fbpx

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI – RELATIVE STRENGTH INDEX là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một trong những chỉ báo dao động phổ biến nhất. Vậy chỉ số sức mạnh tương đối có công thức và sử dụng như thế nào? 

Bài viết dưới đây được trích từ chương 14: Nến và chỉ báo dao động trong cuốn sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị Nến Nhật

RSI khác với khái niệm Sức mạnh tương đối – Relative Strength. Sức mạnh tương đối so sánh sức mạnh tương đối của cổ phiếu, hoặc một nhóm nhỏ các cổ phiếu, với sức mạnh của ngành hoặc của chỉ số thị trường chung như Dow Jones hay S&P 500.

Tính toán chỉ số RSI

Chỉ số RSI so sánh sức mạnh tương đối của các đợt tăng giá với đợt giảm giá trong một khung thời gian nhất định.

Chín và mười bốn ngày là hai khung thời gian được sử dụng nhiều nhất.

RSI được tính toán bằng cách so sánh phần giá lên của những phiên tăng với phần giá mất vào những phiên giảm trong một khoảng thời gian cho trước.

Việc tính toán phụ thuộc vào giá đóng cửa. Công thức là:

Do đó, tính toán RSI 14 ngày bao gồm cộng tổng phần tăng trong những ngày tăng suốt 14 ngày (dựa trên việc so giá đóng cửa với nhau) và chia cho 14. Tính tương tự cho những ngày giảm.

Các số liệu này cung cấp giá trị của sức mạnh tương đối – RS này sau đó được đưa vào công thức tính RSI.

Công thức RSI này chuyển đổi dữ liệu của RS để nó trở thành một chỉ số có phạm vi từ 0 đến 100.

Chỉ số sức mạnh tương đối RSI - RELATIVE  STRENGTH INDEX là gì?  - Happy Live

Sử dụng RSI

Hai ứng dụng chính của RSI là chỉ báo quá mua/quá bán và là công cụ để theo dõi phân kỳ.

Là một chỉ báo quá mua/quá bán, chỉ số RSI cho biết thị trường ở trạng thái quá mua nếu nó lên phần trên của dải dao động (nghĩa là trên 70%).

Tại thời điểm đó, thị trường dễ kéo ngược hoặc chuyển sang giai đoạn tích lũy.

Ngược lại, ở phần dưới của dải RSI (thường dưới 30%), nó phản ánh tình trạng quá bán.

Trong môi trường như vậy, có khả năng xuất hiện nhịp giá do mua lại vị thế bán khống.

Là công cụ theo dõi phân kỳ, tính toán RSI rất hữu ích khi giá tạo đỉnh cao mới trong nhịp tăng nhưng RSI lại không thể tạo ra mức cao mới.

Điều này được gọi là phân kỳ âm và là tín hiệu tiêu cực tiềm tàng.

Phân kỳ dương xảy ra khi giá tạo đáy mới, nhưng RSI thì không. Phân kỳ có ý nghĩa hơn khi RSI nằm trong vùng quá mua hoặc quá bán.

Cách sử dụng đường trung bình động đơn giản (MA)

Happy Live Team

Trích sách Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị Nến Nhật

 

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề