Charlie Munger: Sự nguy hiểm của chứng khoán phái sinh
Hãy cân nhắc điều này: không một ai – đúng vậy, không một ai trong chính phủ, giới học viện hay trong các ngân hàng thực sự thấy rõ nguy hiểm ẩn giấu bên trong bong bóng tài chính (chứng khoán phái sinh) lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến.
“Nếu bạn khôn khéo kinh doanh chứng khoán phái sinh, nó giống như lấy cắp giấy phép, bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao tất cả họ đều muốn kinh doanh nó… Nhưng việc mọi người liều lĩnh với nhau đem đến lợi nhuận gì? Tôi đã sống trong một thế giới với tỉ lệ chơi cờ bạc thấp qua hàng thập kỷ khi còn trẻ và tôi thích điều đó hơn rất nhiều. Tôi nghĩ điều này tốt hơn cho đất nước. Họ như thể hàng ngàn tay bạc chuyên nghiệp. Nhưng họ đã làm được điều gì tốt đẹp cho mọi người?”
– Charlie Munger –
Vấn đề của việc kinh doanh chứng khoán phái sinh đó là rất khó để các ngân hàng có thể tự kiểm soát bản thân trong hoàn cảnh họ có thể dễ dàng kiếm được hàng triệu đô la. Họ có xu hướng bị cuốn hút quá mức và dần dần vướng phải vấn đề nghiêm trọng. Nếu tình hình thực sự tồi tệ, họ có thể thổi bay cả hệ thống tài chính, nhấn chìm thị trường giao dịch cổ phiếu, phá hủy nền kinh tế và khiến khiến hàng triệu người thất nghiệp.
Theo lời Paul Wilmott – tiến sĩ ngành toán học ứng dụng tại Đại học Oxford, giá trị phỏng đoán của thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới đã đạt đến 1,2 triệu tỉ đô la (một con số phi thường, tương đương 1.200 nghìn tỷ đô la). Con số này gấp khoảng 20 lần so với 60 nghìn tỉ đô la mà nền kinh tế thế giới đạt được. Hiện nay, thị trường chứng khoán phái sinh đã mở rộng 20% so với 2008, lần gần đây nhất xảy ra khủng hoảng kinh tế cũng bao gồm cả chứng khoán phái sinh. Và hành động nào của ngân hàng Mỹ bị phơi bày thông qua rủi ro chứng khoán phái sinh? Hãy cân nhắc điều này: JPMorgan Chase có tổng tài sản là 2 nghìn tỉ đô la và tổng rủi ro của chứng khoán phái sinh lên đến hơn 52 nghìn tỷ đô la; Ngân hàng Hoa Kỳ có 1,6 nghìn tỉ đô la tổng tài sản và tổng rủi ro của chứng khoán phái sinh đạt 26,6 nghìn tỷ đô la, Goldman Sachs có 143 tỉ đô la tổng tài sản và tổng rủi ro chứng khoán phái sinh là 44,4 nghìn tỉ đô la.
Nếu coi bạn là một ngân hàng thì đây là phần hài hước nhất: con số 1,2 triệu tỉ đô la của thị trường chứng khoán phái sinh phức tạp một cách buồn tẻ, hoàn toàn không được kiểm soát và bị các nhà giao dịch của ngân hàng thống trị. Bất cứ khi nào chính phủ Mỹ ám chỉ việc điều chỉnh lại giao dịch chứng khoán phái sinh, một đội quân những người vận động hành lang của ngân hàng tràn xuống đường phố của thủ đô Washington và ngăn chặn việc điều chỉnh đó bằng cách nhắc nhở các thành viên của Quốc Hội – những người sở hữu chứng khoán phái sinh (không phải tôi và bạn). Nhưng điều đó thậm chí còn tốt hơn. Hãy cân nhắc điều này: không một ai – đúng vậy, không một ai trong chính phủ, giới học viện hay trong các ngân hàng thực sự thấy rõ nguy hiểm ẩn giấu bên trong bong bóng tài chính lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Nguồn: 138 lời khuyên đắt giá từ ông trùm đầu tư Charlie Munger/ Tổng hợp: Happy.Live
Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (đầu tư theo phong cách Warren Bufffett, Charlie Munger)