Câu chuyện kinh doanh về một biểu tượng của Canada – Tim Hortons
“Vào ngày đầu tiên đặt chân đến xứ sở lá phong, tôi đã được một người bạn bản xứ dẫn đi ăn sáng. Anh ta dẫn tôi đến một quán ăn, nơi mà tôi đã bị thu hút bởi màu đỏ chủ đề, cùng với dòng chữ to bên trên lối ra vào: Tim Hortons. Một buổi sáng tấp nập, hàng người đứng xếp hàng dài không ngớt với những tiếng gọi đồ. Ngay khi bước chân vào xếp hàng, tôi cảm thấy bầu không khí ấm áp, thân thiện khiến cho ai cũng cảm thấy được chào đón, bao gồm tôi vào ngày đầu tiên đến một nơi xa lạ. Hóa ra đây là Tim Hortons, và đây là Canada.”
Tim Hortons là một chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh, chủ yếu chuyên về cà phê, bánh donuts và một số loại đồ ăn khác. Thành lập vào năm 1964 dưới tên của vận động viên khúc côn cầu Tim Horton, khi đó nơi đây là một cửa hàng bán bánh donuts. Qua nhiều năm thay đổi và chuyển dời, đến năm 2014, Burger King đã mua lại Tim Hortons với giá 11.4 tỉ đô-la Mỹ. Tim Hortons hiện này là chuỗi nhà hàng dịch vụ nhanh lớn nhất tại Canada, với tổng cộng 4864 cửa hàng tại 14 quốc gia (2018) và trụ sở chính tại thành phố Toronto.
1. Sự khởi đầu của Tim Hortons
Cửa hàng đầu tiên của chuỗi thức ăn nhanh này được mở vào năm 1964, tại Hamilton, Ontario dưới cái tên “Tim Horton Donuts”. Những chiếc bánh donuts tươi được làm ngay tại cửa hàng đã thu hút được lượng lớn khách hàng. Trong thời gian từ 1965 đến 1991, cơ sở bán donuts của Tim Hortons đã lên tới con số 500. Một khởi đầu đầy hứng khởi nhưng cũng không kém phần hung hăng của thương hiệu donuts, khi đó Ron Joyce, một người bạn của Tim, điều hành sau khi Tim Horton qua đời trong một vụ tai nạn.
Sự mợ rộng đầy táo tợn này của “Tim Horton Donuts” đã thay đổi phần lớn bộ mặt của cửa hàng bán cà phê và donuts tại Canada lúc bấy giờ.
2. Lạc lối về bản sắc
Vào giữa thập niên 90, Tim Hortons đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Họ cảm thấy mình cần hiểu được lí do đằng sau sự thành công của mình. Mọi người nhận ra thương hiệu của mình bằng cách nào? Liệu chúng ta đã tạo ra ấn tượng nào cho họ? Điều đó dẫn đến một câu hỏi lớn: Tại sao người dân Canada lại yêu Tim Hortons?
Ron Buist, giám đốc marketing của hãng đã quyết định tìm cho ra câu trả lời. Ông thuê một công ty nghiên cứu để tổ chức một cuộc khảo sát toàn quốc. Trên các thành phố khắp đất nước Canada, nam giới và nữ giới thuộc nhân khẩu học khác, những người đã có thói quen uống cà phê, đã được phỏng vấn và khảo sát. Họ nói về hương vị, sự tươi mới của cà phê, về giá rẻ, về một sự ổn định về chất lượng ngày qua ngày. Nhưng trên hết, đa số kể về những câu chuyện. Khách hàng của Tim Hortons đã xây dựng một nghi thức, một tập quán – một nghi thức mà họ trân trọng từng chút một mỗi ngày, cũng như cốc cà phê mỗi ngày của Tim Hortons.
Chính nhờ yếu tố trên, Tim Hortons đã làm nên một trong những chiến dịch quảng cáo thành công nhất của mình trong thời gian đó. Lilian, một phụ nữ lớn tuổi đến từ Nova Scotia, hàng ngày vẫn đến cửa hàng Tim Hortons gần nhất và gọi cho mình một cốc Double Double (2 lần đường, 2 lần sữa). Sau lần phỏng vấn với người phụ nữ này, Buist đã say mê với giai thoại giản dị đó. Chính hình ảnh đó đã được sử dụng cho chiến dịch quảng cáo mà được cho rằng đã thâu tóm hình tượng thường ngày của người dân Canada. Lilian đã trở thành một ngôi sao quảng cáo truyền hình và được phát sóng khắp đất nước vào năm 1997. Điều này đã khẳng định được danh tiếng của thương hiệu, như là một phong tục của xứ sở lá phong. “Tim Hortons đã dành hàng thập kỉ để nuôi dưỡng hình ảnh của mình, một sợi chỉ không thể thiếu nhằm kết nối cuộc sống giữa mỗi con người”.
3. Tiếp tục mở rộng
Với việc mạnh mẽ khẳng định được bản sắc của mình, Tim Hortons tiếp tục công cuộc mở rộng và xây dựng quy mô lớn hơn bao giờ hết.
Những cửa hàng Tim Hortons ngày mọc một nhanh với một tốc độ đáng kinh ngạc. Không lâu sau chiến dịch marketing thành công, họ đã soán ngôi McDonald’s và trở thành hãng thực phẩm dịch vụ lớn nhất Canada. Vào 2005, Tim Hortons đã sở hữu gấp đôi số cửa hàng so với McDonald’s tại Canada, đồng thời doanh thu cũng đã vượt mặt gã khổng lồ bán đồ ăn nhanh vào năm 2002.
Dưới áp lực trên, vào cuối năm 2005, Wendy’s (trước đó đã mua lại Tim Hortons) thông báo sẽ bán lại 15 đến 18% quyền sở hữu Tim Hortons trong một cuộc IPO. Wendy’s đã cho biết việc sức cạnh tranh với Wendy’s tăng lên không ngừng từ Tim Hortons, cộng với việc doanh nghiệp này ngày một tự chủ đã tạo nên áp lực từ phía nhà đầu tư, buộc họ phải giải phóng Tim Hortons.
Ngày 24 tháng 3 năm 2006, cổ phiếu của công ty được niêm yết với giá 27 CAD một cổ, và đã thu được về 700 triệu đô trong ngày đầu lên sàn. Ngày 24 tháng 9 năm 2006, Wendy’s đã bán ra nốt 82% quyền sở hữu Tim Hortons còn lại ra công chúng. Tới tháng 3 năm 2006, Tim Hortons đã chiếm đến 76% thị phần bánh nướng tại Canada, cùng với đó là 62% thị phần cà phê.
Vào ngày 24 tháng 8 năm 2014, hãng đồ ăn nhanh của Mỹ Burger King thông báo đã đạt được thỏa thuận với Tim Hortons và xác nhận sẽ xác nhập hãng đồ ăn nhanh Canada với giá 18 tỉ đô.
4. Cho đến ngày nay
Tim Hortons đã quyết định chen chân vào thị trường Mỹ từ những năm đầu. Đến năm 2016, Tim Hortons có 683 cửa hàng tại Mỹ với doanh thu hàng năm là 3 triệu đô.
Tháng 5 năm 2018, Viện nghiên cứu Danh tiếng thông báo thương hiệu của Tim Hortons đã tụt xuống hạng 67 (từ hạng 13) trong bảng xếp hạng những công ty danh giá nhất Canada. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn được đánh giá là có độ uy tín cao.
Từ tháng 10 năm 2018, Tim Hortons đã bắt đầu thiết lập những ki-ốt tự phục vụ ở một số nơi trên tỉnh Ontario. Tháng 2 năm 2019, Tim Hortons bắt đầu mở rộng ki-ốt tự phục vụ trải dài trên đất nước Canada.
Nguồn: Sưu tầm
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách “Gối đầu giường” dành cho doanh nhân kinh doanh đột phá 2020
ĐẶT MUA