fbpx

Chiến Lược mẫu hình ABCD cho giao dịch trong ngày

Mẫu hình ABCD là mẫu hình cơ bản nhất và dễ giao dịch nhất, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu và nhà giao dịch trong ngày trung bình.

Mẫu hình ABCD là mẫu hình cơ bản nhất và dễ giao dịch nhất, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu và nhà giao dịch trung bình. Mặc dù đơn giản và đã được biết đến từ lâu, nhưng ABCD vẫn hoạt động rất hiệu quả vì nhiều nhà giao dịch vẫn đang giao dịch theo nó. Như đã đề cập trước đó, nó có hiệu ứng tiên tri tự hoàn thành. Bạn nên làm bất cứ điều gì tất cả các nhà giao dịch khác đang làm bởi vì xu hướng chính là bạn của bạn. Và một xu hướng rất có thể chính là bên bán duy nhất mà bạn có. 

Hướng dẫn giao dịch trong ngày theo mẫu hình ABCD dựa trên ví dụ cụ thể 

Hãy xem mô hình ABCD này trong Hình 7.1:

Mẫu hình ABCD bắt đầu với một động thái đi lên mạnh mẽ. Bên mua đang ráo riết mua cổ phiếu từ điểm A và giá đạt mức cao mới liên tục trong ngày (điểm B). Bạn muốn nhảy vào tham gia giao dịch, nhưng tôi khuyên bạn không nên đuổi theo giao dịch này, vì tại điểm B, giá đã mở rộng và cao. Ngoài ra, bạn cũng không thể tìm được điểm dừng lỗ tốt. Bạn không bao giờ được tham gia một giao dịch mà không biết điểm dừng lỗ của bạn ở đâu.

Tại điểm B, các nhà giao dịch đã mua cổ phiếu trước đó bắt đầu từ từ bán ra để kiếm lợi nhuận và giá cổ phiếu giảm. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tham gia giao dịch này ngay vì bạn không biết chính xác nơi mà đáy sẽ hình thành. Tuy nhiên, nếu bạn thấy rằng giá không giảm nữa từ một mức nhất định, ví dụ như điểm C, điều đó có nghĩa là cổ phiếu đã tìm thấy một mức hỗ trợ tiềm năng. Do đó, bạn có thể lập kế hoạch giao dịch và thiết lập các điểm dừng lỗ, điểm chốt lời. 

Hình 7.1 phía trên là biểu đồ của cổ phiếu Ocean Power Technologies Inc. (mã: OPTT) vào ngày 22 tháng 7 năm 2016, khi họ thông báo ký kết một hợp đồng mới trị giá 50 triệu đô la để đóng con tàu mới . 

(Đây được xem là yếu tố chất xúc tác cơ bản, bạn có thể tham khảo thêm ở chương 2 ấn phẩm Kỹ thuật giao dịch để kiếm tiền hàng ngày trên thị trường chứng khoán)

Cổ phiếu đã tăng từ 7.7 đô la (điểm A) lên 9.4 đô la (điểm B) vào khoảng 9:40 sáng. Tôi, cùng với nhiều nhà giao dịch khác không hề nghe tin tức, đã đợi tới điểm B và sau đó xác nhận rằng cổ phiếu sẽ không giảm xuống thấp hơn một mức giá nhất định (điểm C). Khi tôi thấy rằng điểm C đang giữ vai trò là mức hỗ trợ và bên mua sẽ không để giá cổ phiếu giảm xuống dưới 8.1 đô la (điểm C), tôi đã mua 1.000 cổ phiếu của OPTT gần điểm C và đặt điểm dừng của tôi ở dưới điểm C. Tôi biết rằng khi nào giá tăng cao và gần điểm B hơn thì bên mua có thể sẽ nhảy vào ồ ạt. Như tôi đã đề cập trước đây, mẫu hình ABCD là một chiến lược rất kinh điển và nhiều nhà giao dịch cá nhân tìm kiếm nó. Tôi đã mua cổ phiếu giữa các điểm B và C. Gần điểm D, khối lượng giao dịch đột ngột tăng vọt, điều đó có nghĩa là các nhà giao dịch khác đã nhảy vào. 

Điểm chốt lời của tôi là khi cổ phiếu xuống mức thấp mới trên biểu đồ 5 phút, đó là một dấu hiệu của sự suy yếu. Như bạn thấy Hình 7.1, OPTT đã có một cú tăng tốt lên tới khoảng 12 đô la và cho thấy sự suy yếu bằng việc xuống một mức thấp mới trên biểu đồ 5 phút tại khoảng 11.6 đô la. Đó là khi tôi bán toàn bộ vị thế của mình. 

Tóm tắt chiến lược giao dịch trong ngày của Andrew Aziz cho mẫu hình ABCD:

Chiến Lược mẫu hình ABCD cho giao dịch trong ngày
Hình ảnh minh họa từ Kungfu Stocks Pro

1. Khi tôi quan sát bằng bộ lọc của mình hoặc được ai đó trong phòng chat của chúng tôi khuyên rằng một cổ phiếu đang tăng từ điểm A và đạt mức cao mới trong ngày (điểm B), tôi sẽ chờ xem giá có được hỗ trợ tại mốc cao hơn điểm A hay không. Tôi gọi điểm này là C. Tôi vẫn chưa nhảy vào giao dịch ngay.

2. Tôi theo dõi cổ phiếu trong giai đoạn tích lũy của nó (tôi sẽ giải thích giai đoạn này trong chiến lược kế tiếp). Tôi chọn quy mô vị thế, điểm dừng và điểm thoát vị thế của tôi. 

3. Khi tôi thấy rằng giá đang được giữ ở mức hỗ trợ là điểm C, tôi nhảy vào giao dịch tại giá gần với điểm C với dự đoán là giá sẽ tăng lên điểm D hoặc cao hơn.

4. Điểm dừng lỗ của tôi tại dưới điểm C. Nếu giá thấp hơn điểm C, tôi bán và chấp nhận thua lỗ. Do đó, điều quan trọng là phải mua cổ phiếu gần điểm C để giảm thiểu mức thua lỗ có thể. Một số nhà giao dịch chờ và chỉ mua tại điểm D để đảm bảo mẫu hình ABCD đang thực sự hoạt động. Theo quan điểm của tôi, cách tiếp cận đó làm giảm lợi nhuận xuống và tăng rủi ro của bạn lên.

5. Nếu giá tăng cao hơn, tôi bán một nửa vị thế của mình tại điểm D và nâng điểm dừng lỗ của tôi lên cao hơn đến điểm vào của tôi (điểm hòa vốn). 

6. Tôi bán vị thế còn lại ngay khi giá mục tiêu của tôi đạt được hoặc tôi cảm thấy rằng giá đang yếu dần hoặc bên bán đang giành quyền kiểm soát hành động giá. Khi giá tạo mức thấp mới trên biểu đồ 5 phút của tôi, đó là một chỉ báo tốt rằng bên mua đã kiệt sức.

 

Có thể bạn quan tâm

KỸ THUẬT GIAO DỊCH ĐỂ KIẾM TIỀN HÀNG NGÀY

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

(HOW TO DAY TRADE FOR A LIVING) – Andrew Aziz

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề