fbpx

Case study Phân tích chỉ số chứng khoán Đức – Dax Index bằng hệ thống giao dịch Ichimoku

Case study phân tích chỉ số thị trường chứng khoán Đức (Dax) bằng hệ thống giao dịch Ichimoku để xác định xu hướng của thị trường.

(*) Bài viết trích từ sách “Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott (đặt sách tại đây)

 1. Dax Index

The DAX - chỉ số chứng khoán Đức

Bạn sẽ thấy rằng đồ thị dưới đây có chứa nhiều khoảng cách “Gap”, bởi vì, không giống như các chỉ số FTSE100 và DJIA, chỉ số Dax có thể (và sẽ thường xuyên) mở cửa xa với mức đóng cửa của ngày trước đó. Hai chỉ số kia luôn luôn mở ở cùng một mức giá như giá đóng cửa của ngày hôm trước và sẽ di chuyển lên hoặc xuống khi có sự giao dịch mua bán ở các cổ phiếu khác nhau trong bộ chỉ số ấy. Vì vậy, chúng ta sẽ không chú ý quá nhiều đến những khoảng trống “gap” trong phân tích của chúng ta, mà chỉ ghi chú những khoảng cách quá lớn, hoặc khi ta tìm thấy các “gap” này thuộc các mẫu hình giá và cấp độ đồ thị quan trọng mà thôi.

DAX 30 (viết tắt của Deutsche Aktien Xchange 30) là chỉ số thị trường chứng khoán cho các cổ phiếu blue chip bao gồm 30 công ty lớn nhất của Đức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt, căn cứ theo khối lượng giao dịch và giá trị vốn hóa thị trường. Giá được tính theo giá trên hệ thống giao dịch điện tử Xetra.

FTSE 100 (Financial Times Stock Exchange 100 Index) là chỉ số cổ phiếu của 100 công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán London (LSE), khởi chạy từ ngày 3/1/1984. FTSE 100 đại diện cho khoảng 81% vốn hóa toàn bộ thị trường của LSE, và được xem là chỉ báo tốt nhất về sức khỏe của chứng khoán Anh.
DJIA (Dow Jones Industrial Average) là tên viết tắt của chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, do Charles Dow chủ biên tập tờ Wall Street Journal và đồng sáng lập công ty Dow Jones & Company tạo ra vào thế kỉ thứ 19. DJIA tính toán giá trị từ 30 công ty đại chúng lớn nhất ở Mỹ. Chữ “industrial” chỉ mang ý nghĩa lịch sử bởi vì rất nhiều công ty thời nay không liên quan gì mấy tới ngành công nghiệp nặng – chú thích của người dịch. Nguồn: Saga.

2. Phân tích

Như có thể thấy từ đồ thị sau đây, giá đã được di chuyển tăng lên đều đặn kể từ tháng 11, sau khi di chuyển ngang một khoảng rộng từ cuối tháng 7 đến 28 tháng 10. Kijun-sen (đường trung bình giá 26 ngày) có xu hướng đi ngang lúc đó, nhưng sau ngày 28/10 bắt đầu di chuyển cao hơn ở một góc hơn 45 độ, tương tự như những gì Kijun-sen đã di chuyển trong tháng 7. Xu hướng tăng dài hạn của chỉ số khởi đầu từ tháng 3 năm 2003 đã được phục hồi trở lại.
Vì vậy, đây là loại mô hình đồ thị dạng đi-dừng-đi (go-stop-go), và rất hữu ích để học cách phân tích hoạt động của Ichimoku dưới các điều kiện khác nhau.

đồ thị ichimoku
Đánh giá đồ thị: Xu hướng tăng với sự cũng cố cuối tháng 7 đến tháng 10

3. Tenkan-sen

Tenkan-sen (đường trung bình giá 9 ngày), được thiết lập để bám khá chặt với những dịch chuyển lên xuống của những cây nến ngày, và dùng để dự báo xu hướng ngắn hạn khá tốt. Nó đi xuống hai ngày gần đây, nhưng, nếu chúng ta thấy giá đóng cửa dưới đường Tenkan-sen, nó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của một loạt các tín hiệu cảnh báo rằng giá có thể biến động thấp hơn. Tại thời điểm hiện tại, không có dấu hiệu gì trong những cây nến cho thấy trường hợp này sẽ xảy ra.

Việc các đường trung bình (Tenkan-sen và Kijun-sen) giao nhau cũng có hiệu quả rất tốt, với một biến cố vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, và thêm một lần giao nhau nữa từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11. Vào thời điểm hiện tại (15 tháng 12) thì không có khả năng hai đường này sẽ giao cắt với nhau, do đó trung bình 26 ngày Kijun-sen có nhiều khả năng hoạt động giống như một mức hỗ trợ tiếp theo hơn là cho dấu hiệu đảo chiều (khi giá chạm vào Kijun-sen). Lưu ý rằng khi thị trường đi ngang, đường này hoàn toàn không hữu ích, vì lúc đó một nửa khoảng thời gian giá nằm ở trên Kijun-sen và một nửa thời gian còn lại, giá nằm ở dưới đường Kijun-sen. Cho nên khi đánh giá khả năng đường Kijun-sen cung cấp cho chúng ta mức hỗ trợ ở tương lai rõ ràng bị hạn chế.

4. Các đám mây hoạt động rất tốt

Các đám mây đã hoạt động tốt, với giá giao dịch ở trên đám mây trong một thị trường tăng đều đặn và đã hạn chế các đợt giảm giá gần như trong suốt các khoảng thời gian. Vào ngày 07 tháng 7, có một đợt giá đột ngột giảm, nhưng sau đó thì giá nhanh chóng quay ngược trở lại ngay ở trên đỉnh của đám mây và hình thành, không hẳn là một mô hình nến búa (hammer candle), tuy nhiên, đây là một cây nến đảo chiều khá mạnh mẽ.

Một lần nữa thì Senkou Span A đã là điểm hỗ trợ quan trọng giúp dừng lại các đợt giảm giá vào ngày 29 tháng 8, ngày 22 tháng 9 (những nến doji loại nhỏ ngay dưới đầu của đám mây Cloud), nhưng Senkou Span A ở tình trạng tồi tệ hơn rất nhiều vào cuối tháng 10.

Ở điểm thấp về giá, thì một lần nữa lại được đánh dấu bằng một cây nến đảo chiều, lần này một cái nến búa đúng nghĩa, nếu không phải nói là đặc biệt lớn. Cũng lưu ý rằng vào thời điểm này đám mây đã đột nhiên trở nên mỏng hơn, và cho phép đường giá giảm xuống dưới nó, nhưng sau đó mức giá tăng mạnh xuyên qua đám mây một lần nữa.
Các đường Senkou Span (Span A và Span B) giao nhau vào ngày đầu tháng 12: không quan trọng, tại đây đám mây cực kỳ mỏng, nhưng đường giá đã bỏ xa các đường Senkou này một chặng dài phía trên nó nên không đáng lo ngại.
Ở thời điểm hiện tại, các đám mây đang trở nên dày hơn và, mặc dù nó đang cách một mức rất xa so với mức giá hiện tại, nhưng vào giữa tháng 1, đám mây có thể sẽ bắt kịp và ở gần một chút với đường giá và khi ấy đám mây sẽ trở thành mức hỗ trợ (support) sau đó.

5. Chikou Span

Chikou Span là đường màu xanh đậm, nó đã khó đoán và không thật sự hữu ích. Tại thời điểm này nó nằm xa phía trên cây nến của ngày 10 tháng 11 (hãy nhớ, Chikou span là giá đóng cửa của ngày hôm nay được vẽ lùi về 26 ngày sau). Vì vậy, các cây nến không có khả năng cung cấp hỗ trợ ngắn hạn. Mặt khác, không có các cây nến ở phía trên đường Chikou span bây giờ, có nghĩa là các kháng cự hiện tại về giá là không tồn tại. Vì thế có thể gặp khó khăn khi sử dụng đường Chikou Span khi ta truy về và so sánh nó với cây nến giá nằm 26 ngày phía sau đồ thị.

6. Tóm tắt

Tóm lại, thị trường có xu hướng đi lên vững sau quá trình củng cố đi ngang (sideways consolidation) và không có dấu hiệu nào cho thấy sự đảo chiều trong xu hướng.

Đọc thêm tại Chương 3: Ý nghĩa của những đám mây – Sách Hệ Thống Giao Dịch Ichimoku Charts”

Có thể bạn quan tâm:
“Hệ thống giao dịch Ichimoku Charts” – Nicole Elliott

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề