fbpx

Cao độ cuộc sống của bạn không đến từ cái miệng rỗng của người khác: Năng lực và sự quyết tâm mới làm nên tiền đồ của bạn!

Người ta nói: “Muốn làm thì tìm cách. Không muốn làm thì tìm lý do”. Nếu bạn có thể làm được điều gì đó, thì tốt nhất là hãy ngậm mồm và chứng minh đi.

Cao độ cuộc sống của bạn không đến từ cái miệng rỗng của người khác: Năng lực và sự quyết tâm mới làm nên tiền đồ của bạn!

01

Vào tháng 6 năm 2015, gia đình của H. gặp phải biến cố lớn. H. hỏi mượn tiền khắp nơi nhưng chẳng mượn được ai, người thân quen ngày nào cũng gặp thì lặn mất tăm, họ hàng gọi thì máy bận. Bí đường, cô đăng lên mạng một status như sau:

“Tôi sẽ rất biết ơn bạn trong vài tháng tới và kể cả sau này.

Cha tôi đã lái xe gây tai nạn cho người đi đường còn mẹ tôi đã nhập viện từ ba tháng trước vì xuất huyết não. Hết khó khăn này tới tai ương khác khiến tôi hết cách phải “đăng đàn” vay tiền để vượt qua khó khăn trước mắt.

Tôi cần 990 triệu đồng. Tôi đang tìm 300 người bạn. Mỗi người cho tôi vay 3,3 triệu đồng. Nếu nhiều hơn con số đó, tôi từ chối nhận. Nếu ít hơn con số này, tôi cũng xin khước từ. Chỉ cần chuyển khoản cho tôi là được. Tôi sẽ ghi chú rõ ràng và nhớ tên 300 người tôi nợ tiền, mỗi người 3,3 triệu đồng.

Theo mức lương hiện tại của tôi, việc trả nợ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của tôi. Bản thân tôi có thể trả 5 người mỗi tháng và tôi cần trả 5 năm. Nếu lương tăng nhanh, tôi sẽ gửi trả các bạn nhanh hơn.”

Tài khoản chính thức của H. có không ít người theo dõi, chủ yếu là một số bạn bè xung quanh cô.

Tuy nhiên, cô ấy làm trong bộ phận phúc lợi công cộng và làm việc trong ngành truyền thông. Có rất nhiều người trong nghề đã kết bạn với cô từ lâu cũng như nhiều cựu sinh viên trong trường đại học vì cô ấy có mức độ tin cậy cao.

Sau khi được bạn bè chia sẻ, có 300 người đã tin tưởng và chuyển tiền ngay cho cô. Hầu hết những người chuyển tiền cho cô là những người xa lạ, chưa bao giờ gặp nhau trước đây và nhiều người trong số họ là những người bạn mới được thêm vào sau khi được bạn bè chia sẻ.

Bài viết liên tục được chia sẻ và mọi người chuyển tiền cho cô và bảo cô ấy cứ giữ để lo cho gia đình, rồi mọi thứ sẽ ổn. 300 người đã tìm và chuyển tiền cho cô ấy chỉ trong một đêm. Thế là, khoản tiền ấy đã được lo liệu xong. Khó khăn của H. cũng tạm đi qua.

Một tháng sau, H bắt đầu thực hiện lời hứa trả nợ và lần trả nợ đầu tiên, cô đã trả lại cho 5 người như đã hứa. Trong hơn 3 năm tiếp theo, cô cứ im lặng cày cuốc để trả nợ. Đến ngày 20 tháng 7 năm 2018, cô gái H. đã hoàn thành kế hoạch trả nợ trước dự định 2 năm.

Cao độ cuộc sống của bạn không đến từ cái miệng rỗng của người khác: Năng lực và sự quyết tâm mới làm nên tiền đồ của bạn!

02

Câu chuyện trên là một mẩu tin tôi đã thấy cách đây khá lâu. Nhiều người sẽ khó tin được sự trung thực của những tin tức như vậy vì thực trạng xã hội hiện tại. Phần lớn độc giả sợ đây có thể là lừa đảo và thậm chí những người nổi tiếng cũng dè chừng khi đọc tin này. Điều đáng sợ hơn nữa là loại hình vay mượn này không có giấy tờ, không có sự giám sát và không biết ai là chủ nợ. Nhưng cô H. này lại nhớ rõ. Trong ba năm, nhiều người cho cô H. mượn tiền đã quên rằng mình đã là chủ nợ của cô. Nhưng cô ấy thực sự nhớ và trả lại tất cả số tiền cho từng người một.

Tôi nhìn vào phần bình luận ở cuối tin tức và hầu hết trong số họ đều thở phào rằng có người thực sự giữ lời hứa trên thế giới hoặc sự trung thực và lòng biết ơn.

Cô gái H. còn có một khả năng không phải ai cũng có, đó là khả năng tự tạo áp lực cho bản thân.

Trong hơn ba năm, hầu hết những người cho cô gái H. mượn tiền đều không hối thúc cô trả lại tiền trừ một số ít người cần tiền làm việc khác. Một số người rất thân quen với cô lại sợ tạo áp lực cho cô nên họ hầu như không bao giờ đề cập đến vấn đề này. Vẫn còn nhiều người không nhớ và nói “quên béng” khoản tiền đó.

Sau khi nhận được tiền trả nợ, một người bạn comment rằng:

“Tôi thực sự kinh ngạc. Tôi đã nhận được khoản tiền 3,3 triệu đồng vào buổi trưa. Tôi không nhận ra cái tên này ngay từ lúc nhận tiền. Một lúc sau, tôi mới nhớ ra là trước đây mình đã quyên góp cho cô ấy.

Nói cách khác, H. đã hoàn thành việc trả lại hoàn toàn số tiền đã mượn mà không chịu áp lực và sự giám sát từ bên ngoài.

Cô ấy có thể làm điều đó chủ yếu bằng động lực bên trong của mình. Nhiều người không ồn ào, không oang oang cái miệng nhưng đến khi bạn biết thì họ đã thực hiện xong những điều họ muốn rồi. Kiểu người này bị cho là “người tàn nhẫn” trong truyền thuyết. Kiểu tàn nhẫn này là không nói oang oang rằng mình sẽ hành động quyết liệt mà là im lặng thực hiện. Tự tạo áp lực để biến thành động lực, nói một cách thẳng thắn là có một tinh thần tích cực hơn với chính mình.

Cao độ cuộc sống của bạn không đến từ cái miệng rỗng của người khác: Năng lực và sự quyết tâm mới làm nên tiền đồ của bạn!

03

Có một kiểu người là người “tự bào chữa”. Kiểu người này không có ý thức trách nhiệm để thực hiện lời hứa cũng như không dám thề rằng sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được mục tiêu của họ. Họ thiếu ý chí chiến đấu sau thất bại, không kiên trì đến cùng nên tiền đồ của họ không mấy khởi sắc.

Trong hệ thống tư duy của họ, phần bị thiếu là tự kích thích, tự chịu trách nhiệm và tự điều khiển hành vi của mình. Do đó, người đó sẽ nhiệt tình tưởng tượng ra viễn cảnh và đặt mục tiêu lớn, rồi tự tìm lý do và đưa ra những khó khăn trong quá trình thực hiện và an ủi bản thân để xoa dịu sự khó chịu sau đó.

Những người thực sự dám “tàn nhẫn” với chính mình, buộc mình phải giữ lời hứa dù người khác không đòi hỏi họ thì họ không cần phải nói nhiều. Những người không dám làm điều gì đó sẽ luôn nghĩ về những thất bại sẽ xảy ra và nói rằng mình không thể làm được. Đó chẳng qua cũng chỉ là ngụy biện mà thôi. Cho dù bạn có lập kế hoạch tốt đến đâu, dù kế hoạch của bạn hoàn hảo cách mấy, bạn hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực hiện nó, điều đó không hẳn sai. Nhưng nghĩ ra những điểm khó khăn rồi quyết định không bắt tay vào làm thì điều đó mới thực sự sai và vô dụng.

Người ta nói: “Muốn làm thì tìm cách. Không muốn làm thì tìm lý do”. Nếu bạn có thể làm được điều gì đó, thì tốt nhất là hãy ngậm mồm và chứng minh đi. 

Thuở cắp sách đến trường, lúc nào cũng có giáo viên giám sát việc học của bạn và bài kiểm tra sẽ đánh giá mức độ hiểu bài của bạn. Bước ra trường đời, sẽ có các sếp và KPI tại nơi làm việc để giám sát và thúc giục bạn hoàn thành các công việc tương ứng. Nhưng sẽ không có ai chăm sóc bạn và giám sát xem bạn có làm những điều bạn muốn làm trong thời gian rảnh rỗi hay không.

Có hai từ ở giữa “muốn” và “nhận”. Đó là “phải làm”. Bạn chỉ có thể nhận được nếu bạn làm điều đó. Đừng nói rằng những điều bạn chưa làm là vô nghĩa. Hãy bắt tay vào làm thì bạn mới biết nó có vô nghĩa hay không. Không có người lãnh đạo, không có đồng nghiệp, không có áp lực, không có sự giám sát, không cầu tiến, không deadline… thì bạn càng phải bắt tay vào làm. Những gì bạn muốn phải được thực hiện và những gì bạn quyết định làm phải được thực hiện. Đây là sức mạnh của tự kỉ luật, trách nhiệm và mong muốn bên trong bạn. Một số người thích hét lên cho cả thế giới biết mình sắp làm gì rồi xắn tay áo và bắt tay vào làm điều đó. Một số người chọn cách nghiến răng, im lặng hành động và lặng lẽ bước về phía trước.

Cho dù thế giới bên ngoài thay đổi như thế nào, những người tự tạo động lực cũng sẽ trở thành một người hoàn hảo, hạnh phúc và không bao giờ lo lắng. Nên nhớ, đừng để cái miệng rỗng của người khác quyết định cao độ cuộc đời bạn, hãy để năng lực của bạn thay họ làm chuyện đó.

Chúc bạn thành công.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm:

THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG

Sách Thiết kế cuộc đời thịnh vượng - Thái phạm

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề