fbpx

Cậu bé 11 tuổi ngày ngủ 5 tiếng để đi giao báo kiếm tiền vào đại học – Edward Thorp

Vì gia đình chẳng dư dả, bố mẹ tôi động viên tôi dành dụm một chút để một ngày nào đó có thể vào đại học. Vậy nên, vào mùa thu năm 1943, ở tuổi 11, tôi đăng ký trở thành một cậu bé giao báo. 

Câu chuyện được trích từ cuốn sách “Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường” – hồi ký của Nhà đầu tư định lượng vĩ đại Edward Thorp về hành trình từ một giáo sư toán học trở thành người tìm ra phương pháp đếm bài chiến thắng mọi Casino Las Vegas rồi đi đến đỉnh cao của sự thành công trong sự nghiệp đầu tư chứng khoán của mình. (đặt mua tại đây)

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

Edward Thorp có một tuổi thơ cơ cực do ảnh hưởng nặng nề của thời kỳ Đại suy thoái. Từ nhỏ ông đã bộc lộ tố chất của một thiên tài với trí thông minh mà những ngời dân trong tầng lớp lao động như cha mẹ ông thời ấy không thể nào tưởng tượng được. Đối với ông không bao giờ có khái niệm từ bỏ, đã làm thì phải theo đến cùng từ học thuật, đến việc tìm ra phương pháp đếm bài trong trò black jack, hay nghiên cứu về đầu tư định lượng… Hơn hết cậu bé Edward Thorp khi chỉ mới 11 tuổi còn là một người con hiếu thảo, tự lập, có trách nhiệm và những suy nghĩ sâu sắc về tương lai.

NĐT định lượng vĩ đại Edward Thorp
NĐT định lượng vĩ đại Edward Thorp

“Tôi bước vào lớp 6 tại trường Orange Street. Vì nhỏ hơn 1,5 tuổi so với các bạn cùng lớp và cũng bị nhỡ nửa đầu năm học, tôi buộc phải học lại lớp sáu vào năm kế tiếp. Điều đó có nghĩa rằng, tại ngôi trường mới tôi phải học kém hơn tối thiểu hai bậc học so với trường ở Chicago. Tôi đã phải lên tiếng khi đối diện trước nỗi kinh hoàng của những năm nhàm chán. Bố mẹ tôi đến gặp thầy hiệu trưởng và kết quả là tôi được yêu cầu làm một bài kiểm tra có giám sát vào một buổi chiều sau giờ học. Không biết gì về mục đích bài kiểm tra và vì muốn tranh thủ được đi chơi, sau khi trả lời gần 130 câu hỏi, tôi nhìn vào 20 câu hỏi dạng Đúng-Sai cuối cùng và vẽ một đường đáp án Đúng để có thể ra về sớm hơn. Sau đấy, khi biết được đây là bài kiểm tra để cất nhắc việc tránh học lại lớp sáu thì tôi ỉu xìu.

Edward Thorp lúc 5 tuổi là một cậu bé vô cùng thông mình và sớm bộc lộ tố chất của một thiên tài
Edward Thorp lúc 5 tuổi là một cậu bé vô cùng thông mình và sớm bộc lộ tố chất của một thiên tài

Tuy nhiên, sau khi biết được điểm số thì không còn vấn đề gì nữa. Mặc dù thành tích bài kiểm tra cho thấy rằng tôi đạt cấp độ để học lớp trên, cuối cùng tôi đã phát hiện ra (một cách kỳ lạ thay) tôi được cho làm bài kiểm tra về độ trưởng thành tâm lý của California, một bài kiểm tra IQ. Nhiều năm sau, tôi đã hiểu lý do tại sao tôi được cho phép tiếp tục lên lớp bảy. Đó là do bài kiểm tra của tôi có điểm số cao nhất họ từng chứng kiến, cũng là mức điểm mà trường cấp ba mà tôi sẽ nhập học mong đợi từ một học sinh có một không hai trong lịch sử của họ (về mặt thống kê).

Mặc dù xếp sau về diện sách vở, các bạn học của tôi ở California cao lớn hơn so với nhóm đồng lứa ở Chicago và có thể chất dồi dào hơn. Là một đứa thông minh, nhỏ con, mảnh dẻ hơn, trông tôi như thể mắc kẹt trong khoảng thời gian khó khăn này. May mắn thay, tôi hợp cạ với “alpha dog” – hội trưởng của lớp và giúp cậu ta giải quyết bài tập về nhà của mình. Cậu ấy là đứa to khỏe nhất trong lớp chúng tôi, đồng thời cũng là vận động viên cừ nhất. Dưới sự “bảo kê” của cậu ta, tôi đã bình yên sống qua lớp sáu. Điều đó khiến mấy chục năm sau, tôi đặc biệt cảm kích bộ phim My Bodyguard (vệ sĩ của tôi) được công chiếu năm 1980. (Bộ phim kể về một cậu bé nhập học ở ngôi trường mới và bị bắt nạt, nên cậu chàng đã sử dụng dịch vụ “bảo kê” của đứa trẻ có “máu mặt” nhất trường – chú thích của người dịch)

Tôi bắt đầu học lớp Bảy tại trường trung học Narbonne ở gần đó vào mùa thu năm 1943. Trong sáu năm tiếp theo, tôi phải đối mặt với những khó khăn trong việc đương đầu với sự chênh vênh ở một ngôi trường mà cơ bắp quan trọng và não bộ thì không. May thay, điểm số kiểm tra của tôi đã thu hút một giáo viên người Anh có tài và tận tâm, thầy Jack Chasson, người đã trở thành cố vấn và người đỡ đầu. Với nền tảng tiếng Anh và tâm lý học từ Đại học California, Los Angeles, thầy là một giáo viên lý tưởng kiểu mới, mong muốn học sinh của mình không chỉ thành công mà còn phải làm việc vì lợi ích xã hội đồng thời tôn trọng những thành tựu đạt được trong quá khứ. Ông là thầy giáo vĩ đại đầu tiên của tôi, và chúng tôi vẫn mãi là bạn trong cuộc sống rất lâu sau đó.

Vì gia đình chẳng dư dả, bố mẹ tôi động viên tôi dành dụm một chút để một ngày nào đó có thể vào đại học. Vậy nên, vào mùa thu năm 1943, ở tuổi 11, tôi đăng ký trở thành một cậu bé giao báo. Hằng ngày tôi dậy vào khoảng hai rưỡi đến ba giờ sáng và đạp chiếc xe cũ (đây là tất cả phương tiện đi lại mà chúng tôi có) khoảng hai dặm (hơn 3km) tới hẻm phố đằng sau một dải các cửa hàng. Tôi và người bạn cùng lớp, người chia sẻ thông tin với tôi về công việc này cũng như một vài người khác đã lao đầu vào hàng chồng những những dây thừng vốn dùng để cột các chồng báo trước đây và tán dóc. Khi xe tải của tờ Los Angeles Examiner rời đi nó kéo ra và làm rơi hàng tá xấp báo, gồm hàng trăm tờ mỗi xấp xuống đất, mỗi người chúng tôi cầm lấy một xấp, gấp từng tờ báo một để nhét chúng vào túi vải nằm trên yên sau xe đạp của chúng tôi.

Tôi và người bạn cùng lớp, người chia sẻ thông tin với tôi về công việc này cũng như một vài người khác đã lao đầu vào hàng chồng những những dây thừng vốn dùng để cột các chồng báo trước đây và tán dóc.
Tôi và người bạn cùng lớp, người chia sẻ thông tin với tôi về công việc này cũng như một vài người khác đã lao đầu vào hàng chồng những những dây thừng vốn dùng để cột các chồng báo trước đây và tán dóc. (Ảnh minh họa)

Vì trong thời chiến đèn hậu ô tô bị tắt đi nên bóng tối bao trùm ngoại trừ đèn pha của một tay lái nào đấy vào sáng sớm sương mù duyên hải. Khi chúng tôi ở căn cứ bán đảo Palos Verdes chỉ cách đại dương vài dặm, trong nhiều đêm liền, đặc biệt là vào mùa đông, lớp sương mù u ám che khuất ánh trăng và các vì sao làm thấm đẫm màu đêm và dường như làm thinh lặng luôn bản thanh âm của tự nhiên. Khi tôi chạy dọc theo những con đường, một “bóng ma cô đơn” hất tung những tờ báo trên chiếc xe đạp của tôi, tiếng kêu nghe như chim bồ câu gù nhẹ. Mãi mãi về sau, những tiếng kêu gờ ru gờ ru của chim bồ câu trong màn đêm buổi sớm luôn gợi lên kí ức về những ngày làm cậu bé giao báo của tôi.

Ngủ khoảng năm tiếng mỗi đêm, tôi rơi vào trạng thái mệt mỏi liên miên. Một sáng nọ, tôi bị lăn xuống từ ngọn đồi cao 30 feet (khoảng 9 mét) khi đã gần kết thúc hành trình, tôi đã bị thiếp đi. Tôi tỉnh dậy với cơ thể đau nhức và nằm sõng soài trên bãi cỏ, những tờ báo thì rải tứ tung, còn cái xe đạp thì cong queo, và một hộp thư, mà giá đỡ bằng gỗ của nó lệch đi đang nằm trên bãi cỏ gần đó do cú va chạm của tôi. Tôi gom nhặt những tờ báo lại và cố chỉnh chiếc xe để có thể lái được. Đau nhức và bầm tím, tôi đạp hết đoạn đường còn lại và thẳng đến trường.

Cách khoảng một phần tư dặm từ phía sân sau của chúng tôi là Lomita Flight Strip, một sân bay nhỏ ở thành phố đã trở thành căn cứ quân sự. Máy bay ném bom động cơ kép Lock-heed P-38 Lightning thường làm rung chuyển các ngọn cây khi chúng hạ cánh. Tôi được cấp thêm báo khi có sự cố bất ngờ – một cú ném không chuẩn có thể thổi tờ báo lên mái nhà hoặc rơi tõm xuống vũng nước – tôi bắt đầu đạp xe qua căn cứ để bán số báo cấp thêm của mình với giá vài xu mỗi tờ. Không bao lâu tôi được mời ăn sáng cùng quân lính trong sự lộn xộn. Tôi nhét lấy nhét để thịt hun khói, trứng, bánh mì nướng, và bánh kếp vào thân hình gầy nhom của mình trong khi những người lính thì đọc mấy tờ báo mà tôi bán cho họ. Họ thường gửi trả chúng và khuyến khích tôi đem đi bán lại. Nhưng bán báo ở căn cứ khó mà thuận lợi cho tới cùng. Vài tuần sau đó, chỉ huy căn cứ gọi tôi vào văn phòng ông ấy và giải thích với giọng buồn bã và đắn đo vì an ninh trong thời chiến nên tôi không được phép bước vào căn cứ nữa. Tôi luôn nhớ những bữa ăn sáng nóng sốt, tình bạn với những người lính, và khoản thu nhập tăng thêm của mình.

Căn cứ này về sau trở thành sân bay Torrance, nhằm tưởng nhớ đến Louis Zamperini mà đổi thành Zamperini Field, ông là tù nhân chiến tranh Nhật Bản.

Mỗi chặng giao báo có khoảng 100 điểm dừng, với từng ấy công việc chúng tôi được trả khoảng 25 đô la một tháng (nhân lên 12 để tương đương với thời giá năm 2014). Đây là một khoản tiền đáng kinh ngạc với một đứa trẻ 11 tuổi. Tuy nhiên, số tiền mang về nhà của chúng tôi thường ít hơn, do chúng tôi phải thu tiền từ khách hàng của mình và bất kỳ sự hao hụt nào đều sẽ bị khấu trừ vào khoản tiền chúng tôi được nhận. Tiền mua báo định kì thì khoảng tầm 1,25 đô la hay 1,50 đô la mỗi tháng lại có những người lười biếng vô công rỗi nghề không có tiền cố tình lờ đi khoản nợ, nhiều người khác từ chối trả tiền, và một số người chỉ trả một phần do bị nhỡ số báo vậy nên khoản tiền của chúng tôi thường giảm đi đáng kể. Chúng tôi thu tiền sau giờ học vào buổi trưa hoặc chiều tối và hay phải quay lại nhiều lần với những người vắng nhà hoặc không có tiền. Tôi dành hầu hết những gì mình kiếm được cho mẹ để bà có thể mua tem tiết kiệm cho tôi tại bưu điện. (Tem tiết kiệm là tem do chính phủ hoặc cơ quan nhà nước phát hành nhằm tạo một nơi tích lũy tiền tiết kiệm. Phần tích lũy được có thể sử dụng để thực hiện giao dịch mua trái phiếu tiết kiệm hoặc trả hóa đơn sắp tới – chú thích của người dịch).

Tem tiết kiệm được chính phủ Mỹ phát hành những năm Chiến tranh thế giới thứ 2
Tem tiết kiệm được chính phủ Mỹ phát hành những năm Chiến tranh thế giới thứ 2

Những cuốn sổ nhỏ của tôi, khi chúng đạt 18,75 đô la, đã được đổi thành trái phiếu chiến tranh đáo hạn trong vài năm với giá 25 đô la. Khi đống trái phiếu của tôi tăng trưởng, việc đến trường đại học bắt đầu có vẻ khả thi. Nhưng sau đó người giám sát khu vực của tôi từng bước cắt giảm tiền lương giao báo theo chặng của chúng tôi – để ông ta có thể giữ phần nhiều hơn cho riêng mình.

Chúng tôi hiểu rằng khi ký kết hợp đồng nếu chúng tôi tiếp tục làm tốt công việc của mình, chúng tôi sẽ nhận được khoản thanh toán đầy đủ và họa hoằn thì có thể tăng chút đỉnh. Bây giờ, ông chủ đang cuỗm lấy một phần lương của chúng tôi chỉ đơn giản vì ông có thể ra đi với nó. Điều này là không công bằng nhưng đám trẻ con chúng tôi thì có thể làm được gì?

Những Hiệp sĩ bàn tròn của Vua Arthur (Hiệp sĩ bàn tròn là một tập hợp của 28 nhân vật phò tá vua Arthur đi tìm chén Thánh – chú thích của người dịch, nguồn Wiki) có thể chịu đựng được điều này không? Không! Vậy nên chúng tôi đã hành động.

Tụi bạn và tôi đình công chống lại tờ Examiner. Người giám sát của chúng tôi, một người đàn ông béo phì luôn chảy mồ hôi tầm 50 tuổi, với mái tóc đen thưa và bộ đồ nhàu nhĩ, buộc phải đưa báo đến mười tuyến đường trong chiếc Cadillac màu đen. Sau vài tháng kể từ ngày hôm đấy, chiếc xe của ông bị hỏng, báo không giao được, và ông ta đã bị thay thế. Trong thời gian đó, tôi đã sẵn sàng ký với tờ Los Angeles Daily News. Không giống như Examiner, đây là một tờ báo buổi chiều vì vậy tôi có thể bù đắp những năm thiếu thốn giấc ngủ của mình. Khi tôi đưa báo vào chiều thứ ba tươi đẹp, ngày 14 tháng 8 năm 1945, mọi người đột nhiên đổ ra từ nhà họ, ăn mừng nhiệt liệt. Thế chiến thứ hai đã kết thúc. Đó chính là ngày sinh nhật lần thứ 13 của tôi và đó là lễ kỷ niệm duy nhất! 

… Một thời gian ngắn trước khi lên đường học đại học, tôi hay tin mẹ tôi đã bán toàn bộ số trái phiếu chiến tranh có được từ khoản tiền tôi giao báo để lấy tiền mặt và chi xài. Sự bội ước ngoài mong đợi của bà tạo ra một vách ngăn cảm xúc khiến chúng tôi xa cách nhau trong nhiều năm, và nó đã khiến tôi luôn lo lắng làm thế nào mình có thể tự mình xoay sở chi phí khi học đại học. Tôi sống sót với học bổng, công việc bán thời gian, và 40 đô la một tháng tiền trợ cấp trong năm đầu tiên từ bố tôi. Tôi có được chưa tới 100 đô la mỗi tháng, bao gồm tất cả mọi chi tiêu cho: sách, học phí, thức ăn, nơi ở, và quần áo. Vào những ngày chủ nhật, khi nhà trọ của tôi không cung cấp thức ăn, tôi đi đến nhà thờ có tu viện, nơi tôi lấp đầy bao tử bằng sô-cô-la nóng và bánh donut miễn phí.”

Trích từ chương 1: Yêu thích việc học hỏi sách – Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường

 

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall – Edward Thorp

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐẶT SÁCH

 

Các viết cùng chủ đề