lớn nhất mà kênh này từng có.

Tôi đã có vinh hạnh tiết lộ những chiến lược giao dịch của mình tới hàng triệu nhà giao dịch và nhà phân tích ở hơn 17 quốc gia, bao gồm cả Hà Nội, Việt Nam. Tôi cũng có vinh dự được phát biểu trước Ngân hàng Thế giới và Cục Dự trữ Liên bang.

Năm 1997, tôi thành lập Nison Research International để cung cấp các buổi hội thảo và dịch vụ phân tích tại chỗ cho các tổ chức.

Năm 2000, tôi lập Candlecharts.Com, cung cấp các hội thảo, video và các dịch vụ trên web.

Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật 

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề