Chiến lược bí ẩn đằng sau sự trỗi dậy toàn cầu của TikTok
Giao diện dễ sử dụng kết hợp tin tức, nguồn giải trí mới cùng sức mạnh AI để kết nối chính xác với người dùng đã mang đến thành công nhanh chóng cho TikTok.
Rất ít công ty khởi nghiệp công nghệ “cất cánh” nhanh như ByteDance, công ty tạo ra ứng dụng video 15 giây rất phổ biến – TikTok. Chỉ trong hai năm, TikTok đã nổi lên so với các công ty đối thủ như Netflix, YouTube, Snapchat và Facebook với hơn một tỷ lượt tải xuống ở 150 thị trường trên toàn thế giới và 75 ngôn ngữ khác nhau.
Trên ứng dụng, các video tự làm về tất cả mọi thứ, từ hài kịch đến hát nhép cho đến các mẹo chải lông cho chó mà người dùng tạo và chia sẻ trên điện thoại của họ. Nội dung lộn xộn, ngớ ngẩn, chuyển động nhanh đã thu hút khán giả trẻ trên toàn thế giới.
Do ít cần đến dịch thuật, TikTok đã vượt xa các ứng dụng thành công khác của Trung Quốc như Tencent, WeChat,…
Zhang Yiming, doanh nhân sáng lập ByteDance đang chứng minh rằng họ có thể thành công trên phạm vi quốc tế chứ không chỉ Trung Quốc. Chiến lược về các phiên bản kép của Tik Tok – một cho thị trường bị kiểm duyệt internet của Trung Quốc và một phiên bản khác cho các nước còn lại trên thế giới – có thể trở thành mô hình mới cho các công ty nội dung số khác đang nhắm đến phạm vi toàn cầu. Câu chuyện của họ cũng có thể đưa ra bài học cho các công ty khác.
Ngay từ đầu, Zhang, cựu kỹ sư của Microsoft đã có mục tiêu điều hành một công ty toàn cầu. Zhang là một trong những thế hệ lãnh đạo công nghệ Trung Quốc với tầm nhìn quốc tế. Ông nhận cảm hứng từ thành công ban đầu của những người tiên phong trong công nghệ của Trung Quốc vào cuối những năm 1990 như Robin Li của Baidu, Jack Ma của Alibaba hay Pony Ma của Tencent. ByteDance có mức định giá 78 tỷ USD ─ một trong 86 con “kỳ lân” của Trung Quốc năm 2018.
Những người ủng hộ công ty như Sequoia Capital China, Softbank Group, nhà đầu tư Hoa Kỳ KKR, Hillhouse Capital và đơn vị liên doanh SIG Châu Á. Trên phạm vi toàn cầu, ByteDance có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể gặp phải sự ngờ vực và giám sát ngày càng cao, đặc biệt là khi mối lo ngại về an ninh đã bao trùm gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei với việc sẵn sàng ra mắt mạng tốc độ cao thế hệ thứ năm trên phạm vi quốc tế.
Vào tháng 8 năm 2012, 5 tháng sau khi thành lập ByteDance, Zhang đã ra mắt ứng dụng di động đầu tiên, Toutiao hay Today’s Headlines (Tin hot hôm nay), một nguồn cấp tin tức hàng ngày được quản lý bởi AI được cá nhân hóa cho người dùng.
Năm 2016, Zhang đã thêm vào dòng sản phẩm của mình bằng cách giới thiệu một ứng dụng chia sẻ video, Douyin cho thị trường Trung Quốc. Ông đã tung ra một ứng dụng toàn cầu tương tự với ứng dụng chia sẻ video Douyin, lấy tên là TikTok, vào năm 2017.
Cùng năm đó, ByteDance đã trả khoảng 900 triệu USD để mua lại Music.ly, một ứng dụng video xã hội có trụ sở tại Thượng Hải với hơn 200 triệu người dùng trên toàn thế giới và một lượng lớn người theo dõi ở Hoa Kỳ. Thỏa thuận này đã kết hợp công nghệ của TikTok với sự đổi mới sản phẩm của Music.ly để đánh trúng vào nhu cầu và thị hiếu của người dùng ở phương Tây.
Sau khi ByteDance mang Musical.ly vào guồng của TikTok và đổi thương hiệu thành một ứng dụng duy nhất dưới tên TikTok vào tháng 8 năm 2018, ứng dụng kết hợp này đã ngay lập tức thu hút được khoảng 30 triệu người dùng mới chỉ trong vòng ba tháng. Ứng dụng kiếm tiền thông qua quảng cáo và bán hàng hóa ảo như biểu tượng cảm xúc và nhãn dán cho người hâm mộ. Giao diện dễ sử dụng kết hợp tin tức, nguồn giải trí mới cùng sức mạnh AI để kết nối chính xác với người dùng thay đã mang đến thành công nhanh chóng cho TikTok.
Những nội dung cây nhà lá vườn đang trở nên thịnh hành, đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn Trung Quốc, Ấn Độ và các thị trường bị hạn chế các nguồn giải trí. Ở Trung Quốc, các thành phố nhỏ hơn và vùng nông thôn, nơi mà các phương tiện truyền thông thuộc sở hữu nhà nước chiếm ưu thế, thì các ứng dụng nội dung mới mẻ như TikTok đặc biệt phổ biến.
Các ứng dụng được hỗ trợ bởi AI tại ByteDance trở nên cực kỳ phổ biến ở phương Tây. TikTok sử dụng thuật toán ứng dụng để quyết định xem video nào sẽ hiển thị cho người dùng, hoàn toàn đưa ra nguồn cấp dữ liệu của họ và tìm hiểu sở thích của họ khi nhiều người sử dụng nó. Ứng dụng này khác với Facebook, Netflix, Spotify và YouTube, nó dùng AI để đề xuất các bài đăng thay vì gửi dữ liệu trực tiếp đến người dùng.
Công ty tích cực tìm kiếm xu hướng nội dung quốc tế từ một văn phòng ở Los Angeles. Trong vài năm qua, ByteDance đã nhanh chóng mua Flipagram, một ứng dụng tạo video và hình ảnh cho các clip âm nhạc và đầu tư 50 triệu USD vào Live.me, một ứng dụng phát trực tiếp, phần lớn thuộc sở hữu của nhà phát triển ứng dụng di động Trung Quốc Cheetah Mobile. Ngoài ra, ByteDance cũng mua lại News Republic, một dịch vụ tổng hợp tin tức di động toàn cầu có trụ sở tại Pháp, từ Cheetah Mobile với giá 86,6 triệu đô la.
Ngoài ra, ByteDance mua lại News Republic, một dịch vụ tổng hợp tin tức di động toàn cầu có trụ sở tại Pháp, từ Cheetah Mobile với giá 86,6 triệu USD. ByteDance đã cố gắng mua một lượng lớn cổ phần của trang tổng hợp tin tức xã hội Hoa Kỳ – Reddit nhưng đã thất bại trước thỏa thuận 300 triệu USD của Tencent.
Facebook phải đối mặt với một đối thủ toàn cầu đáng gờm từ Trung Quốc – TikTok. Năm 2018, dữ liệu của SensorTower cho thấy TikTok xếp thứ 4 trên toàn thế giới cho danh sách ứng dụng phi trò chơi được tải xuống nhiều nhất, ở mức 663 triệu chỉ sau Facebook là 711 triệu.
Sự xâm nhập của TikTok vào Ấn Độ cũng như cộng đồng dân số trẻ, am hiểu về công nghệ chính là lý do lớn khiến xếp hạng tăng vọt. Khoảng ¼ lượt tải xuống của TikTok là đến từ Ấn Độ. TikTok đã có thêm 188 triệu lượt tải xuống trong quý đầu tiên của năm 2019, vượt qua Facebook chỉ đạt ở mức 176 triệu, nhưng sau WhatsApp có mức tải 224 triệu và Messenger là 209 triệu.
Vào cuối năm 2018, Facebook đã ra mắt phiên bản video định dạng ngắn của riêng mình, Lasso, được coi là một bản nhái của TikTok. Đối tượng là tuổi thiếu niên, Lasso chỉ có thể được truy cập thông qua Facebook hoặc Instagram và cho đến nay chỉ giới hạn quyền truy cập ở Hoa Kỳ. Theo SensorTower, Lasso đã được tải xuống bởi 70.000 người dùng Hoa Kỳ trong vòng 4 tháng kể từ khi ra mắt vào tháng 11 so với gần 40 triệu người dùng tải TikTok trong cùng khoảng thời gian.
Sự tăng trưởng của TikTok cũng mang đến một loạt các vấn đề pháp lý. Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã giáng một đòn xuống TikTok với mức phạt 5,7 triệu USD vì không nhận được sự đồng ý của phụ huynh trước khi thu thập tên, địa chỉ email và thông tin cá nhân của người dùng trẻ em dưới 13 tuổi.
Tại Ấn Độ, các nhà lập pháp đã nhanh chóng cấm tải ứng dụng này trên Apple và Android vào tháng Tư vừa qua để hạn chế “sự xuống cấp văn hóa” của giới trẻ. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ vài tuần sau đó khi các luật sư của ByteDance lập luận thành công rằng hệ thống của họ sàng lọc nội dung gây khó chịu và không cho các video khỏa thân hiển thị và sẽ liên tục nâng cấp để xác định các video gây phiền phức và phát triển các khuyến nghị nội dung cá nhân hóa hơn.
Nguồn: CafeBiz, biên tập: HappyLive
Có thể bạn quan tâm: TỦ SÁCH KHỞI SỰ – KHỞI NGHIỆP – LÀM GIÀU