fbpx

Tại sao nhà đầu tư cần am hiểu về “Sức Mạnh Tương Đối” – RSI

Sức mạnh tương đối là một cách khác để hiểu hành động và niềm tin của những người tham gia trên các thị trường liên quan.

Ý tưởng về sức mạnh tương đối

Mọi thứ tăng giá bởi vì nhu cầu, ít nhất là tạm thời, vượt qua cung – những chuyển động này được thúc đẩy bởi áp lực mua mạnh. Cần rất nhiều tiền để tạo ra một động thái quan trọng trong một thị trường lớn, vì vậy khi thấy một hoặc nhiều tài sản đang tăng tốt hơn bình thường, chúng ta thường cho rằng các nhà giao dịch hiểu biết đang thúc đẩy động thái đó. 

Đó cũng chính là ý tưởng của phân tích kỹ thuật: lực mua và lực bán mạnh sẽ phải để lại dấu vết ở các mô hình giá. 

Những mô hình này có thể phức tạp và thường bị che khuất bởi nhiễu động xung quanh, nhưng nếu hiểu được chúng, chúng ta có thể hiểu các công ty lớn trên thị trường đang làm gì và cách họ nhận định tương lai. Nếu theo dõi một nhóm các thị trường liên quan, chúng ta thường sẽ thấy có những thị trường mạnh hơn phần còn lại với một hay hai thị trường vượt trội dẫn đầu, ngược lại, một số chậm chạp bị tụt lại phía sau. 

Phần lớn tài liệu về sức mạnh tương đối xuất phát từ các nhà giao dịch – những người có khuynh hướng mua dài hạn (nhiều người thậm chí không bao giờ bán khống) – cố gắng xác định các cổ phiếu dẫn đầu thị trường, nhưng phương pháp này cũng có ưu và nhược điểm. Trong thị trường gấu, có thể xác định những cổ phiếu có sức mạnh tương đối dẫn đầu xu hướng giảm và những cổ phiếu “tụt lại” chống lại việc bán tháo. Đừng nhầm lẫn các thuật ngữ – các cổ phiếu có sức mạnh tương đối dẫn đầu xu hướng dù đó là xu hướng tăng hay giảm.

Một nguyên tắc chung:

Tại sao nhà đầu tư cần am hiểu về “Sức Mạnh Tương Đối”

Nếu bạn đang giao dịch dựa vào sức mạnh tương đối, bạn nên mua thị trường mạnh nhất trong xu hướng tăng và bán khống thị trường yếu nhất trong xu hướng giảm. Hãy cẩn thận, bởi vì nhiều nhà giao dịch cho rằng làm ngược lại có vẻ hấp dẫn. Họ sẽ tập trung vào việc mua các thị trường yếu hơn trong xu hướng tăng, với lý do là chúng rẻ và còn nhiều dư địa tăng giá.  

Đây là bản chất của con người, nhưng, thật không may, đây thường là một trò chơi sai lầm. Việc mua những thứ đã tăng giá cao hơn mức trung bình (đây là định nghĩa về một người dẫn đầu thị trường) là một điều khó hiểu và hơi phản trực giác, nhưng hãy chống lại cám dỗ đi tìm giá rẻ nhất khi dựa vào sức mạnh tương đối. Mua vào những thị trường có tích lũy và hỗ trợ tốt nhất, bán khống những thị trường đang bị phá giá là sự lựa chọn tốt hơn nhiều.

Lưu ý khi lên kế hoạch giao dịch có hệ thống dựa trên sức mạnh tương đối

Nếu muốn phát triển kế hoạch giao dịch có hệ thống dựa trên sức mạnh tương đối:

–  Bạn cũng cần phải xem xét tác động của trở về trung bình. Liên tục mua vào các thị trường mạnh nhất thường sẽ khiến bạn mua phải các thị trường mở rộng quá mức đã sắp đảo chiều tạm thời ít nhất một lần. 

– Tùy vào cách cân bằng danh mục đầu tư và cách khớp lệnh thực sự của bạn, sau đó bạn có thể xoay tua những thị trường dẫn đầu mới sau khi đã cắt lỗ các thiết lập đầu tiên, và lặp lại quá trình này miễn là vốn cho phép.

– Xây dựng hệ thống dựa trên sức mạnh tương đối hoàn toàn khả thi, nhưng những vấn đề này phải được giải quyết trong quá trình phát triển và phải có cách kiểm tra lại phù hợp.

Một bài học cho các nhà giao dịch tùy biến: 

Mặc dù có thể bạn muốn tập trung nhiều vào các cổ phiếu có sức mạnh tương đối dẫn đầu, nhưng mua chúng một cách mù quáng có lẽ không phải là con đường dẫn đến thành công.

Những cách theo dõi sức mạnh tương đối để chắc chắn bạn đang quá lạm dụng ý tưởng này đã được giải thích cụ thể trong quyển sách “The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán”.

Trích quyển sách “The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

Phân tích kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa KHOA HỌC và NGHỆ THUẬT

trong đầu tư chứng khoán

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề