fbpx

Bollinger Bands kết hợp thanh khoản: Xác định thời điểm giá cổ phiếu tăng bùng nổ

Nhà đầu tư hãy nắm chắt điều này, đa phần thời gian giá cổ phiếu đều đi ngang, chỉ một thời gian ngắn là nó có xu hướng. Trong giai đoạn đi ngang – tích lũy của thị trường, nhà đầu tư thường rất khó để mua bán kiếm lời. Chỉ trong khi thị trường đang có xu hướng tăng, chúng ta ai cũng ấm. Vấn đề là làm sao biết được khi nào thị trường sẽ chuyển từ giai đoạn tích lũy sang giai đoạn tăng mạnh mẽ. Câu trả lời Happy Live sẽ giải đáp trong bài viết này.

Việc xác định được thị trường khi nào sẽ bùng nổ không phải là khó, nhưng chúng ta cần hiểu rõ những công cụ liên quan, cụ thể là Bollinger Bands và thanh khoản.

Tại sao Bollinger Bands và thanh khoản có thể định giá cổ phiếu bùng nổ

Thứ nhất, thanh khoản là một trong 2 công cụ quan trọng nhất để phân tích thị trường (công cụ còn lại là giá cả). Thanh khoản sẽ phản ánh thực tế hoạt động của thị trường, đặc biệt là dòng tiền lớn đang tham gia mua bán. Do đó, theo dõi thanh khoản biến động có thể nắm được tâm lý và hành động tiếp theo của thị trường.

Thứ hai, Bollinger Bands là một trong những công cụ dùng để đo độ biến động của thị trường hay nhất. Khi độ biến động của giá mạnh, hai biên sẽ phình ra, còn khi bước vào giai đoạn tích lũy, giá dao động không nhiều, hai biên sẽ co cụm lại và chuẩn bị hình thành nút cổ chai.

Một đặc tính vượt trội mà không một công cụ nào có được của Bollinger Bands chính là hiện tượng thắt nút cổ chai. Nhờ công cụ này chúng ta có thể biết được khi nào là thời điểm kết thúc của giai đoạn tích lũy và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn bùng nổ giá. Cụ thể như thế nào Happy Live sẽ tiết lộ ngay sau đây.

Phương pháp xác định thời điểm cổ phiếu tăng bùng nổ

Cổ phiếu tăng bùng nổ thường sẽ xảy ra kèm với thanh khoản cao và hiện tượng bung nút cổ chai. Đó chính là cốt lõi của phương pháp này.

Cụ thể hơn, trước tiên, ta nên tìm những mã cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy. Giai đoạn tích lũy có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy theo đặc tính từng mã. Cuối giai đoạn tích lũy, giá thường dao động với biên độ cực hẹp, hai biên của Bollinger Bands sẽ co lại cực tiểu (thắt nút cổ chai). Giá không giảm nhiều mà thanh khoản thì cạn dần. Đó là những dấu hiệu giá đi vào cuối giai đoạn tích lũy.

Chúng ta sẽ chờ cho đến khi giá breakout (tăng phá vỡ biên độ dao động hẹp) tăng mạnh lên. Lúc này thanh khoản sẽ tăng đột biến cùng với giá, kèm theo đó, giá bung nút cổ chai, bám sát đường biên trên của Bollinger Bands. Đây là dấu hiệu giá đã thoát khỏi giai đoạn tích luỹ, bước vào giai đoạn tăng trưởng. Vào thời điểm này, chúng ta có thể mua được cổ phiếu để nương theo xu hướng tăng của thị trường.

Sau đây là một ví dụ về giá tăng bùng nổ sau giai đoạn tích lũy:

bollinger-bands-ket-hop-thanh-khoan-xac-dinh-thoi-diem-gia-co-phieu-tang-bung-no-happy-live-1

Mã cổ phiếu VCB đầu năm 2019 đã có một đợt tích luỹ vài tuần trước khi bùng nổ giá. VCB đã thể hiện đầy đủ những dấu hiệu trước khi bùng nổ. Nhà đầu tư có thể nghiên cứu và tìm những mã cổ phiếu tương tự vì dựa vào những dấu hiệu này, chúng ta có thể tìm được những mã cổ phiếu sắp sửa bùng nổ với xác suất rất cao đấy.

Sau đây là một ví dụ khi giá có tích luỹ khi không bung nút cổ chai đi lên, do đó nên chúng ta không thể mua được

bollinger-bands-ket-hop-thanh-khoan-xac-dinh-thoi-diem-gia-co-phieu-tang-bung-no-happy-live-2

Lưu ý, anh em có thể kết hợp thêm chỉ số sức mạnh tương đối Relative Strength để xác định dòng tiền có đang vào mã cổ phiếu trong giai đoạn tích luỹ hay không. Từ đó tăng thêm xác suất thành công cho chiến lược. Qua bài chia sẻ này, mong đem lại nhiều kiến thức giá trị đến với độc giả về phương pháp Bollinger Bands.

Nguồn: kakata

Có thể bạn quan tâm: Cách thức áp dụng chỉ báo dải băng Bollinger trong đầu tư

Bollinger on Bollinger Bands

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề